Đẩy mạnh hợp tác và kết nối hệ thống giữa các tổ chức đổi mớ

Một phần của tài liệu Thách thức và vận hội mới của khoa học và công nghệ thế giới: Phần 2 (Trang 102 - 112)

Các xúc tiến quan trọng nhằm thúc đẩy sự hợp tác và kết nối mạng giữa các công ty tư nhân

Tuân theo Luật Thúc đẩy chuyển giao công nghệ trường đại học – ngành cơng nghiệp ban hành năm 1998, tính đến tháng 12 năm 2003 Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI) và Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ (MEXT) đã phê chuẩn thành lập 36 Tổ chức cấp giấy phép công nghệ (TLO) cho các trường đại học quốc gia và tư nhân.

METI và MEXT đã đề xướng nhiều chính sách nhằm hỗ trợ cho các TLO đã được phê chuẩn, như:

- Tài trợ cho các hoạt động chuyển giao công nghệ.

- Các dịch vụ thông tin liên quan đến chuyển giao công nghệ.

- Giảm bớt lệ phí sáng chế hàng năm, ví dụ đối với các TLO đã được phê chuẩn, lệ phí giảm một nửa.

270

- Áp dụng các biện pháp được phép tự do sử dụng các trang thiết bị của các trường đại học quốc gia đối với các TLO đã được phê chuẩn: có 22 tổ chức tính đến tháng 8/2003.

Cơng viên Nghiên cứu Yokosuka (YRK) đã được thành lập như một cơ sở cụm NCPT, chun mơn hố trong lĩnh vực cơng nghệ truyền thơng vơ tuyến. Có hơn 60 tổ chức đã đặt phịng thí nghiệm của mình tại đây. Các hệ thống truyền thông vô tuyến thế hệ tiếp theo như “Điện thoại di động thế hệ 4” đang được triển khai tại YRP thông qua hoạt động liên kết NCPT giữa khu vực Nhà nước, các viện nghiên cứu và các công ty tư nhân.

Các xúc tiến chính sách chủ yếu đẩy mạnh quan hệ công nghiệp/ khoa học

- Thành lập và phát triển các quỹ vốn mạo hiểm và/hoặc tài chính cấp hai nhằm hỗ trợ các công ty công nghệ mới hay các công ty vệ tinh của các tổ chức nghiên cứu công.

Tháng 5 năm 2001, METI đã khởi xướng xúc tiến “Kế hoạch về sự sáng tạo các thị trường mới và việc làm mới”. MEXT cũng thúc đẩy sự hợp tác giữa ngành công nghiệp – khối nghiên cứu – Chính phủ. Chính phủ Nhật Bản cịn có tham vọng thành lập 1000 công ty kinh doanh mạo hiểm tách ra từ các trường đại học trong vòng ba năm.

METI và MEXT đã thiết lập các chính sách khác nhau để đạt được mục tiêu của kế hoạch. Ví dụ:

- Chương trình hỗ trợ phát triển cơng nghệ dựa trên cơ sở các kết quả nghiên cứu.

- Chương trình hỗ trợ quản lý các công ty kinh doanh mạo hiểm của các trường đại học.

5. Nhân lực KH&CN

Các nỗ lực nhằm làm tăng số sinh viên đại học tốt nghiệp các ngành về khoa học và kỹ thuật

Một số điều tra quốc tế và trong nước gần đây đã phát hiện thấy lớp thanh niên và cơng chúng Nhật Bản ít quan tâm tới KH&CN. Tuy nhiên, Chính phủ Nhật Bản đã nhận thức được rằng sự hiểu biết của cơng chúng về KH&CN đóng một vai trị then chốt trong việc xây dựng một quốc gia tiên tiến định hướng vào KH&CN, đảm bảo đổi mới công nghệ và tăng cường khả năng cạnh tranh cơng

271

nghiệp. Vì vậy Chính phủ Nhật Bản hiện đang soạn thảo nhiều dự án nhằm thúc đẩy sự hiểu biết của công chúng về KH&CN.

Xúc tiến “Tăng cường sự hiểu biết khoa học” đã được thực hiện. Dự án này hỗ trợ các hoạt động theo các cách khác nhau như hợp tác nghiên cứu với các nhóm tình nguyện khoa học, các trung tâm khoa học và các viện nghiên cứu nhằm giúp trẻ em quan tâm đến khoa học.

Các hoạt động chính bao gồm:

- Thành lập các “Trường đại học siêu khoa học”

- Các trường điển hình về giáo dục khoa học (đối với cấp tiểu học và trung học).

- Khởi xướng “Chương trình hợp tác khoa học”

- Triển khai tài liệu học tập số hóa tiên tiến phục vụ cho giáo dục KH&CN. Với mục đích nâng cao tính tự lực của các nhà nghiên cứu trẻ tuổi, Kế hoạch Cơ bản về KH&CN lần thứ II đã nêu rõ: “Trong tương lai, học bổng nghiên cứu sinh sau tiến sỹ sẽ tăng lên đáng kể, trong đó các cố vấn nghiên cứu sử dụng nguồn tài chính trách nhiệm riêng của mình có thể giành học bổng sau tiến sỹ, các nghiên cứu sinh sau tiến sỹ có thể được đãi ngộ dựa theo khả năng của họ, các nghiên cứu sinh sau tiến sỹ được bổ nhiệm vào các bộ hay các công ty, các nghiên cứu sinh tiến sỹ xuất sắc có thể được hỗ trợ hồn tồn và hệ thống cần được đánh giá”.

Cùng với việc tăng nguồn kinh phí trợ cấp, MEXT còn mở rộng các cơ hội cho các nghiên cứu sinh sau tiến sỹ và những người khác tham gia vào các dự án nghiên cứu được hỗ trợ bằng kinh phí cạnh tranh, bên cạnh đó MEXT cịn thúc đẩy nhiều chương trình hỗ trợ khác đối với nghiên cứu sinh tiến sỹ và sau tiến sỹ, như các chương trình học bổng (Hiệp hội Xúc tiến Khoa học Nhật Bản) hỗ trợ cho các nhà nghiên cứu trẻ tuổi, trong đó có trao các suất học bổng sau tiến sỹ nhằm tạo điều kiện cho họ tập trung một cách tích cực vào các hoạt động nghiên cứu.

Các xúc tiến chính sách nhằm giải quyết sự thiếu hụt các nhà khoa học và kỹ sư trong các lĩnh vực cụ thể

Dựa trên cơ sở chính sách do Hội đồng Chính sách KH&CN thiết lập và tuân theo chương trình “Đẩy mạnh nguồn nhân lực cho các lĩnh vực đang nổi trội”, bằng nguồn tài chính phối hợp đặc biệt để thúc đẩy khoa học và công nghệ, MEXT đã nhận thức rõ được tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực cần thiết trong một số lĩnh vực có vai trị quan trọng đối với sự phát triển khoa học và công nghệ. Thấy trước được vấn đề này, MEXT đã thành lập một bộ phận quản lý nguồn nhân lực

272

nhằm tăng cường số các nhà chuyên môn trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ mới nổi lên ở ngay giai đoạn sớm nhất nhằm đảm bảo vị trí dẫn đầu của Nhật Bản trên thế giới bằng việc phát triển một cách chiến lược nguồn nhân lực. MEXT còn hỗ trợ cho việc xây dựng mới một hệ thống tái đào tạo dành cho các nhà nghiên cứu và kỹ sư thuộc các doanh nghiệp, để giúp đỡ họ trong việc học tập các lĩnh vực KH&CN mũi nhọn từ năm tài khóa 2004.

Những thay đổi chính sách liên quan đến sự thuyên chuyển và di cư quốc tế của số nhân lực khoa học và có kỹ năng cao

Trong Kế hoạch Cơ bản lần thứ hai về KH&CN của Nhật Bản, việc xúc tiến quốc tế hóa các hoạt động KH&CN được coi là một trong những chính sách quốc gia quan trọng nhất. Kế hoạch Cơ bản lần thứ hai chỉ rõ rằng, cần tăng cường các cơ hội cho các nhà nghiên cứu tài giỏi nước ngoài tham gia vào các tổ chức nghiên cứu ở Nhật Bản và bên cạnh đó cũng tăng cường cơ hội cho các nhà nghiên cứu Nhật Bản tham gia vào các tổ chức nghiên cứu xuất sắc của quốc tế.

Dựa trên các ý tưởng của Kế hoạch Cơ bản, MEXT hiện đang xúc tiến việc trao đổi quốc tế giữa các nhà nghiên cứu, chủ yếu với các nước châu Á, MEXT đã nhận thức rõ về sự mất cân đối tồn tại trong sự trao đổi của Nhật Bản với các nước châu Âu và sự mất cân đối đang trở thành hố ngăn cách giữa số các nhà nghiên cứu Nhật Bản đi ra nước ngoài và số các nhà nghiên cứu nước ngoài đến Nhật Bản. Trong bối cảnh như vậy, việc trao đổi và hợp tác quốc tế liên quan đến phát triển nguồn nhân lực KH&CN đang được xúc tiến.

Một số chương trình cụ thể đã đạt được các mục tiêu trên, bao gồm chương trình “Học bổng sau tiến sỹ dành cho các nhà nghiên cứu nước ngoài” nhằm thu hút các nhà nghiên cứu trẻ tài năng đến Nhật Bản và chương trình “Học bổng sau tiến sỹ nghiên cứu ở nước ngoài” nhằm đưa các nhà nghiên cứu trẻ có tài ra nước ngồi, cả hai chương trình này đều do Hiệp hội Xúc tiến Khoa học Nhật Bản tổ chức.

6. Các chính sách thúc đẩy đổi mới trong khu vực dịch vụ

Các chính sách thúc đẩy đổi mới và tăng năng suất trong khu vực dịch vụ

Nhằm đẩy mạnh khả năng cạnh tranh, không chỉ trong lĩnh vực phần mềm mà cả tổng thể ngành công nghiệp Nhật Bản và làm tăng độ tin cậy của hệ thống kinh tế - xã hội , METI sẽ hỗ trợ mạnh mẽ cho các nhân viên và doanh nghiệp tư nhân triển khai các phần mềm có chất lượng cao, cải tiến chất lượng, độ tin cậy và năng suất của các phần mềm và tích cực thúc đẩy sự phát triển nguồn nhân lực và NCPT

273

thông qua sự hợp tác chặt chẽ giữa ngành công nghiệp, khối các trường đại học và Chính phủ về chia sẻ các nguồn lực dùng để triển khai phần mềm. Một số biện pháp chi tiết được nêu dưới đây:

- Hỗ trợ cho các doanh nghiệp CNTT vừa và nhỏ. METI sẽ cung cấp sự hỗ trợ về tài chính cho các hoạt động NCPT công nghệ phần mềm tại các doanh nghiệp có các kết quả công nghệ xuất sắc.

- Sáng tạo phần mềm nguyên bản. METI sẽ cung cấp sự hỗ trợ về tài chính cho các hoạt động phát triển phần mềm của các chun gia CNTT tài năng có tính sáng tạo cao. Đó là những người được các nhà quản lý chương trình phát hiện dựa trên kỹ năng CNTT cao và các thành tích liên quan.

- Phát triển thế hệ phần mềm tiếp theo. METI sẽ công khai đề nghị các công ty tư nhân thuộc một số ngành cụ thể tham gia các dự án phát triển công nghệ phần mềm thế hệ tiếp theo và cung cấp tài trợ cho các dự án đã được các nhà quản lý chương trình thơng qua.

- Xúc tiến việc sử dụng phần mềm nguồn mở. Nhằm thúc đẩy sự phát triển và sử dụng các phần mềm nguồn mở, METI sẽ thành lập một dự án thí điểm trong đó một số tổ chức lựa chọn sẽ áp dụng phần mềm nguồn mở cho các hệ thống máy tính để bàn của mình. Ngồi ra, METI sẽ cung cấp hỗ trợ tài chính cho các tổ chức đó.

Các nỗ lực nhằm cải thiện nguồn vốn con người và phát triển nhân cơng có tay nghề cao thơng qua các chương trình giáo dục mới hỗ trợ cho đào tạo tại nơi làm việc.

METI sẽ áp dụng một loạt các biện pháp nhằm cải tiến cơ sở hạ tầng của nguồn nhân lực IT, để hỗ trợ cho sự phát triển bền vững của một xã hội thông tin tiên tiến. Chi tiết về các biện pháp đó như sau:

- Hỗ trợ đào tạo giáo dục đáp ứng các Tiêu chuẩn Kỹ năng CNTT;

- METI sẽ đánh giá giá trị pháp lý của các hoạt động giáo dục đào tạo thực tiễn đáp ứng các Tiêu chuẩn Kỹ năng CNTT và lộ trình đào tạo.

- Thúc đẩy giáo dục số hóa

- METI sẽ thiết lập các thông số tiêu chuẩn về cả phần mềm và phần cứng nhằm hỗ trợ cho việc giáo dục và đào tạo có hiệu quả, sử dụng các sản phẩm CNTT ở các cấp giáo dục tiểu học và trung học.

274

- METI sẽ thúc đẩy việc tiêu chuẩn hóa hoạt động học tập trên mạng (e- learning) tại các nước châu Á và hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực IT nhằm tạo nên phần nội dung có hiệu quả.

- METI sẽ áp dụng các biện pháp cần thiết để áp dụng thể lệ kiểm tra kỹ sư CNTT của Nhật Bản tại các nước châu Á.

. METI sẽ mở các khóa đào tạo thực tiễn cho các nhân viên kỹ thuật CNTT then chốt tại các nước châu Á, để sao cho các nước này có thể trở thành các quốc gia có trình độ CNTT cao và các cơng ty tư nhân tại các nước đó có thể tiến hành hợp tác kinh doanh chặt chẽ hơn với các công ty của Nhật Bản.

275

ASEAN

Singapo

Singapo là nền kinh tế phát triển nhất trong ASEAN, đồng thời cũng là quốc gia đi đầu trong nghiên cứu và phát triển của khu vực. Singapo có những điều kiện tiên quyết để trở thành một trung tâm NCPT của thế giới.

Thứ nhất, Singapo có những nhân tài bản địa với thế mạnh về khoa học và

tốn học. Rất nhiều sinh viên có năng khiếu đã chọn theo học các ngành khoa học và kỹ thuật (KHKT) tại bậc đào tạo đại học, những lĩnh vực mà họ nổi trội. Khuynh hướng tự nhiên về các ngành khoa học được khuyến khích bởi hệ thống giáo dục, thiết lập nền tảng cho một xã hội thích nghi với khoa học và công nghệ, và lực lượng lao động dễ dàng thích ứng với các cải tiến trong lĩnh vực KHCN.

Thứ hai, xã hội Singapo là một xã hội mở, đa sắc tộc. Các nhà khoa học và

các nhà nghiên cứu từ khắp nơi trên thế giới tìm thấy ở Singapo một mơi trường mà họ và gia đình họ dễ dàng thích ứng. Các cơng ty tương đối dễ dàng thành lập nhóm nghiên cứu quốc tế để xây dựng trung tâm NCPT của họ tại đây. Singapo có một cộng đồng khoa học vững mạnh, và các nhà nghiên cứu và nhà khoa học được tự do nghiên cứu, phát huy tối đa tiềm năng của mình.

Singapo là nơi tập trung nhiều nhân tài hàng đầu ở trong nước cũng như từ nước ngồi, vì vậy rất dễ dàng tìm trong mạng lưới này những cơng ty trí tuệ và các đồng sự nghiên cứu. Singapo đã đạt được những tiến bộ bằng việc tạo ra một môi trường hấp dẫn và các cơ sở nghiên cứu có chất lượng cao, chẳng hạn như Thủ phủ Sinh học Biopolis để đón tiếp những nhân tài như vậy. Việc tạo ra một mơi trường như vậy cần có thời gian nhưng Singapo đang từng bước xây dựng một mơi trường nghiên cứu sơi động. Singapo có vị trí thuận lợi để trở thành cửa ngõ nghiên cứu và phát triển của châu Á đối với các công ty nhờ Singapo để tiếp cận các thị trường hấp dẫn trong khu vực.

Thứ ba, Singapo có lợi thế về mơi trường đối với NCPT. Singapo có khung

pháp lý vững chắc cho nghiên cứu, có những hướng dẫn minh bạch về các hành vi đạo đức được chấp nhận trong khoa học nghiên cứu sự sống, và bảo hộ tốt cho các sáng chế. Ngồi ra, Singapo cịn có khả năng tổ chức nhanh chóng và tập trung các nguồn lực để giải quyết cơng việc. Giữa Chính phủ, các học viện, và các tổ chức nghiên cứu có mối liện hệ chặt chẽ, vì vậy các ý tưởng được chuyển thành các dự

276

án, và các dự án được chuyển thành các hành động một cách nhanh chóng và hiệu quả. Điều này đã tạo ra một môi trường thuận lợi cho công việc của các nhà khoa học và các nhà nghiên cứu.

Singapo đã đạt mức tăng trưởng kinh tế cao nhờ các chiến lược và các chính sách hiệu quả chú trọng vào phát triển nguồn nhân lực và hỗ trợ cơ sở hạ tầng KHCN.

Singapo đầu tư nhiều vào đại học quốc gia Singapo để cung cấp cán bộ khoa học và kỹ sư trình độ cao. Hơn 32% NCPT của Nhà nước được thực hiện bởi trường đại học và 40% nhân lực NCPT tập trung ở đây. Ngoài ra, Singapo cũng phát triển rộng chương trình đào tạo của Singapo ở nước ngồi.

Singapo có nhiều ưu thế để thu hút nhân tài trong và ngoài nước. Năm 2002, Singapo được đánh giá là: môi trường kinh doanh hàng đầu ở châu Á - Thái Bình Dương, chất lượng cuộc sống hàng đầu châu Á, đứng thứ hai về Bảo hộ Quyền Sở hữu Trí tuệ, về đầu tư có hiệu quả nhất, về nền kinh tế tự do nhất, đứng thứ tư về khả năng cạnh tranh tăng trưởng, đứng thứ năm về khả năng cạnh tranh trên thế giới và quốc gia có nạn tham nhũng ít. Singapo cịn có các ưu thế khác như thuế thu nhập cá nhân thuộc vào nhóm các nước thấp nhất thế giới.

Năm 2003, Singapo có tổng cộng 17.074 kỹ sư và nghiên cứu viên (trong số

Một phần của tài liệu Thách thức và vận hội mới của khoa học và công nghệ thế giới: Phần 2 (Trang 102 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)