Chính sách KH &CN quốc gia lần thứ hai 2003 và chương trình hành động của Malaixia

Một phần của tài liệu Thách thức và vận hội mới của khoa học và công nghệ thế giới: Phần 2 (Trang 113 - 115)

động của Malaixia

Hai thập kỷ vừa qua, Malaixia đã có những bước tiến quan trọng về phát triển KH&CN. Trong khoảng thời gian 16 năm, Chính sách KH&CN quốc gia lần thứ nhất (NSTP 1, 1986), Chương trình hành động quốc gia về phát triển công nghiệp (TAP, 1990) đã thành công trong việc phát triển KH&CN trong nước thành một hệ thống vững chắc. Những thành tựu KH&CN Malaixia đạt được bao gồm:

- Đã lồng ghép được KH&CN vào việc lập kế hoạch phát triển quốc gia và lần đầu tiên Kế hoạch 5 năm lần thứ 6 của Malaixia đã dành hẳn một chương riêng cho KH&CN và phân bổ ngân sách cho KH&CN;

- Việc tài trợ và quản lý hoạt động NCPT được thực hiện thơng qua các chương trình khuyến khích khác nhau;

- Củng cố kết cấu hạ tầng KH&CN ở trong nước;

- Thành lập hệ thống tư vấn KH&CN, chẳng hạn như Hội đồng quốc gia về NCPT;

- Việc điều phối sự phát triển KH&CN trong công tác lập kế hoạch và các cơ chế thực hiện được tiến hành thông qua việc thành lập các công viên và cơ sở ươm tạo công nghệ;

- Việc phát triển nguồn nhân lực KH&CN tổng hợp được thực hiện thông qua Quỹ Học bổng Khoa học quốc gia, các Chương trình đào tạo sau tiến sỹ và Quỹ Đào tạo tại chức cho các nhà nghiên cứu.

Tuy nhiên, những vấn đề tồn tại trong KH&CN có thể phân loại như sau: - Sự phát triển KH&CN vẫn còn dựa nhiều vào khu vực Nhà nước, chưa có sự tham gia của khu vực tư nhân;

- Thiếu sự rõ ràng trong những chính sách, chương trình hành động và chiến lược phát triển KH&CN;

- Sự thiếu hiệu quả trong việc thực hiện các chương trình hành động và chiến lược ở các chính sách và kế hoạch trước đây;

- Thiếu sự theo dõi các chính sách và kế hoạch trước đây, nên không đạt được những mục tiêu đề ra;

- Việc thực hiện các chính sách và kế hoạch đã không nhằm vào mọi khía cạnh hoạt động KH&CN;

- Các chính sách đã khơng bổ sung hiệu quả cho các chính sách khác để thúc đẩy phát triển kinh tế;

281

- Các chính sách và kế hoạch trước đây đã thiếu nhạy bén đối với những thay đổi diễn ra trong nền kinh tế trong nước và toàn cầu;

- Các cơ chế ở nhiều cơ quan thực hiện chính sách KH&CN cịn yếu và phân tán;

- Chi tiêu cho NCPT còn ở mức thấp;

- Mối tương tác giữa các cơ quan Chính phủ và khu vực cơng nghiệp còn yếu; - Năng lực NCPT còn yếu xét về số lượng các nhà nghiên cứu.

Malaixia đã có một số khoản đầu tư lớn cho phát triển KH&CN và các ngành công nghiệp dựa vào tri thức. Trong việc đầu tư này, cần phải đảm bảo để những nguồn lực tương đối hạn chế của đất nước được sử dụng một cách sáng suốt và hiệu quả, nhằm tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mà thị trường cần đến. Chính sách KH&CN Quốc gia 2 đưa ra là dựa trên luận điểm rằng ở nền kinh tế tri thức, việc tiếp thu, sản sinh và chuyển hoá các ý tưởng thành các sản phẩm/quy trình/dịch vụ cần đến sự đầu tư đáng kể để phát triển nguồn nhân lực, tăng cường và củng cố kết cấu hạ tầng KH&CN, đẩy mạnh các mối liên kết chiến lược và xây dựng nền văn hoá lành mạnh trong khoa học, đổi mới và tinh thần kinh doanh.

Sự thành công của những khoản đầu tư nay không phải tự nhiên mà có được. Ta đã biết rằng, để làm chủ được KH&CN thường phải trải qua một chặng đường dài, gian khổ và tốn kém. Do hạn chế về nguồn lực, Malaixia khơng thể thụ động phó mặc cho sự phát triển tự phát. Nếu Malaixia có khát vọng được đứng trong hàng ngũ các quốc gia giàu có và tiên tiến, thì điều cốt yếu là phải có một cách tiếp cận thật tích cực và đồng bộ. Hồn cảnh kể từ khi hoạch định NSTP 1 cho đến nay đã thay đổi rất nhiều. Bởi vậy, Malaixia cần phải điều chỉnh lại tiến trình và phương hướng để đảm bảo đạt được những mục tiêu KT-XH.

Malaixia đã thiết lập được tiến trình chuyển đổi để trở thành nền kinh tế tri thức. Chiến lược tăng trưởng của Malaixia trong bối cảnh xây dựng Tầm nhìn 2020 là chú trọng vào công nghệ cao và các hoạt động thiên về tri thức. Mục tiêu đề ra là làm chủ được các công nghệ mũi nhọn ở các lĩnh vực như CNTT và truyền thông, vi điện tử, CNSH và các khoa học về sự sống, công nghiệp chế tạo tiên tiến, vật liệu mới, thực phẩm, các ngành liên quan đến môi trường và năng lượng để giúp cho Malaixia có được sức cạnh tranh mạnh trên thị trường tồn cầu. Malaixia hy vọng tới năm 2020 sẽ là nước đóng góp, chứ khơng chịu là nước chỉ biết tiêu dùng tri thức và công nghệ.

282

Một phần của tài liệu Thách thức và vận hội mới của khoa học và công nghệ thế giới: Phần 2 (Trang 113 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)