3.1. Nông nghiệp, lâm nghiệp và tài nguyên
Đem KH&CN phục vụ nơng ngư nghiệp để hỗ trợ Chương trình hiện đại hố nông nghiệp của quốc gia. Mục tiêu đặt ra là tăng sản lượng nông nghiệp thông qua việc sử dụng công nghệ sản xuất hiện đại. Những ưu tiên và hướng phát triển như sau:
- Chú trọng vào lai tạo, hệ thống quản lý sản xuất, quản lý sâu bệnh tổng hợp, các hệ thống chế biến sau thu hoạch và xử lý sơ bộ, cất giữ/bảo quản, nâng cao chất lượng và tiêu chuẩn hoá các loại cây trồng ưu tiên như cây ăn quả, cây cảnh và cây thuốc, cây công nghiệp (dừa, cây lấy sợi) và cây rau. Phát triển các chủng loại khác nhau, các hệ thống quản lý gieo cấy, quản lý sâu bệnh tổng hợp, xử lý sau thu hoạch, xử lý sơ bộ, bảo quản và phát triển sản phẩm cho các cây nơng nghiệp ưu tiên (lúa, ngơ, mía, khoai).
- Cải tiến giống và thức ăn chăn nuôi các động vật ăn cỏ, tiêu chuẩn hoá sản phẩm gia cầm, các hệ thống sản xuất và chương trình chăm sóc sức khoẻ vật ni, phát triển vacxin/phép chẩn đoán.
- Hệ thống sản xuất nông nghiệp bền vững (thuỷ canh, canh tác chính xác dựa vào các mơ hình máy tính và các cơng cụ liên quan, nơng nghiệp hữu cơ); quản lý độ phì nhiêu đất đai thơng qua việc phát triển, quản lý và sử dụng phân vô cơ/hữu cơ và các chất điều hồ đất; cơ cấu và máy móc nơng nghiệp (khảo sát chuẩn mực và hệ thống thông tin, tiêu chuẩn của Philippin về máy móc và cơ cấu nơng nghiệp, thuỷ lợi và các hệ thống thốt nước nơng nghiệp, sản xuất, chế biến nông
303
nghiệp/sau thu hoạch; quản lý và bảo tồn tài nguyên đất và nước (quản lý các vùng ngoại vi để sản xuất lương thực bền vững, quản lý và sử dụng các nguồn nước tích hợp).
- CNSH lâm nghiệp; các công nghệ về hệ thống phát triển và quản lý tài nguyên; phát triển và quản lý rừng gieo trồng.
- Quản lý lâm nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn và ứng dụng tính đa dạng sinh học, khảo sát, kiểm kê và điều tra số lượng các loài, sinh tặc.
- Phát triển các phương pháp tái sinh và các khía cạnh sản xuất kể cả công nghệ phát triển việc gieo trồng các cây nho, phong lan, cao su…; phát triển việc thiết kế và các sản phẩm sử dụng các vật liệu và các loài khác; NCPT về chất nhuộm tự nhiên.
- Khảo sát và kiểm kê, thiết kế và phát triển sản phẩm, cơ sở dữ liệu được máy tính hố về sản xuất, thu hoạch, xử lý, ứng dụng và tiếp thị; phát triển chính sách.
2. Y tế
Y tế là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ sự nghiệp phát triển con người, bởi vậy phải có sự ưu tiên chú ý. Rất may, đây là lĩnh vực Philippin đã có được một số tiến bộ.
Những ưu tiên và phương hướng đề ra như sau: Kiểm soát các bệnh truyền nhiễm; Phát hiện sớm và ngăn ngừa các bệnh không truyền nhiễm; Chẩn đốn chính xác các bệnh nhiệt đới thơng thường; Chẩn đoán miễn dịch và cảm biến sinh học phục vụ các bệnh trước đây; Y tế từ xa và tin sinh học; Phát triển các dược phẩm sinh học; Sản xuất các loại thuốc và vacxin tái tổ hợp bằng các công nghệ đã biết; Phát triển các sản phẩm thảo dược; Phát triển và tiêu chuẩn hoá các thực phẩm/chất dinh dưỡng chức năng; Phát triển vacxin và kháng sinh cho nhu cầu trong nước.
3. Công nghệ sinh học
Trong số các công nghệ/các ngành mới và đang nổi, có lẽ CNSH là có tiềm năng lớn nhất đối với Philippin. Philippin đã có được những tri thức và năng lực ở dạng các cơng ty, trong đó có các nhà nghiên cứu có kinh nghiệm và được đào tạo tốt về CNSH (đặc biệt là CNSH nơng nghiệp), sinh học và hố học. Hơn thế nữa, không như những ngành hoặc công nghệ khác, CNSH cần đến nhiều kỹ năng và tri thức hơn là vốn, bởi vậy tương đối phù hợp để phát triển ở một nước như Philippin.
304
Các ưu tiên phát triển KH&CN trong lĩnh vực này là ứng dụng CNSH trong nông nghiệp, lâm nghiệp và tài nguyên thiên nhiên, khoa học biển, ngư nghiệp và thuỷ sản, y học, môi trường, năng lượng, kỹ thuật chế tạo và chế biến. ứng dụng CNSH trong những lĩnh vực nói trên bao gồm: Đối với nông ngư nghiệp – tăng cường các chủng loại và sản phẩm để đảm bảo an ninh lương thực; đối với lâm nghiệp – duy trì và tối đa hoá các tài nguyên rừng; đối với y học – ngăn ngừa, chẩn đoán và chữa trị bệnh tật; đối với khoa học biển, ngư nghiệp và thuỷ sản – phát triển các nguồn tài nguyên để đảm bảo an ninh thực phẩm; đối với năng lượng – phát triển các nguồn năng lượng tái sinh; đối với kỹ thuật chế tạo và chế biến – phát triển các quy trình chế tạo mới bằng cách sử dụng các dạng sinh vật làm các nhà máy sản xuất những sản phẩm cần thiết; đối với môi trường – biện pháp chữa bệnh sinh học (bio-remediation). Ưu tiên đối với các quy trình/cơng nghệ của CNSH bao gồm: nuôi cấy mô tế bào; chẩn đoán dựa vào miễn dịch; các phần tử đánh dấu protein vào và ADN; chuyển hoá vi khuẩn; chuyển hoá thực vật; lập bản đồ hệ gen; nhân bản vơ tính các gen đơn; nuối cấy mơ động vật có vú.
4. CNTT và truyền thông
CNTT và truyền thông là một lĩnh vực Philippin đã tạo được một số ưu thế và mũi nhọn cạnh tranh. Mục đích sử dụng KH&CN là để tiếp tục nâng cao sức cạnh tranh của quốc gia trong CNTT và truyền thông và làm cho đất nước trở thành nhà cung cấp tầm cỡ thế giới đối với các sản phẩm/dịch vụ CNTT và truyền thông. Những hướng đi cụ thể như sau:
a. Điều hành điện tử (E-governance): thông qua việc truy cập tới các phương tiện và thơng tin trực tuyến, các dịch vụ hành chính, chia sẻ/nối mạng thơng tin, lập ngân hàng dữ liệu.
b. Dịch vụ từ xa: thông qua các cơ sở dữ liệu và hỗ trợ cho việc đưa ra quyết định để phát triển đô thị/nông thôn.
c. Các ứng dụng trong y tế: y tế từ xa, chiếu xạ từ xa, hồ sơ bệnh nhân của các hệ chuyên gia y tế, các ứng dụng CNTT và truyền thông cho người tàn tật và cao tuổi.
d. Các ứng dụng trong giáo dục: các hệ thống trợ lý học tập thông minh, đào tạo trực tuyến, các dịch vụ vô tuyến vệ tinh số, ti-vi số trên mặt đất.
e. Các ứng dụng trong lĩnh vực môi trường: các hệ thơng tin địa lý, các hệ định vị tồn cầu, cảm biến và đo lường từ xa.
305
f. Các ứng dụng trong nông nghiệp: các hệ chuyên gia dùng cho các cây trồng cụ thể, các hệ thông tin đất đai, các hệ thông tin tiếp thị.
g. Các ứng dụng trong công nghiệp: ứng dụng thương mại điện tử trong bán hàng và tiếp thị, mua sắm, quản lý đơn đặt hàng, dịch vụ và hỗ trợ khách hàng.
h. Thiết kế các hệ thống nhúng.
5. Vi điện tử
Ngành điện tử và vi điện tử đã và đang là ngành xuất khẩu hàng đầu của đất nước, chiếm tới 70% tổng doanh thu xuất khẩu năm 2000. Philippin hy vọng ngành này vẫn tiếp tục là ngành xuất khẩu lớn trong tương lai vì tốc độ phát triển cơng nghệ nhanh chóng ở trong ngành, nhờ vậy liên tục đưa ra được các sản phẩm mới, đồng thời nhu cầu các sản phẩm điện tử tương lai vẫn tiếp tục và không ngừng tăng lên.
Những lĩnh vực ưu tiên trong ngành này gồm: phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ dựa vào cơng nghệ; phát triển các Mạng tích hợp cho những ứng dụng đặc biệt (ASICs); phát triển các thiết bị điện tử tự thiết kế trong nước hoặc các công cụ để thiết kế ASICs; phát triển các mạng tích hợp tần số vơ tuyến (RFIC); phát triển đội ngũ nòng cốt các kỹ sư NCPT có năng lực về thiết kế và tạo nguyên mẫu; phát triển các công nghệ vi điện tử cốt lõi; phát triển nguồn nhân lực kỹ năng cho ngành.
6. Khoa học và công nghệ vật liệu
Khoa học và công nghệ vật liệu được dự báo là sẽ đóng một vai trị rất quan trọng cho sự phát triển công nghiệp của đất nước. Các vật liệu như kim loại, gốm và polyme ngày càng được sử dụng nhiều và theo dự báo, việc phát triển các vật liệu tiên tiến có các tính chất đặc thù được may đo sẽ được thực hiện vào năm 2010. Các công nghệ thiết kế, tổng hợp và chế biến khác nhau, cùng với việc sản xuất các vật liệu đó cũng được dự báo là sẽ có được vào năm 2010. Những phát triển liên quan khác trong tương lai bao gồm các máy vi mô và CNNN.
Các lĩnh vực ưu tiên bao gồm: các polyme dẫn điện, plasma, các công nghệ nuôi cấy tinh thể, CNNN, gốm siêu dẫn, gốm công nghiệp từ các nguồn trong nước, vật liệu xây dựng mới, kỹ thuật khoáng chất, chế biến vật liệu từ các nguồn tài nguyên biển, vật liệu phục vụ bảo tồn năng lượng.
306
7. Khoa học đất và biển