Nghĩa của NSTP

Một phần của tài liệu Thách thức và vận hội mới của khoa học và công nghệ thế giới: Phần 2 (Trang 120 - 121)

Việc thực hiện NSTP 2 sẽ mang lại những giá trị to lớn, nó thể hiện:

- Việc thúc đẩy KH&CN và đổi mới công nghệ là một cấu phần quan trọng trong chiến lược tổng thể của quốc gia về phát triển bền vững;

- Xúc tiến các hoạt động nghiên cứu có giá trị gia tăng nào đóng góp vào việc nâng cao sức cạnh tranh, tăng cường các mối liên kết và tăng năng suất;

- Sự cộng tác mang tính kết năng giữa các khu vực Chính phủ và tư nhân, cũng như với cộng đồng KH&CN;

- Mở rộng và cải thiện cơ sở KH&CN và đảm bảo việc phát triển ra những sản phẩm và dịch vụ có sức cạnh tranh, cũng như tạo dựng năng lực NCPT và đổi mới của quốc gia;

- Thiết lập một khuôn khổ hiệu quả để đáp ứng các yêu cầu của nền kinh tế tồn cầu đang thay đổi rất nhanh bởi cơng nghệ và đổi mới;

- Tăng tốc độ phát triển năng lực của Malaixia về tri thức và kỹ năng KH&CN trong bối cảnh gia tăng hàm lượng thông tin và tri thức ở tất cả mọi hoạt động kinh tế;

- Nâng cao sức cạnh tranh của ngành công nghiệp, đặc biệt là thông qua việc xây dựng năng lực công nghệ nội sinh ở những công nghệ mới, tạo khả năng;

- Củng cố sự hợp tác liên chính phủ và các cơ chế phối hợp để đảm bảo sự phối hợp giữa các chính sách KH&CN và các chính sách phát triển kinh tế khác;

- Thúc đẩy mạnh mẽ văn hoá KH&CN và đổi mới, lập ra các mối liên kết quốc tế và phát triển các cơ chế giám sát và đo lường hiệu quả thực hiện.

Một số mục tiêu hành động của NSTP 2 có thể bao gồm:

- Nâng cao vai trò của khu vực tư nhân để có vai trị lớn hơn trong KH&CN và NCPT;

- Phát triển KH&CN với vai trò là động lực cho tăng trưởng kinh tế để nâng cao vị thế cạnh tranh của quốc gia;

- Thu hút sự tham gia và đóng góp của các cơng ty lớn ở Malaixia vào công cuộc phát triển KH&CN;

- Tạo thuận lợi cho quy trình cấp bằng sở hữu trí tuệ và tạo cơ hội kinh doanh trong việc thực hiện NCPT;

288

- Hướng việc nghiên cứu của khu vực Chính phủ vào thị trường và tạo thuận lợi cho sự tăng trưởng và ứng dụng KH&CN ở khối doanh nghiệp, nhờ đó đóng góp được giá trị gia tăng cho nền kinh tế đất nước;

- Có sự giao tiếp và phổ biến thơng tin thường xuyên và thích hợp giữa các cơ quan nghiên cứu, các tổ chức đào tạo đại học, ngành cơng nghiệp và cơ quan Chính phủ có tham gia vào phát triển KH&CN.

Một phần của tài liệu Thách thức và vận hội mới của khoa học và công nghệ thế giới: Phần 2 (Trang 120 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)