Nhânlực Khoa học và công nghệ

Một phần của tài liệu Thách thức và vận hội mới của khoa học và công nghệ thế giới: Phần 2 (Trang 32 - 33)

Trong 10 năm qua, số sinh viên đã tăng lên gần 4 lần, nhờ vào các nguồn tài trợ của nhà nước và tư nhân. Số lượng sinh viên tăng nhanh và việc hình thành một loạt các trường đại học tư nhân thường được xem là một hiện tượng đáng khâm phục nhất trong giai đoạn chuyển đổi ở Ba Lan.

Tính theo tỷ trọng sinh viên đại học (số sinh viên đại học trên 10.000 dân), hiện Ba Lan còn cao hơn cả nhiều nước phát triển. Năm 2001, chỉ số này là 443, thậm chí lên tới 498 người nếu tính cả những người theo học các khóa đào tạo sau phổ thông. Đặc biệt, hơn một nửa (57%) sinh viên đại học là phụ nữ.

Số tiến sỹ của Ba Lan tốt nghiệp năm 2001 là khoảng 4400 người, đạt mức cao kỷ lục (gấp 3 lần năm 1991).

Đồng thời, số nhà khoa học và kỹ sư của Ba Lan cũng tăng cao. Năm 2002, số nhà nghiên cứu trong lĩnh vực NCPT tăng 25% so với năm 1994.

200

Hungary

Khoa học và cơng nghệ ngày càng đóng vai trị quan trọng trong chính sách của Chính phủ Hungary. Hiện tại, Chính phủ dự định sẽ quan tâm đặc biệt đến việc nâng cao trình độ cơ bản về KH&CN. Nguyên tắc cơ bản của chính sách KH&CN được xác định trong Chương trình Chính phủ 2002-2006 và trong Chương trình Chính sách Kinh tế Trung hạn 2002 là một cơng cụ quan trọng của chính phủ để phát triển kinh tế và xã hội. Mục tiêu của chương trình chính sách kinh tế trung hạn này là hiện đại hoá, sắp xếp lại để phù hợp với các tiêu chuẩn Châu Âu nhằm tăng khả năng cạnh tranh, cố gắng ổn định tài chính và giá cả, và tạo mối liên kết hiệu quả giữa kinh tế và xã hội. Đổi mới trong sản xuất là một ưu tiên trong những chương trình này. Đầu tư cần phải dựa trên công nghệ tiên tiến, lực lượng lao động trình độ cao và kết hợp với những sáng kiến phát triển các địa phương. Chính phủ đã xác định các lĩnh vực ưu tiên sau:

- Khung pháp lý tạo điều kiện cho đổi mới;

- Xây dựng Hungary thành một địa điểm hấp dẫn về NCPT; - Tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ;

- Tăng cường các nguồn lực đổi mới trong DNVVN.

Một phần của tài liệu Thách thức và vận hội mới của khoa học và công nghệ thế giới: Phần 2 (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)