Các tiếp cận trong phát triển KH&CN quốc gia

Một phần của tài liệu Thách thức và vận hội mới của khoa học và công nghệ thế giới: Phần 2 (Trang 144 - 156)

Đẩy mạnh động lực phát triển

Nâng cao hiệu quả của hệ thống dịch vụ công nghệ để đảm bảo an ninh lương thực, cung cấp và phân phối các nhu yếu phẩm cũng như thuốc men

312

Một vài năm gần đây, các hoạt động nghiên cứu, phát triển và thực nghiệm đã thực sự tạo ra một khối lượng dữ liệu và thông tin sử dụng các công nghệ ứng dụng, có thể sử dụng được cho các nỗ lực nhằm tăng cường sản xuất và phân phối các sản phẩm cần thiết cho tất cả người dân Inđônêxia, bằng việc ứng dụng năng lực quốc gia vào ngành công nông nghiệp và ngành biển. Tuy nhiên, do một số nguyên nhân, phần lớn thơng tin và dữ liệu đó vẫn chưa được đem vào ứng dụng, bao gồm: Thứ nhất, các dữ liệu và thông tin hiện có ở các tổ chức NCPT vẫn cịn chưa được thiết kế để có thể sử dụng được ngay. Thứ hai, việc thu thập dữ liệu và thơng tin nhìn chung đã được quy hoạch, sản xuất và thiết kế, nhưng thiếu sự cân nhắc đến nhu cầu thực tế. Thứ ba, nhìn chung tất cả những người sử dụng tiềm năng và những người có thể thu được lợi ích đều chưa được thơng tin về những dữ liệu và thơng tin sẵn có mà họ cần đến, bởi vậy họ khơng biết tìm kiếm cơng nghệ ở đâu.

Việc khơng có, hoặc ít có nhu cầu hỗ trợ cơng nghệ cho ngành công nghiệp đã ảnh hưởng rõ rệt tới các hoạt động phát triển KH&CN từ trước đến nay. Do vậy, các nhà nghiên cứu và các tổ chức NCPT vẫn còn chưa quan tâm phổ biến các sản phẩm NCPT, ngay cả khi trên thực tế chúng có thể sử dụng được ngay. Vì thế, những cơng nghệ hiện nay đã tích luỹ được cần phải phổ biến nhanh chóng nhờ những cơ chế hiện có hoặc các cơ chế mới, nếu xét thấy cần thiết.

Liên quan tới vấn đề này cịn có nhiều yếu điểm cần phải khắc phục, vì tất cả các phần tử của hệ thống KH&CN quốc gia đều chưa được cơ cấu để thực hiện chức năng và vị trí tương ứng với sứ mệnh của mình. Điểm yếu rõ nhất là chưa có một đơn vị tổ chức ở từng cơ quan NCPT có chức năng là một nhà cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho ngành công nghiệp và phải quản lý một cách chuyên nghiệp tương ứng với chức năng của nó. Tuy nhiên, cần phải thừa nhận rằng chúng đang có mặt ở một số cơ quan NCPT, nhưng luôn thực hiện kém chức năng, do đội ngũ nhân viên khơng có kiến thức kinh doanh giỏi và có sức thuyết phục để phục vụ cho ngành cơng nghiệp.

Để cải thiện tình hình trên và lường trước nhu cầu gia tăng của ngành công nghiệp, mỗi một cơ quan NCPT cần phải có một nhà tích hợp các hoạt động khác nhau và các sản phẩm NCPT và lập ra một tổ chức đặc biệt, có trách nhiệm tiếp thị các cơng nghệ mình phát triển. Nói một cách khác, các cán bộ nhân viên ở đó phải am hiểu về kỹ thuật và nắm được các chuyên môn của sản phẩm, dịch vụ, dữ liệu và thơng tin của cơ quan mình, đồng thời phải có khả năng tiếp thị chúng. Hơn thế nữa, họ cần phải có đủ kiến thức về kỹ thuật sản xuất để đủ năng lực đàm phán, chào bán dịch vụ của mình.

313

Phát triển các mạng lưới hệ thống thông tin công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật và các hình thức khuyến khích khác nhau để tạo sức mạnh cho DNVVN và các hợp tác xã.

DNVVN và các hợp tác xã ở Inđơnêxia vẫn cịn chưa quen sử dụng cơ chế thông tin và dữ liệu khoa học vào trong các hoạt động thường nhật. Bởi vậy, họ cần phải được thúc đẩy để ý thức được về các phương tiện mà KH&CN có thể cung cấp cho cơng cuộc phát triển kinh doanh của họ. Mặt khác, các cơ quan chịu trách nhiệm cung cấp dữ liệu thông tin khoa học cần phải được chuẩn bị để làm tốt chức năng này.

Vì vậy, bây giờ chính là thời điểm mà tồn bộ các dữ liệu và thông tin công nghệ nhận được ở các cơ quan NCPT cần phải được bao gói và lưu trữ trong máy tính để đem ứng dụng cho khu vực công nghiệp và được kiểm soát theo những nguyên tắc có thể áp dụng được. Cần phải có một mạng lưới cho tất cả các nhà quản lý các đơn vị tiếp thị công nghệ và một số tổ chức liên quan như đã nêu ở trên.

Dựa vào mạng lưới hệ thống dữ liệu và thơng tin này, u cầu phải có một chương trình viện trợ từ phía congxoocxiom nghiên cứu tiềm năng để phát triển công nghệ cho ngành công nghiệp. Chương trình này địi hỏi sự có mặt của các nhà nghiên cứu có kinh nghiệm để làm việc với khu vực cơng nghiệp, vì họ có khả năng phân tích và giải quyết vấn đề bằng cách sử dụng mạng dữ liệu và thơng tin. Nói cách khác, họ có thể có chức năng như những nhà làm trung gian cho ngành công nghiệp và congxoocxiom hoặc các tổ chức NCPT liên quan.

Phát triển năng lực đào tạo, chủ yếu là cho đội ngũ nhân lực đã được giáo dục để thúc đẩy công việc của họ.

Có nhiều phương tiện nằm trong các tổ chức NCPT có thể được sử dụng để nâng cao năng lực đội ngũ nhân lực, ví dụ Trung tâm Nghiên cứu, doanh nghiệp ở Serporg. Trung tâm này đang mời chào những người có nhu cầu thuộc khu vực công nghiệp đến phát triển năng lực để tạo ra những đổi mới mà cơng ty họ đang tìm kiếm.

Trong bối cảnh này, các điều luật liên quan sẽ được điều chỉnh để tạo điều kiện cho các ngành tư nhân sử dụng được phương tiện của các tổ chức NCPT của Nhà nước. Đồng thời, một số phạm vi của các cơ sở ươm tạo, các phịng thí nghiệm, các cơng viên công nghiệp v.v… sẽ được mở rộng để đáp ứng nhu cầu này.

314

Điều hòa các điều kiện chính trị-xã hội

Đẩy mạnh nghiên cứu hệ thống văn hoá, các giá trị và đạo đức xã hội, hệ thống luật pháp, hệ thống tổ chức chính trị- xã hội, hệ thống Chính phủ và hệ thống giáo dục.

Việc phát triển kinh tế dựa vào công nghiệp đòi hỏi sự tham gia của tất cả các tổ chức trong xã hội. Gần đây, có sự cảm nhận được là sự hỗ trợ của các cơ cấu xã hội hiện có chưa được thúc đẩy một cách đầy đủ, chủ yếu là do mọi người chưa lĩnh hội được rằng các hệ thống hiện có đều liên kết và liên quan với nhau. Ngày nay, các xã hội công nghiệp, cho dù là đang ra sức phát triển công nghệ cao, hay chỉ dựa vào công nghệ truyền thống, khơng thể khơng tính đến các nhân tố nằm bên ngoài hệ thống của mình. Bởi vậy, những hành vi và hoạt động của các hệ thống khác nhau phục vụ cho ngành công nghiệp đều phải được hiểu và nhận thức tốt để có được kết quả tối ưu. Vì lý do đó, việc nghiên cứu hệ thống văn hố, hệ thống giá trị và đạo đức xã hội, hệ thống luật pháp, hệ thống Chính phủ và hệ thống giáo dục cần phải được xem xét để hiểu được các mối quan hệ của chúng với việc xây dựng Hệ thống Đổi mới quốc gia.

Hiện tại, các xã hội trên toàn thế giới đều mở cửa và tương tự, Inđônêxia không thể ngăn được những dịng thơng tin đang tràn vào như thác lũ. Ta chưa ý thức được rằng tiến bộ KH&CN đã ảnh hưởng đến nền văn hoá của đất nước. Bởi vậy, muốn hay không, chúng ta phải ra sức đẩy mạnh tri thức và hiểu biết về cơ cấu giá trị, truyền thống, di sản văn hoá của dân tộc.

Mặt khác, chúng ta muốn KH&CN phải được sử dụng như một nguyên tắc phát triển quốc gia để tránh được các tác động tiêu cực của tồn cầu hố. Bởi vậy, điều cấp bách là phải tăng cường nỗ lực xã hội hoá và soi sáng tầm quan trọng của KH&CN đối với xã hội.

Đặc biệt, cần phải cải tiến hệ thống giáo dục, chú trọng đến các tiếp cận để khơi dậy lòng ham mê KH&CN ngay từ cấp tiểu học, đơn giản hố chương trình mơn học ở cấp trung học, đổi mới và tăng cường hàm lượng KH&CN ở cấp đại học. Việc hướng dẫn nghiên cứu sinh KH&CN cần rất nhiều đến nền giáo dục dựa vào nghiên cứu để tạo thuận lợi cho những sáng tạo trong hoạt động NCPT. Bởi vậy, mỗi trường đại học đều phải định hướng lại để lập đối tác với khu vực cơng nghiệp để có được cơ sở giáo dục và phương tiện thí nghiệm.

Yêu cầu ngành giáo dục phải truyền bá tinh thần kinh doanh cho tất cả học sinh ở các cấp.

315

Tăng cường sự đối thoại với công chúng về khuôn mẫu, cơ cấu và hệ thống tổ chức chính trị- xã hội

Trong vấn đề sử dụng tài nguyên và phát triển các ngành công nghiệp, một điều được cảm nhận rất rõ là các nhà lập kế hoạch và đưa ra quyết định đều tự khép mình lại, bởi vậy họ khơng tiếp thu được ý kiến của mọi người để thực hiện những hoạt động liên quan đến toàn thể nhân dân, hậu quả là thiếu sự ủng hộ của mọi thành viên trong xã hội, thậm chí cịn có sự phản kháng. Cho nên cần phải phát triển thói quen đối thoại, tranh luận rộng rãi ở công chúng một cách tự do, cởi mở.

Duy trì sự phát triển kinh tế

Đẩy mạnh sự phát triển kinh doanh nông nghiệp và ứng dụng các tiềm năng của tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là các tài nguyên biển bằng cách cân nhắc các khía cạnh xã hội khác nhau đang nảy sinh. Ngành kinh doanh nông sản gần đây đã chứng tỏ có năng lực gia tăng xuất khẩu, bởi vậy phải tiếp tục cân nhắc và phát triển.

Phát triển năng lực của DNVVN và các hợp tác xã dựa vào công nghệ, cả ở cấp Trung ương lẫn địa phương. Đồng thời phát triển quan hệ đối tác giữa DNVVN và các ngành công nghiệp quy mô lớn.

Tăng cường đầu tư để tăng tốc độ truyền bá công nghệ và kỹ thuật tiến bộ. Phát triển hệ thống đo lường, tiêu chuẩn, kiểm nghiệm, chất lượng) để tăng sức cạnh tranh của ngành sản xuất.

Phát triển kết cấu hạ tầng thông tin quốc gia để thúc đẩy sự trao đổi thông tin KH&CN và ứng dụng sự phát triển kết cấu hạ tầng thơng tin tồn cầu.

Xác định lại vị thế của các tổ chức KH&CN

Đưa các tổ chức NCPT và các trường đại học thành các đối tác kinh doanh trong việc theo dõi đồng thời tăng tốc độ phổ biến các tiến bộ công nghệ cũng như phát triển năng lực đổi mới.

Các hoạt động NCPT đã chú trọng vào việc thúc đẩy sự tham gia tích cực của các nhà nghiên cứu để nâng cao trình độ của họ. Bởi vậy, kết quả của những hoạt động được lập ra từ dưới lên bởi các nhà nghiên cứu đã khơng dựa vào tầm nhìn để đáp ứng trực tiếp các thách thức đặt ra cho các ngành cơng nghiệp. Do đó, tác động của các hoạt động NCPT đã không được cảm nhận rộng rãi, mặc dù có được một số thành tựu. Mặt khác, do khơng có sự đánh giá chính xác các yêu cầu thực tế, tính thích hợp với thị trường, sức mua và các vấn đề liên quan khác nên đã gây

316

ra tình trạng cung vượt cầu đối với những sản phẩm nhất định. Bởi vậy, ngay lập tức, các tổ chức NCPT cả ở cấp Trung ương lẫn địa phương đều phải định hướng và định vị lại để trở thành đối tác của ngành công nghiệp, do nhu cầu gia tăng đối với các đổi mới được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu có những nhiệm vụ và ưu tiên rõ ràng, phù hợp với chính sách hiện nay.

Việc phát triển các Chương trình quốc gia sẽ phải tăng cường một cách rõ rệt các khuyến khích và những đầu vào để nâng cao các năng lực đổi mới và hấp thu tiến bộ công nghệ

Củng cố kết cấu hạ tầng để phát triển và quản lý quyền sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn chất lượng và đảm bảo an tồn cho mơi trường.

Khuyến khích việc phát triển các tổ chức KH&CN vùng để thích ứng với nhu cầu và tiềm năng của vùng.

Quản lý nhân lực và các nguồn lực KH&CN khác.

Để nâng cao năng lực làm chủ công tác nghiên cứu cơ bản và ứng dụng, phát triển công nghệ và ứng dụng các kỹ thuật sản xuất cần phải hết sức nỗ lực trong việc thu hút sự quan tâm của các công dân ưu tú để họ tham gia vào các hoạt động NCPT. Vì vậy, cần phải cải cách hệ thống đãi ngộ cho phù hợp, có sức cạnh tranh, đảm bảo được sự thỏa mãn cả về vật chất lẫn tinh thần, các phương tiện để thể hiện được tài năng và năng lực, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, cho phép làm việc ở phạm vi ngồi cơ quan đơn vị mình.

Việc soi sáng quan điểm lấy KH&CN làm nguyên tắc phát triển để thiết lập Hệ thống Đổi mới quốc gia cho thấy rằng mỗi cán bộ làm công tác KH&CN phải có tinh thần và kiến thức kinh doanh. Do đó, họ phải hiểu rõ hàm lượng thương mại trong đề tài KH&CN mà họ thiết kế. Để làm được như vậy, họ phải sẵn sàng lắng nghe và học hỏi nguyện vọng và nhu cầu thực tế của xã hội. Sau khi đã đạt được thành cơng trong những hoạt động của mình, họ khơng được thụ động chờ đợi các yêu cầu của người dùng mà cần tích cực đưa dữ liệu, thơng tin, sản phẩm và dịch vụ mình có cho những đối tượng cần phục vụ.

Việc đánh giá trình độ chun mơn KH&CN của cán bộ sẽ được điều chỉnh theo tiêu chuẩn, sẽ giúp họ tham gia đầy đủ ở cấp quốc gia và tiếp đó có thể cạnh tranh được với các đồng nghiệp ở Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á- TBD (APEC). Hệ thống Guild hiện đang được áp dụng cho các bác sỹ, dược sỹ, các nhà tư vấn…, cần phải được mở rộng cho các nhà KH&CN khác để họ có thể được nhận những bằng cấp hoặc chứng chỉ tương tự.

317

Cần tăng cường thêm một số hệ thống đánh giá, các giải thưởng để khích lệ và tơn vinh các nhà KH&CN có nhiều cơng lao, thành tích trong hoạt động KH&CN, tương tự như giải thưởng Anugeneral Ilinudan Seni, Kalyanakretya, Siddhakretija… Mặt khác, cần đề ra tiêu chuẩn nghiêm ngặt về khoa học và kinh tế để đảm bảo mọi sản phẩm, dịch vụ, dữ liệu và thông tin sản xuất ra là đủ độ tin cậy và có chất lượng, có giá trị thương mại và có thể sánh được với của các nước ASEAN và APEC.

Liên quan đến việc này, cần tăng cường năng lực của các hiệp hội chuyên ngành khoa học để có thể thực hiện được tốt chức năng như một cơ quan có uy tín để cấp chứng chỉ chuyên môn cho các thành viên.

Nâng cao tính tự cường

Phát triển năng lực nghiên cứu ở những lĩnh vực KH&CN chiến lược phục vụ cho sự phát triển cơng nghiệp để đối phó với sự cạnh tranh toàn cầu

Phải thừa nhận rằng các cán bộ làm công tác KH&CN của Inđônêxia vẫn chưa làm chủ được việc nghiên cứu ứng dụng và cơ bản so với các nước đang phát triển khác, chứ chưa dám so sánh với các nước phát triển. Tương tự, năng lực của họ trong việc phát triển công nghệ thành kỹ thuật sản xuất vẫn còn ở mức yếu kém, do khơng có cơ hội để phát triển tiềm năng. Việc thiếu sự quan tâm của thị trường cũng là một yếu tố làm suy yếu khả năng trong việc cung cấp kỹ thuật sản xuất cho ngành công nghiệp.

Việc thực hiện các hoạt động để làm chủ lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng và cơ bản sẽ được tiếp tục thơng qua những chương trình và được quản lý, đặc biệt là các cơ quan NCPT, vì nhiệm vụ và chức năng chính của những tổ chức đó đã được nêu ra như vậy. Tuy nhiên, một điều đã được nhận thức là những kết quả của các

Một phần của tài liệu Thách thức và vận hội mới của khoa học và công nghệ thế giới: Phần 2 (Trang 144 - 156)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)