Các chính sách thúc đẩy đổi mới trongkhu vực dịch vụ

Một phần của tài liệu Thách thức và vận hội mới của khoa học và công nghệ thế giới: Phần 2 (Trang 95 - 100)

Tuy tầm quan trọng của khu vực dịch vụ có tăng lên, đặc biệt là các hoạt động dịch vụ mang hàm lượng tri thức cao, sự chú trọng về khía cạnh chính sách nhằm thúc đẩy đổi mới trong khu vực dịch vụ vẫn chưa tương xứng với vai trò của khu vực này. Các biện pháp chính sách trước đây tập trung gần như hoàn toàn vào các lĩnh vực chế tạo cơng nghiệp nay đang nhanh chóng tái định hướng vào các lĩnh vực hoàn thiện khác, đặc biệt là các ngành dịch vụ. Vì vậy, thay bằng việc áp dụng các chương trình chính sách đặc biệt nhằm vào thúc đẩy đổi mới trong khu vực dịch vụ, nhiều chương trình chính sách hiện tại đang được quay sang áp dụng cho khu vực dịch vụ.

263

Nhật Bản

Khuôn khổ chung và các xu thế chính sách

Ở Nhật Bản, dựa trên Luật Cơ bản về Khoa học và Cơng nghệ có hiệu lực năm 1995, Kế hoạch Cơ bản về Khoa học và Công nghệ lần thứ I đã được thông qua năm 1996 và Kế hoạch Cơ bản về Khoa học và Công nghệ lần thứ II đã được Nội các Chính phủ thơng qua vào năm 2001 để thực hiện trong các năm tài khóa từ 2001 đến 2005.

Trong Kế hoạch Cơ bản về Khoa học và Cơng nghệ II, các chính sách sau được coi là thiết yếu nhằm tạo nên một quốc gia dựa trên cơ sở tính sáng tạo của khoa học và công nghệ:

- Thiết lập vấn đề ưu tiên nhằm tạo đà có tính chiến lược về KH&CN;

- Cải cách hệ thống KH&CN nhằm đạt được các kết quả xuất sắc và có khả năng ứng dụng;

Ngoài ra, do cần phải giữ vững mức chi tiêu NCPT của Chính phủ tính theo tỷ lệ phần trăm trong GDP ít ra cũng phải tương đương với mức của các nước châu Âu và Mỹ, nên tổng chi tiêu NCPT của Chính phủ dự kiến đạt 24 nghìn tỷ n trong các năm tài khóa từ 2001 đến 2005 đã được xác định như một mục tiêu với những điều kiện chắc chắn. Con số ước tính này được dựa trên giả định rằng, đầu tư NCPT của Chính phủ sẽ bằng 1% GDP, trong đó tỷ lệ tăng trưởng danh nghĩa trong giai đoạn thực hiện Kế hoạch Cơ bản lần thứ hai sẽ là 3,5%.

Hiện nay, Kế hoạch Cơ bản về Khoa học và Công nghệ vẫn đang được xúc tiến với một tiến độ được tuân thủ chặt chẽ và cùng lúc diễn ra những cải tổ về cơ cấu bao gồm việc sát nhập các trường đại học quốc gia vào những tập đoàn lớn và chuyển đổi các doanh nghiệp Nhà nước liên quan đến NCPT thành các đơn vị hành chính hợp nhất có tư cách pháp nhân (IAA).

Bên cạnh đó, Kế hoạch Cơ bản về Khoa học và Công nghệ đã chỉ rõ rằng, Hội đồng Chính sách Khoa học và Công nghệ cần phải bám sát các mục tiêu đề ra trong Kế hoạch vào lúc kết thúc mỗi năm tài chính và từ đó biên soạn báo cáo “Hiện trạng các chính sách khoa học và cơng nghệ dựa trên cơ sở Kế hoạch Cơ bản về Khoa học và Công nghệ”.

Các thành tựu chủ yếu về thực hiện chính sách khoa học và công nghệ được mô tả dưới đây:

264

Tổng chi tiêu NCPT của Chính phủ trong năm tài khóa 2004 lấy từ ngân sách đạt 17 nghìn tỷ yên, các nỗ lực vẫn đang tiếp tục được duy trì nhằm bảo đảm tổng số là 24 nghìn tỷ n chi tiêu NCPT của Chính phủ.

Cải cách hệ thống.

Bản hướng dẫn quốc gia công bố năm 1997 đã được xem xét lại và “Hướng dẫn Quốc gia về đánh giá các kết quả NCPT do Chính phủ tài trợ” (do Thủ tướng quyết định tháng 11 năm 2001) đã được triển khai. Bản Hướng dẫn Quốc gia mới đã bổ sung thêm các biện pháp đánh giá NCPT, trong đó chú trọng đến sự phân bổ nguồn lực.

Dựa trên cơ sở bản Hướng dẫn Quốc gia mới, các hướng dẫn cụ thể đã được từng bộ triển khai, vạch rõ các phương pháp đánh giá và việc tiến hành đánh giá đang được các cơ quan NCPT thực hiện một cách nghiêm túc dựa trên bản Hướng dẫn Quốc gia và hướng dẫn của từng Bộ.

- Do hệ thống xét duyệt kinh phí dựa trên cơ sở cạnh tranh đã được cải tổ, nên các hệ thống về quyền hạn và trách nhiệm đang được xây dựng, trong đó có việc bổ nhiệm các cán bộ chương trình với u cầu về trình độ chun mơn để có thể đảm đương được các công việc đánh giá và theo dõi tiến độ thực hiện.

- Bắt đầu từ tháng 4 năm 2004, các trường đại học quốc gia đều được chuyển đổi thành doanh nghiệp đại học quốc gia, điều này sẽ tăng thêm tính độc lập trong quản lý trường đại học và cho phép quản lý nguồn nhân lực một cách linh hoạt hơn, do kết quả của việc chuyển đổi sang hệ thống nhân sự phi công chức.

- Các IAA đã được thành lập lần đầu tiên vào năm tài khóa 2001 nhằm làm tăng tính linh hoạt trong các hoạt động của các cơ quan này và để nâng cấp chất lượng của các dịch vụ công. Trong số các cơ quan thực hiện các dự án NCPT trực thuộc Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Cơng nghệ (MEXT) có 4 tổ chức đã bắt đầu chuyển đổi thành IAA vào tháng 4 năm 2004. Tuân theo hệ thống mới này, các đơn vị hy vọng là sẽ làm tăng được tính minh bạch trong các hoạt động của mình thơng qua những đánh giá kế hoạch trước khi đệ trình và những đánh giá sau khi đã hoàn thành, áp dụng các qui định chuẩn về thanh quyết tốn và các báo cáo tài chính. Ngồi ra, các cơ quan cịn có thể thúc đẩy NCPT một cách linh hoạt hơn thơng qua một hệ thống tài chính và nhân sự mới được áp dụng.

Một số thành tựu chính sách khác đã đạt được như sau:

- Liên quan đến việc cải tổ và làm tăng nguồn kinh phí cạnh tranh đóng góp cho việc thiết lập một môi trường NCPT cạnh tranh, tổng chi tiêu tăng lên cùng

265

với việc tăng các chi tiêu gián tiếp (từ 296,8 tỷ yên năm 2000 lên 360,6 tỷ yên trong dự thảo ngân sách quốc gia năm 2004).

- Nhằm đẩy mạnh các thành tích nghiên cứu xuất sắc tại các trường đại học và đưa chúng đến với xã hội, nhiều nỗ lực đã được tập trung vào các hoạt động này, như tăng cường nguồn tài trợ tương xứng để khuyến khích các hoạt động nghiên cứu kết hợp giữa các khu vực công nghiệp – viện, trường – Chính phủ và hỗ trợ cho các doanh nghiệp mới khởi sự của các trường đại học. Cùng lúc, tiến hành củng cố và đẩy mạnh các trung tâm sở hữu trí tuệ của các trường đại học và các trường đại học được hỗ trợ để đăng ký sáng chế đối với các kết quả nghiên cứu của mình. Dưới đây là các số liệu liên quan:

- Số các hoạt động nghiên cứu được liên kết thực hiện giữa các trường đại học quốc gia và các công ty: 4029 (năm 2000); 6767 (2002)

- Các doanh nghiệp mới khởi sự thuộc các trường đại học: 128 (2000); 614 (2003)

- Các trung tâm sở hữu trí tuệ thuộc các trường đại học: 43 (2003)

- Các Tổ chức Cấp giấy phép Công nghệ (Technology Licensing Organization – TLO) được phê chuẩn: 16 tổ chức (2000); 36 tổ chức (2003)

- Số các bằng sáng chế cấp cho các TLO phê chuẩn: 691 (2000); 4088 (2003) - Số giấy phép do các TLO phê chuẩn ký phát: 98 (2000); 920 (2003).

- Khoa học và công nghệ ở các khu vực địa phương cũng đang được đẩy mạnh, với lực lượng nịng cốt là các viện nghiên cứu cơng và các trường đại học, thơng qua việc triển khai “Cụm trí tuệ” (năm 2003 đã triển khai tại 15 khu vực) và tiến hành “Hợp tác vì cơng nghệ đổi mới và nghiên cứu tiên tiến trong khu vực tiến hóa” (đã lựa chọn được 19 và 9 khu vực trong các năm 2002 và 2003) nhằm khuyến khích sự hợp tác giữa các khu vực công nghiệp địa phương – viện, trường – khu vực Nhà nước, chú trọng vào các vùng đơ thị.

- Ngồi ra, Bộ Kinh tế, Thương mại và Cơng nghiệp (METI) cịn thúc đẩy các “Dự án Cụm Cơng nghiệp” nhằm khuyến khích sự phát triển các doanh nghiệp mới, thông qua việc sử dụng mạng lưới các nhà chuyên môn thuộc các doanh nghiệp, viện, trường và khu vực Nhà nước (đã có 19 dự án được thực hiện trong các năm 2002 và 2003).

- Nhằm đảm bảo đạt được các kết quả nghiên cứu giáo dục mang tầm cỡ thế giới, “Chương trình 5 năm nâng cấp trang thiết bị cho các trường đại học quốc gia” (diện tích nâng cấp theo kế hoạch vào khoảng 600 triệu m2

với chi phí dự án theo dự kiến xấp xỉ 1600 tỷ yên) đã được phê chuẩn vào tháng 4 năm 2001, trong

266

đó trang thiết bị của các trường đại học sẽ được nâng cấp trong vòng 5 năm. Trong năm tài khóa 2004, theo kế hoạch chương trình được cung cấp 1258,6 tỷ yên và khoảng 373 triệu m2

diện tích đất sử dụng sẽ được nâng cấp.

Xác định lĩnh vực NCPT ưu tiên chiến lược

Kế hoạch Cơ bản về Khoa học và Cơng nghệ II, cịn xác định rõ các lĩnh vực NCPT tiếp tục được ưu tiên, đó là các lĩnh vực được đánh giá cao, có thể đóng góp quan trọng cho các triển vọng sau đây :

- Sáng tạo ra tri thức làm nguồn lực cho những phát triển mới (tăng cường tài sản trí tuệ)

- Thúc đẩy tăng trưởng liên tục trên các thị trường thế giới, cải tiến các công nghệ công nghiệp và sáng tạo các ngành nghề, việc làm mới (tác động kinh tế)

- Cải thiện sức khỏe và chất lượng sống của người dân, tăng cường an ninh quốc gia và phòng tránh thiên tai (lợi ích xã hội).

Kết quả là Kế hoạch Khoa học và Công nghệ chỉ rõ rằng các nguồn lực NCPT cần được phân bổ ưu tiên và tăng cường trong 4 lĩnh vực sau:

1) Lĩnh vực các khoa học về sự sống đóng góp cho việc phịng tránh và điều trị bệnh tật trong một xã hội già hóa với số trẻ mới sinh giảm và để giải quyết vấn đề về thực phẩm;

2) Lĩnh vực thông tin và viễn thơng đang tiến bộ một cách nhanh chóng và trực tiếp dẫn tới hình thành một xã hội thơng tin và viễn thơng tiên tiến, góp phần phát triển ngành cơng nghiệp thông tin và truyền thông và ngành công nghệ cao;

3) Lĩnh vực môi trường tuyệt đối cần thiết nhằm bảo đảm sức khỏe con người và gìn giữ mơi trường sống, cũng như duy trì cơ sở nền tảng cho sự tồn tại của con người;

4) Công nghệ nano và công nghệ vật liệu đang tạo ra những tác động lan tỏa đến một phạm vi rộng lớn nhiều lĩnh vực mà Nhật Bản đang nắm lợi thế.

Dựa trên cơ sở Kế hoạch Cơ bản, Hội đồng Chính sách KH&CN triển khai các chiến lược thúc đẩy đối với từng lĩnh vực, với sự chú trọng đến 4 lĩnh vực ưu tiên và hàng năm triển khai các “Chính sách phân bổ ngân sách, nhân lực và các nguồn lực khác” cho các lĩnh vực ưu tiên của các bộ, cùng lúc đặt ra các yêu cầu cho năm tới.

Dựa trên các chiến lược thúc đẩy đối với từng lĩnh vực do Hội đồng Chính sách KH&CN soạn thảo, Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ triển khai các chiến lược xúc tiến NCPT cho từng lĩnh vực vào tháng 2 năm

267

2002, trong đó xác định rõ các vấn đề NCPT, các chiến lược thúc đẩy,... cho 5 năm tới, kèm theo dự báo trong vòng một thập kỷ với các biện pháp thúc đẩy các viện nghiên cứu liên quan hoạt động một cách có hiệu lực và hiệu quả.

Tuân theo hướng dẫn của Hội đồng Chính sách KH&CN, các nguồn lực được phân bổ một cách có hiệu quả tại Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Cơng nghệ và các bộ tiến hành NCPT khác.

Bảng 22. Phân bổ ngân sách cho các lĩnh vực (100 triệu yên)

2002 2003 2004

Các khoa học về sự sống

Một phần của tài liệu Thách thức và vận hội mới của khoa học và công nghệ thế giới: Phần 2 (Trang 95 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)