Khuôn khổ chung và các xu hướng chính sách KH&CN

Một phần của tài liệu Thách thức và vận hội mới của khoa học và công nghệ thế giới: Phần 2 (Trang 33 - 42)

Trước khi gia nhập EU, năm 2003 là một năm quan trọng đối với Hungary trong cải cách KH&CN. Những thay đổi này đi liền với nhận thức ngày càng tăng về sự cần thiết phải có một chính sách cạnh tranh tích cực. Sáng kiến tăng trưởng Châu Âu 2003 đã thúc đẩy nhận thức về tầm quan trọng của đổi mới. Những yếu tố chính của cải cách thể hiện hệ thống NCPT của Hungary trong những năm đầu gia nhập EU sẽ như sau:

Thành lập lại Hội đồng Chính sách KHCN (TTPK) và Ban Cố vấn KHCN (TTTT) vào tháng 3/2003

Hội đồng Chính sách KHCN, do thủ tướng Hungary làm chủ tịch, có một vai trị chính yếu trong việc định hình chính sách KHCN của chính phủ. Phó chủ tịch

201

TTPK gồm Bộ trưởng Giáo dục và Viện trưởng Viện Hàn lâm Khoa học. Thành viên TTPK gồm Bộ trưởng các Bộ Tài chính, Kinh tế và Giao thơng, Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tin học và Truyền thơng, Y tế, Xã hội và Gia đình, Mơi trường và Nước, và Chủ tịch Hội đồng Giáo dục Đại học và Nghiên cứu. Người đứng đầu Văn phòng Phát triển Quốc gia (trực thuộc Văn phòng Thủ tướng) và Thứ trưởng Bộ Giáo dục (từ tháng 1/2004 là Chủ tịch Văn phòng NCPT Quốc gia) thường xuyên tham gia các cuộc họp của TTPK. Đồng thời, một đơn vị mang tính chất tư vấn, đánh giá và điều phối là Ban Cố vấn KHCN (TTTT) sẽ hỗ trợ công việc cho TTPK. Chủ tịch TTTT cũng tham dự các cuộc họp của TTPK.

Thành lập Văn phòng NCPT Quốc gia (NKTH)

Ngày 01/01/2004, Vụ NCPT thuộc Bộ Giáo dục đã được tách ra và trở thành Văn phòng NCPT Quốc gia (NKTH), trực thuộc chính phủ. Văn phịng có 116 nhân viên. Các nhiệm vụ chính của NKTH gồm:

- Xây dựng chiến lược của chính phủ trong lĩnh vực đổi mới,

- Hình thành các phương tiện và cơng cụ cho chính sách KHCN và đổi mới ở cấp chính phủ,

- Đại diện cho lợi ích của Hungary trong các quan hệ quốc tế và EU về KHCN,

- Điều phối hoạt động của Quỹ Nghiên cứu và Đổi mới Công nghệ và chỉ đạo Cơ quan Quản lý Quỹ và Khai thác Nghiên cứu,

- Nâng cao hiểu biết và nhận thức của công chúng và xã hội về nghiên cứu và đổi mới,

- Duy trì quan hệ với các tổ chức chính phủ và dân sự khác có liên quan đến đổi mới.

Thành lập Cơ quan Quản lý Quỹ Nghiên cứu và Khai thác (KPI)

Ngày 01/8/2003, bộ phận NCPT của Ban Quản lý Quỹ (OMAI) trước đây thuộc Bộ Giáo dục đã được tách ra và chuyển thành Cơ quan Quản lý Quỹ Nghiên cứu và Khai thác (KPI). Các nhiệm vụ chính của KPI gồm:

- Tài trợ các dự án NCPT và đổi mới thông qua kêu gọi dự án công khai, sử dụng các nguồn của Quỹ Nghiên cứu và Đổi mới Công nghệ;

- Là tổ chức thực hiện chính thức (có vai trị trung gian) về nghiên cứu, phát triển và đổi mới trong Chương trình Tăng cường Năng lực Cạnh tranh Kinh tế, sử dụng Quỹ Cơ cấu của EU và nguồn tài chính của quốc gia;

202

- Thúc đẩy mối quan hệ đối tác giữa khu vực công và khu vực tư nhân; - Dịch vụ tư vấn cho các đối tác thực hiện đổi mới ở quy mô quốc gia và khu vực.

Đạo luật XC 2003 về Quỹ Nghiên cứu và Đổi mới Công nghệ

Việc thành lập một quỹ độc lập nhằm khôi phục khả năng cạnh tranh của Hungary dựa trên đổi mới là nhằm giải quyết sự căng thẳng giữa các dự án NCPT với các cam kết tài chính trong những năm tiếp theo và việc quản lý ngân sách hàng năm. Do đó, cần thiết phải có một quỹ tập trung nhằm thúc đẩy NCPT, phát triển cơ sở hạ tầng NCPT, và khả năng đổi mới của các doanh nghiệp.

Hai nguồn tài chính quan trọng nhất của Quỹ là ngân sách trung ương và đóng góp của các cơng ty. Tất cả các cơng ty, trừ những cơng ty nhỏ có dưới 10 lao động, đều cam kết tham gia đóng góp. Con số đóng góp cụ thể được tính dựa trên doanh số thực tế đã điều chỉnh (doanh thu thực tế trừ đi hàng hoá, nguyên vật liệu và dịch vụ đầu vào) của năm trước.

Nhằm thúc đẩy các hoạt động NCPT, cam kết đóng góp có thể được giảm bớt một phần bằng số chi phí trực tiếp dành cho NCPT từ nội bộ công ty hoặc từ các tổ chức nghiên cứu công hoặc phi lợi nhuận.

Đạo luật chứa đựng hai đảm bảo quan trọng cho các công ty. Tỷ lệ trợ cấp từ ngân sách trung ương sẽ khơng ít hơn phần đóng góp hàng năm của các tập đồn kinh tế trước đây hai năm, tức là trợ cấp sẽ tương xứng với phần đóng góp trong tương lai của các công ty. Và ngân sách của Quỹ sẽ được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động nghiên cứu và đổi mới công nghệ được thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp bởi các cơng ty. Cơ quan có quyền phê chuẩn cơ chế và các ưu tiên chi tiêu là Hội đồng Nghiên cứu và Đổi mới Công nghệ (KTTT). Hầu hết thành viên của Quỹ là đại diện của các tổ chức phi chính phủ, trong đó có cả các cơng ty. 25% vốn lưu động của Quỹ sẽ được sử dụng cho các mục tiêu đổi mới ở các vùng, dựa trên các đề xuất của Hội đồng Phát triển Khu vực. Quỹ được sử dụng cho các mục đích sau:

- Hỗ trợ tài chính cho các hoạt động NCPT cơng nghệ trong công nghiệp; - Giúp tạo ra công ăn việc làm trong lĩnh vực NCPT;

- Hỗ trợ các hoạt động NCPT của doanh nghiệp và tổ hợp doanh nghiệp; - Hỗ trợ các dịch vụ, hoạt động cầu nối cho đổi mới nhằm tăng cường NCPT và đổi mới cơng nghệ, trong đó bao gồm chi phí cho hội nghị và hội chợ cơng nghệ, hỗ trợ tài chính cho các dự án đầu tư và triển khai công nghệ mới, phát triển

203

cơ sở hạ tầng NCPT trong các đơn vị nghiên cứu do nhà nước tài trợ, tạo điều kiện cho Hungary tham gia vào các dự án hợp tác quốc tế về NCPT;

- Góp phần huy động các nhà nghiên cứu, đóng góp vào việc khai thác và thương mại hoá kết quả nghiên cứu.

Luật nghiên cứu và đổi mới công nghệ

Việc xây dựng luật nghiên cứu và đổi mới công nghệ đang được tiến hành. Luật Nghiên cứu và Đổi mới Cơng nghệ sẽ được trình lên Quốc hội trong tháng 5/2004. Mục đích chính của luật này là phát triển các sản phẩm và dịch vụ giá trị gia tăng có hàm lượng tri thức cao, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Hungary, góp phần vào phát triển bền vững và gián tiếp nâng cao chất lượng đời sống người dân Hungary. Sự chuyển dịch chính sách kinh tế theo hướng này là điều kiện tiên quyết để theo kịp các nước trong Liên minh Châu Âu. Những vấn đề chính sách chủ yếu trong luật này bao gồm:

- Tăng chi phí dành cho NCPT của Hungary, dần dần tiếp cận với mục tiêu chung của EU là 3% GDP vào năm 2010, 2/3 trong số đó là từ khu vực tư nhân. Việc tăng cường các nỗ lực NCPT và đổi mới công nghệ ở quy mơ quốc gia là vì lợi ích của Hungary, nhằm tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.

- Tăng cường cơ sở tri thức và cơ sở hạ tầng NCPT trong khu vực kinh doanh, trong các tổ chức nghiên cứu công và tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận.

- Phát triển nguồn nhân lực cho nghiên cứu, phát triển và đổi mới. Thúc đẩy việc huy động con người phục vụ cho việc phổ biến tri thức và công nghệ.

- Tăng cường chất lượng hợp tác dựa trên tri thức giữa các tổ chức công, phi lợi nhuận và tư nhân. Để đạt được điều này, cần phải áp dụng một cách có hệ thống các mơ hình định hướng nhu cầu trong các hệ thống tổ chức, tài chính và chuyển giao cơng nghệ.

- Vận dụng quyền sở hữu trí tuệ, trong đó có các cơ chế điều chỉnh việc sử dụng vì mục đích thương mại tri thức và cơng nghệ được tạo ra bởi khu vực công.

- Áp dụng các mơ hình tổ chức, các biện pháp trực tiếp và sáng kiến gián tiếp để bù đắp sự thiếu hụt vốn và chi phí cao dành cho NCPT trong các DNVVN.

- Đơn giản hoá các quy định về lập kế hoạch và chi tiêu các nguồn lực NCPT của khu vực công, điều chỉnh các quy định tuỳ theo đặc điểm của từng lĩnh vực nhằm áp dụng các thủ tục đơn giản, hợp lý và minh bạch.

204

- Hợp lý hoá các chức năng quản lý, điều phối và thực thi hoạt động NCPT và đổi mới trong các cơ quan chính phủ, hài hồ với yêu cầu của một xã hội tri thức và trách nhiệm của khu vực công.

- Phát triển các tổ chức ở cấp quốc gia và khu vực nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ. Sáp nhập và chuyển đổi theo định hướng nhu cầu các tổ chức hiện tại nếu thấy cần thiết.

- Đại diện cho nghiên cứu và đổi mới trong nước tại các tổ chức quốc tế, đặc biệt là Chương trình Khung EU và Khu vực Nghiên cứu Châu Âu. Duy trì hợp tác KH&CN song phương với các đối tác quốc tế quan trọng.

- Tăng cường hiểu biết và nhận thức của xã hội về KH&CN, phát triển các diễn đàn lấy ý kiến của xã hội để xây dựng chính sách KHCN trong tương lai.

Việc ban hành luật này là nhằm tập trung vào NCPT có thể sử dụng được, đổi mới công nghệ, và việc sử dụng và thương mại hoá kết quả nghiên cứu. Thành cơng của một chính sách đổi mới có phạm vị rộng phụ thuộc vào chính sách của một vài khu vực cụ thế. Mục tiêu hiện nay là phải lập ra diễn đàn dành cho các nhà hoạch định chính sách để thảo luận về các lĩnh vực như xã hội thông tin, giáo dục và đào tạo, phát triển doanh nghiệp nhỏ, thúc đẩy đầu tư, phát triển vùng, phát triển nông thôn, phát triển cơ sở hạ tầng, chính sách tài chính, chính sách cạnh tranh, mua sắm của chính phủ, hành chính cơng và khuôn khổ pháp lý, đây là những nội dung có liên quan trực tiếp đến luật này. Dự báo Công nghệ, được lập ra năm 1997 tại Hungary, là một trong những diễn đàn như vậy.

Kế hoạch Phát triển Quốc gia 2004-2006

Theo dữ liệu từ Văn phòng Thống kê Trung ương Hungary, khoảng 10% tổng chi cho NCPT tại Hungary trong năm 2002 là từ nước ngoài. Một phần trong số này là từ Chương trình Khung EU lần thứ 6, trong đó Hungary tham gia với tư cách là một thành viên chính thức. Hungary gia nhập EU ngày 01/5/2004 và sau đó sẽ được nhận hỗ trợ từ các Quỹ Cơ cấu và Quỹ Liên kết. Mục tiêu chính của các quỹ này là giúp giảm khoảng cách về phát triển giữa các nước thành viên nhằm tăng cường sự liên kết về kinh tế và xã hội.

Mục tiêu dài hạn của Kế hoạch Phát triển Quốc gia là cải thiện chất lượng đời sống trong một thời hạn nhất định, giảm khoảng cách về thu nhập tính trên đầu người so với mức trung bình của EU. Có ba mục tiêu cụ thể để hỗ trợ cho mục tiêu chính trên: Cải thiện khả năng cạnh tranh kinh tế, sử dụng hiệu quả hơn nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng môi trường và phát triển vùng. Kế hoạch Phát triển Quốc gia dự định sẽ đạt được các mục tiêu cụ thể trên thông qua bốn ưu tiên

205

phát triển: tăng cường tính cạnh tranh của khu vực chế tạo, tăng việc làm và phát triển nhân lực, phát triển cơ sở hạ tầng và môi trường, phát triển vùng và các tiềm năng của địa phương. Những biện pháp đề ra để đạt các mục tiêu trên được thực hiện trong khn khổ 5 Chương trình Hành động về i) Phát triển Nguồn nhân lực; ii) Bảo vệ Môi trường và Cơ sở hạ tầng; iii) Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; iv) Phát triển vùng; và v) Tăng cường Năng lực Cạnh tranh Kinh tế.

Chương trình Tăng cường Năng lực Cạnh tranh Kinh tế nhấn mạnh rằng việc phát triển hơn nữa hệ thống NCPT và đổi mới là cần thiết, tập trung vào tính hiệu quả, chất lượng và tính cạnh tranh, từ đó tạo ra một tiềm năng NCPT và đổi mới phục vụ cho tăng trưởng kinh tế cũng như gia nhập EU. Các mục tiêu cụ thể đối với NCPT và đổi mới của chương trình này bao gồm:

- Thúc đẩy các hoạt động hợp tác nghiên cứu nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh và tăng trưởng bền vững.

- Cải thiện điều kiện nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và hợp tác giữa các tổ chức nghiên cứu công và tổ chức phi lợi nhuận.

- Tăng cường năng lực đổi mới của doanh nghiệp và mạng lưới tri thức và chuyển giao công nghệ.

Các biện pháp nhằm thực hiện hiệu quả các mục tiêu trên:

Biện pháp 1: Hỗ trợ các hoạt động hợp tác NCPT có khả năng ứng dụng thực

tế.

Sự thiếu hụt về công nghệ của các công ty Hungary có thể được giảm bớt, và khả năng cạnh tranh trong nước và quốc tế của họ có thể đạt được thơng qua hợp tác NCPT thực nghiệm giữa các công ty và giới khoa học. Để đạt được mục tiêu này, một biện pháp con sẽ được thực hiện (thông qua kêu gọi đề xuất dự án), đó là nghiên cứu hợp tác cơng nghiệp trong 7 lĩnh vực khoa học gồm: Khoa học vật liệu, cơ khí và thiết bị; Năng lượng; Giao thông; Điện tử, công nghệ đo lường, công nghệ kiểm sốt; Cơng nghệ sinh học; Bảo vệ mơi trường; và Công nghệ thông tin truyền thông và các ứng dụng.

Biện pháp 2: Cải thiện các điều kiện dành cho nghiên cứu, chuyển giao công

nghệ và hợp tác giữa các tổ chức nghiên cứu công và phi lợi nhuận.

Biện pháp này sẽ giúp tăng cường cung cấp công cụ và thiết bị cho các điểm nghiên cứu do nhà nước tài trợ, để phát triển cơ sở hạ tầng khoa học, góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động NCPT. Bên cạnh đó, với việc thành lập các Trung tâm Hợp tác Nghiên cứu, biện pháp này cũng sẽ tăng cường mối quan hệ

206

KH&CN giữa khu vực công và khu vực kinh doanh. Để đạt được mục tiêu của biện pháp này, hai biện pháp con sẽ được thực hiện (thông qua kêu gọi đề xuất dự án):

- Phát triển cơ sở hạ tầng nghiên cứu của các tổ chức nghiên cứu công và phi lợi nhuận;

- Hỗ trợ các quan hệ đối tác và mạng lưới thúc đẩy chuyển giao công nghệ và hợp tác giữa các công ty và các tổ chức nghiên cứu công (Trung tâm Hợp tác Nghiên cứu).

Biện pháp 3: Hỗ trợ tăng cường năng lực NCPT và đổi mới của doanh

nghiệp.

Biện pháp này sẽ trợ giúp các doanh nghiệp đổi mới mới thành lập và các DNVVN dựa trên cơng nghệ. Bên cạnh đó, biện pháp này cũng sẽ hỗ trợ thành lập các cơ sở nghiên cứu cơng nghiệp đơn lẻ, dần dần hình thành cơ sở hạ tầng NCPT, và mở rộng hoạt động NCPT của các công ty. Để đạt được mục tiêu này, ba biện pháp con sẽ được thực hiện (thông qua kêu gọi đề xuất dự án):

- Hỗ trợ thành lập mới các doanh nghiệp nhỏ dựa trên tri thức và công nghệ; - Phát triển cơ sở hạ tầng nghiên cứu của các doanh nghiệp kết hợp tạo ra việc làm trong lĩnh vực nghiên cứu;

- Khuyến khích các DNVVN ký kết hợp đồng NCPT và được quyền sử dụng kết quả NCPT.

2. Nghiên cứu và các tổ chức nghiên cứu công

Các tổ chức nghiên cứu quan trọng trong khu vực công

Hệ thống đổi mới quốc gia hiện tại của Hungary về các cấp NCPT cơng bao gồm ba thành phần chính là Viện Hàn lâm Khoa học, các trường đại học và các tổ chức nghiên cứu và công nghệ công.

Theo Đạo luật XL 1994, Viện Hàn lâm Khoa học Hungary (HAS) là một tổ chức công độc lập dựa trên nguyên tắc tự quản lý. Viện có các quyền và nhiệm vụ

Một phần của tài liệu Thách thức và vận hội mới của khoa học và công nghệ thế giới: Phần 2 (Trang 33 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)