Theo luật hiện hành của Slovakia, Bộ Giáo dục chịu trách nhiệm về KH&CN ở cấp chính phủ (chính sách quốc gia về KHCN; đề xuất ngân sách; hợp tác quốc tế ở cấp chính phủ,…), cịn các Bộ khác (các cơ quan trung ương của bộ máy hành chính quốc gia) chịu trách nhiệm đối với NCPT trong lĩnh vực riêng của mình.
Cơ cấu này có sự tham gia của các cơ quan tư vấn – chủ yếu là Hội đồng Chính phủ về KHCN cũng như các cơ cấu phi chính phủ (ví dụ: Các liên đồn lao động – tập hợp trong Tổng Liên đoàn lao động, phụ trách phần lớn tất cả các công ty tư nhân ở Slovakia, Viện Hàn lâm Khoa học Slovakia,…)
Các định hướng khoa học, công nghệ và đổi mới của Slovakia được thể hiện trong "Chính sách KH&CN Quốc gia đến năm 2005". Các mục đích chính của Chính sách KH&CN Quốc gia bao gồm:
- Đảm bảo sự phối hợp lâu dài của Chính sách KHCN Quốc gia với các chính sách cụ thể khác;
- Tạo điều kiện thuận lợi cho nền KHCN Slovakia tiếp cận với với các nước EU trước năm 2005
- Hình thành hệ thống pháp lý cơ bản cho KHCN thông qua việc phê chuẩn “Luật về Cơ quan Hỗ trợ Khoa học và Công nghệ”, “Luật các trường đại học”, “Luật Khoa học và Công nghệ”, “Luật Viện Hàn lâm Khoa học Slovakia”
- Tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển về chất của hợp tác quốc tế về KHCN.
- Tăng cường hiệu quả của NCPT, chủ yếu thơng qua các chương trình quốc gia về NCPT (ưu tiên cấp quốc gia) và các đơn hàng NCPT quốc gia (các ưu tiên trong những lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế). Dự kiến kết quả của hai công cụ này sẽ không chỉ giúp làm tăng chất lượng của KHCN mà cịn có tác động lớn tới nền kinh tế và xã hội. Cả hai công cụ đều kêu gọi hợp tác chặt chẽ giữa nghiên cứu và công nghiệp trong các dự án, nhằm tăng mức độ kết nối của khu vực nhà nước, khu vực các trường đại học và khu vực các doanh nghiệp NCPT.
Do vậy, quản lý hành chính và thơng tin về khoa học và cơng nghệ hoàn toàn thuộc trách nhiệm của Bộ Giáo dục Slovakia. Các văn bản pháp lý cơ bản đã được phê chuẩn đều một mặt xác định mục tiêu chiến lược của các cơ quan trung ương
229
cụ thể và Viện Hàn lâm Khoa học Slovakia trong KHCN, mặt khác cũng xác định mục tiêu của Bộ Giáo dục.
Bộ Giáo dục Slovakia ngoài việc điều phối các cơ quan trung ương cịn lại trong bộ máy hành chính nhà nước và Viện Hàn lâm Khoa học Slovakia trong các hoạt động KHCN, cịn kiểm sốt và điều phối các hoạt động NCPT (hoạt động NCPT của nhà nước, khu vực công, trường đại học và doanh nghiệp) và chịu trách nhiệm trước tiên đối với việc xây dựng và thực hiện chính sách KHCN quốc gia.
Để tạo sự ổn định trong điều phối các hoạt động KHCN, “Hội đồng Chính phủ về Khoa học và Công nghệ” đã được thành lập (và hoạt động rất hiệu quả), là cơ quan tư vấn của Chính phủ Slovakia về KHCN, bao gồm đại diện của tất cả các khu vực tham gia NCPT, Viện Hàn lâm Khoa học Slovakia và cả từ một số cơ quan quản lý trung ương.
Việc hợp tác với Tổng Liên đoàn lao động, đặc biệt với Liên đoàn các Tổ chức NCPT Công nghiệp (cơ quan được yêu cầu hợp tác trực tiếp với Bộ Giáo dục) diễn ra liên tục. Bộ Giáo dục yêu cầu trong suốt quá trình thực hiện các dự án, nhiệm vụ và các quyết định cụ thể trong lĩnh vực NCPT (với trách nhiệm chung), nguyên tắc sự tham gia của các chuyên gia từ tất cả các khu vực tham gia NCPT (trong nguyên tắc tham gia bình đẳng của tất cả các khu vực tham gia NCPT).
Trong cơ cấu chi tiết, tất nhiên có sự tham gia của các tổ chức và/hoặc cơ quan quan trọng. Trước hết là tất cả các trường đại học, và các cơ quan tương ứng của chúng (Hội nghị các Hiệu trưởng, Hội đồng các Trường Đại học),…
Bằng cách này, cả hệ thống tổ chức và hệ thống luật pháp cũng như các bộ phận tổ chức điều hành đã được thành lập tốt. Các bộ phận này liên quan tới các quy trình ra quyết định, chu trình thơng tin, và mối liên hệ giữa các đối tác khác nhau đã được thành lập. Tuy nhiên, vấn đề tài chính vẫn chưa được xác định.
Những thay đổi chính được giới thiệu trong hệ thống cạnh tranh tài chính – các chương trình quốc và các đơn hàng quốc gia. Hệ thống dựa trên các chủ đề đã được thảo luận rộng rãi và lựa chọn dưới sự điều phối của Bộ Giáo dục (các chương trình quốc gia) hoặc các bộ chuyên ngành (các đơn hàng quốc gia) cùng với tất cả các bên liên quan (khu vực tư nhân, ngành công nghiệp, các học viện, công chúng,…). Các chủ đề (chương trình quốc gia, đơn hàng quốc gia) cuối cùng được Chính phủ phê chuẩn và thơng báo rộng rãi để cạnh tranh công khai. Do cả hai cơng cụ đều tương đối rộng (ví dụ: có 10 chương trình quốc gia, mỗi chương trình tương đối lớn và xác định chính xác kết quả dự kiến), nên cần lượng vốn lớn
230
tham gia. Điều này nghĩa là khơng có một cơ quan (phịng thí nghiệm) riêng lẻ nào có thể tự mình hồn thành nhiệm vụ được. Các liên minh lớn hơn được thành lập để cạnh tranh. Thực tế là không một cơ quan thuộc bất cứ một khu vực nào bị loại hoàn toàn ra khỏi tất cả các chương trình, các liên minh có lượng đối tác tham gia rộng lớn, đa dạng.
2. Nghiên cứu công và các tổ chức nghiên cứu công
Những thay đổi chính về chính sách NCPT do các tổ chức công thực hiện:
Trong khu vực NCPT nhà nước và tại các trường đại học, sự chuyển hoá rộng khắp đang diễn ra trong những năm gần đây.
Quá trình tư nhân hóa các viện NCPT đang tiếp tục diễn ra. Một số viện nghiên cứu sử dụng ngân sách đã được chuyển đổi sang dạng các tổ chức phụ thuộc. Toàn bộ cơ cấu của Viện Hàn lâm Khoa học Slovakia (SAS) đã được chuyển đổi, một số viện nhỏ cũng đã trở thành các tổ chức phụ thuộc - chứ không phải là tổ chức công như trước đây, và đây là một sự thay đổi lớn.
Mục đích chính của sự chuyển đổi (thơng qua q trình tư nhân hố) là nhằm giảm chi phí (chi phí tài chính cho các tổ chức NCPT) từ ngân sách nhà nước và cũng để tăng hiệu quả của các cơ quan NCPT. Với việc chuyển đổi các cơ quan sử dụng ngân sách sang dạng các tổ chức phụ thuộc – mục đích chính là đảm bảo phần đóng góp thơng qua “Thỏa thuận” (hợp đồng) để có mục đích xác định rõ ràng, nhằm tăng cường sự phát triển của các tổ chức.
Một kết quả của việc chuyển đổi các cơ quan NCPT nhà nước (được các cơ quan trung ương của bộ máy hành chính và SAS thành lập) là hiện nay chỉ còn một số cơ quan chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ Nông nghiệp, Bộ Văn hóa, SAS, Bộ Mơi trường, Văn phịng Tiêu chuẩn, Kiểm nghiệm và Đo lường và Văn phòng Địa lý, Bản đồ và Cataster.
Những sáng kiến chính nhằm cải cách tổ chức và quản lý các trường đại học và các tổ chức nghiên cứu công
Theo “Luật các trường đại học” mới được phê chuẩn, các trường đại học và các tổ chức giáo dục đại học (bên cạnh các cơ sở thuộc Bộ Nội vụ và Bộ Quốc phòng) đã được chuyển đổi từ các tổ chức hưởng ngân sách thành các tổ chức cơng độc lập phi lợi nhuận. Hình thức quản lý mới này cho phép các trường đại học sử dụng tốt hơn các nguồn lực của mình.
231
Mức độ linh hoạt của các trường đại học cũng thay đổi theo quy chế pháp lý của chúng. Ví dụ, các trường đại học được tự do sử dụng các quỹ có được từ các hoạt động phù hợp với mục đích chính của mình (ví dụ: khơng phải đóng thuế trong trường hợp cung cấp đào tạo trên cơ sở hợp đồng, ...). Hệ thống tín dụng cũng được cung cấp cho sinh viên. Và tất nhiên, các trường đại học được tự bố trí và đàm phán các thỏa thuận và hợp đồng, bao gồm thỏa thuận và hợp dồng với đối tác nước ngoài. Một sự thay đổi lớn nữa là trái ngược với trước đây, hiện nay chỉ có trường đại học mới có tư cách pháp nhân. Các khoa chỉ là một phần của trường đại học mà khơng có tư cách pháp nhân độc lập.
Các phương pháp đánh giá mới đã được đưa ra trong Luật Giáo dục đại học và Luật Khoa học và Công nghệ. Việc đánh giá các tổ chức (các khoa) thơng qua “Ủy ban Tín nhiệm” được thành lập trên cơ sở các luật trên. Việc bổ nhiệm diễn ra tối đa 4 năm một. Bản thân các dự án (đề xuất, quá trình, kết quả) được đánh giá độc lập và bình đẳng.
Cơ sở để được tài trợ từ ngân sách - hoặc trực tiếp hoặc thông qua con đường cạnh tranh – là sự đánh giá về các tổ chức và hoạt động của chúng (bao gồm chất lượng của các dự án – chủ yếu là quốc tế, chất lượng nguồn nhân lực – cơ cấu, kết quả,…, năng lực giải quyết các vấn đề NCPT, thiết bị, …), năng lực tạo ra mạng lưới hợp tác rộng lớn hơn và thực hiện các dự án đa ngành.
Thúc đẩy hợp tác quốc tế
Slovakia đang hướng tới mục tiêu tăng cường tham gia vào hợp tác NCPT quốc tế. Slovakia đã là thành viên của CERN, JINR, và các phịng thí nghiệm quốc tế khác. Điểm tồn tại duy nhất là sự tham gia về mặt tài chính.
Trong hợp tác quốc tế về KHCN, một hệ thống điều phối và kiểm soát hiệu quả đã được xác lập và thực hiện. “Mạng tư vấn khoa học và thơng tin Slovakia” (SIKAS) đóng góp vai trò quan trọng vào việc điều phối và kiểm soát hợp tác KHCN quốc tế. Khởi đầu SIKAS cung cấp tư vấn cho các hoạt động của các tổ chức NCPT quan tâm tới việc tham gia vào Chương trình Khung EU lần thứ 5. Hiện tại, SIKAS đang quản lý các hoạt động này cho Chương trình Khung EU lần thứ 6. Việc quản lý cơng tác kiểm sốt hợp tác KHCN quốc tế được Bộ Giáo dục tiến hành thông qua “Hệ thống thông tin tổng hợp của các về tiềm năng NCPT”.
Việc tham gia vào Chương trình Khung EU lần thứ 5 trong giai đoạn 1999 – 2002 được coi là thành công. Với tư cách thành viên, Cộng hịa Slovakia khơng chỉ đóng góp mà cịn cam kết. Đóng góp quan trọng nhất là khả năng tham gia vào tất cả các chương trình của EC với tất cả các quyền, ưu tiên và nghĩa vụ. Trong số
232
các cam kết về nghĩa vụ là việc tham gia tài trợ cho các chương trình nghiên cứu EU và chấp nhận các quy tắc mang tính nghĩa vụ cho tất cả các quốc gia thành viên EU.
So với các nước khác, Slovakia bị tụt hậu khá xa về vấn đề hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp cho nghiên cứu. Tại Slovakia, chi phí cho khoa học và cơng nghệ giảm liên tục là yếu tố tiêu cực chính ảnh hưởng tới năng lực của các tổ chức NCPT Slovakia khi tham gia sâu hơn nữa vào các Chương trình Khung và trong việc xây dựng Khu vực Nghiên cứu Châu Âu. Xu hướng này gián tiếp trái ngược với chiến lược của EU đã được chấp nhận.