Các chiến lược KH&CN

Một phần của tài liệu Thách thức và vận hội mới của khoa học và công nghệ thế giới: Phần 2 (Trang 132 - 135)

Để đạt được các mục tiêu nêu trên, Philippin đề rai các chiến lược sau:

1. Mở ra lĩnh vực riêng và hình thành các cụm

Bài học kinh nghiệm của các nước công nghiệp tiên tiến cho thấy là việc phát triển công nghiệp hoặc công nghệ không diễn ra đều khắp (ở tất cả các mặt trận hoặc lĩnh vực) và độc lập hoặc cách biệt với các ngành và công nghệ khác. Trái lại, sự phát triển công nghệ diễn ra ở trong một mặt trận tương đối hẹp và thường ở trong các cụm ngành tương tác và hỗ trợ có liên quan.

Do các nguồn lực rất hạn chế nên các mối liên kết giữa các ngành sẽ phải là tiêu chuẩn quan trọng trong việc ưu tiên các ngành được hưởng sự hỗ trợ công nghệ và các khuyến khích có được khác. Theo đường lối này, các cụm công nghiệp đã được Bộ Thương mại và Công nghiệp nhận dạng, là một xuất phát điểm tốt.

2. Giải quyết các vấn đề thúc ép của quốc gia

KH&CN không chỉ phải giải quyết các mối quan tâm lâu dài và thường xuyên (như phát triển nguồn nhân lực, an ninh quốc gia, hố ngăn cách số) mà còn phải nhằm vào các vấn đề thuộc tầm ngắn hạn và trung hạn. Những vấn đề thúc ép nhất của đất nước cần phải giải quyết bao gồm tình trạng nghèo đói, sức khoẻ kém, tốc độ tăng dân số nhanh, thiếu hụt lương thực, nước, năng lượng, nhà ở và việc làm,

300

mức thu nhập thấp, năng suất thấp, tình trạng tàn phá mơi trường, nạn khủng bố trên mạng và điều hành kém.

3. Phát triển nguồn nhân lực

Thành công của quốc gia về KH&CN suy cho cùng là phụ thuộc vào số lượng và chất lượng của nguồn nhân lực.

Phát triển nguồn nhân lực KH&CN phải nhằm vào việc tăng cường giáo dục khoa học và toán học, xây dựng năng lực KH&CN tương lai thông qua những Chương trình trọng điểm trong giáo dục cơ sở và đại học, liên kết với các chương trình phát triển nghề nghiệp, kỹ thuật và kỹ năng đáp ứng các yêu cầu của sức cạnh tranh tồn cầu của các ngành cơng nghiệp Philippin, thúc đẩy quan hệ đối tác với khu vực tư nhân, khai thác tiềm năng tri thức có được ở địa phương thuộc các ngành khác nhau, tối đa hố sự đóng góp của các cán bộ KH&CN Philippin ở nước ngoài cho sự nghiệp phát triển KH&CN quốc gia.

4. Hỗ trợ ngành cơng nghiệp, đặc biệt là DNVVN

Do có cơ sở rộng và tương đối cần nhiều lao động nên DNVVN là một địa điểm tin cậy và bình đẳng để phát triển kinh tế. Thực tế này đã được cho thấy ở một số nền kinh tế thành công nhất như Đài Loan và các nước mới cơng nghiệp hóa. Do vậy, sự hỗ trợ KH&CN cho DNVVN phải được tăng cường thông qua việc cải thiện khả năng tiếp cận với những công nghệ và dịch vụ, cung cấp dịch vụ kiểm định công nghệ, thực hiện các chương trình KH&CN tổng hợp cho những ngành đặc thù, lập đối tác và cộng tác với khu vực tư nhân để nâng cao tiềm lực công nghệ, khai thác năng lực của khu vực hàn lâm để đáp ứng nhu cầu công nghệ của các ngành công nghiệp, đặc biệt là ở những lĩnh vực yếu, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư nâng cấp công nghệ, hỗ trợ và khuyến khích thành lập các phịng thí nghiệm tư để phục vụ cho các ngành công nghiệp.

5. Tăng tốc độ chuyển giao và ứng dụng công nghệ

Các nghiên cứu cho thấy rằng việc chuyển giao, ứng dụng và thương mại hố cơng nghệ là một khâu yếu trong công cuộc phát triển công nghệ. Bởi vậy, việc tăng tốc độ các quá trình này là một ưu tiên quan trọng trong kế hoạch này.

Chuyển giao và ứng dụng công nghệ phải được tăng tốc thơng qua việc duy trì cơng tác kiểm kê các cơng nghệ có được và nguồn của chúng, thành lập đội ngũ chuyên gia công nghệ theo ngành, tìm kiếm cơng nghệ thế giới, duy trì cơ sở dữ liệu công nghệ, tri thức và nguồn lực, đào tạo và phổ biến thông tin về các công

301

nghệ có được, có biện pháp khuyến khích các ngành cơng nghiệp đầu tư phát triển nguồn nhân lực, xúc tiến việc kết mạng giữa Chính phủ, ngành cơng nghiệp, các hiệp hội và tổ chức phi chính phủ để tạo điều kiện tiếp thu và chuyển giao công nghệ, huy động ngành tài chính hỗ trợ chuyển giao và thương mại hố cơng nghệ.

6. Xây dựng/nâng cấp kết cấu hạ tầng KH&CN

Philippin thua kém rất xa các nước mới cơng nghiệp hóa về kết cấu hạ tầng và phương tiện/thiết bị KH&CN. Do đó, việc xây dựng và duy trì một kết cấu KH&CN vững chắc là một chiến lược quan trọng trước mắt và lâu dài của đất nước.

Để xây dựng kết cấu hạ tầng KH&CN, phải chú trọng đến việc nâng cao năng lực của các trung tâm xuất sắc hiện có ở các lĩnh vực KH&CN ưu tiên, nâng cao năng lực các vùng và địa phương, hỗ trợ, khuyến khích và tạo điều kiện cho khu vực tư nhân thực hiện đổi mới công nghệ và các hoạt động/dịch vụ liên quan.

7. Củng cố các mối liên kết giữa Chính phủ- cơng nghiệp-hàn lâm-xã hội dân sự và quốc tế

Các Chương trình hợp tác giữa Chính phủ, khối cơng nghiệp và khu vực hàn lâm, tham gia quy hoạch, chia sẻ các thực tiễn tốt nhất và các thông tin khác, tư vấn chính sách KH&CN sẽ phải được thúc đẩy.

8. Cải tiến công tác điều hành KH&CN

Cải tiến công tác điều hành (tức là trách nhiệm giải trình, tính minh bạch và hiệu quả) là một chiến lược quan trọng để nâng cao hiệu quả của lĩnh vực KH&CN.

Để cải tiến công tác điều hành KH&CN, cần có sự đánh giá, phân loại và nâng cấp thường xuyên đối với các tổ chức KH&CN, thực hiện kiểm toán thường xuyên hoạt động của các cơ quan và tổ chức KH&CN, xây dựng các quy chế để đảm bảo tính liên tục của các kế hoạch và chương trình thống nhất và điều phối các nỗ lực KH&CN quốc gia, tăng cường theo dõi và củng cố đánh giá việc điều hành KH&CN, thể chế hố các khuyến khích đối với hiệu quả xuất sắc, khai thác đầy đủ tiềm năng của CNTT và truyền thông trong công tác điều hành.

Các phương thức khác giúp việc thực hiện NCPT hiệu quả hơn đang được nghiên cứu, chẳng hạn như cơng ty hố, tư nhân hố.

302

9. Thúc đẩy/phổ cập hoá KH&CN

Đối với nhiều người dân Philippin, KH&CN vẫn còn là một chủ đề xa lạ, hoặc bí hiểm, chứ chưa phải là một bộ phận quan trọng trong các hoạt động hàng ngày hoặc sự tồn tại của mình. Bởi vậy, điều hết sức quan trọng cần phải làm cho nhân dân thấy rõ được sự liên quan và sự thiết yếu của KH&CN thơng qua các Chương trình hoặc dự án để phổ cập hoá KH&CN. Các hoạt động sau đây sẽ được tiến hành: Phổ biến thông tin KH&CN thơng qua việc sử dụng ngơn ngữ bình dân; nghiên cứu các khía cạnh khoa học xã hội của KH&CN; thúc đẩy văn hoá đổi mới; tăng cường nhận thức và giáo dục về tầm quan trọng của KH&CN cho các nhà hoạch định chính sách và đưa ra quyết định; thúc đẩy sự cạnh tranh lành mạnh để có được các thành tựu KH&CN. Tơn vinh và khen thưởng những cá nhân có thành tích xuất sắc về KH&CN và các thành tựu KH&CN.

Một phần của tài liệu Thách thức và vận hội mới của khoa học và công nghệ thế giới: Phần 2 (Trang 132 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)