Hỗ trợ của chính phủ dành cho NCPT và đổi mới của khu vực tư nhân

Một phần của tài liệu Thách thức và vận hội mới của khoa học và công nghệ thế giới: Phần 2 (Trang 42 - 45)

Tại Hungary hiện có hai hình thức hỗ trợ chính của chính phủ dành cho NCPT và đổi mới: thứ nhất là hỗ trợ trực tiếp khơng hồn lại (ví dụ: tài trợ khơng hồn lại, đầu tư vốn) thơng qua kêu gọi đề xuất dự án, và thứ hai là các biện pháp khuyến khích gián tiếp (ví dụ: thuế hoặc biện pháp khuyến khích đầu tư).

Những vấn đề cần giải quyết:

- Năng lực NCPT và đổi mới của khu vực tư nhân cịn yếu kém - nhiều cơng ty hầu như khơng tiến hành hoạt động NCPT.

- Hệ thống khoa học của Hungary tương đối phát triển, nhưng không có sự liên kết tốt với khu vực tư nhân - khu vực tư nhân không thể hiện được các nhu cầu về NCPT của mình.

Vì vậy, nhiệm vụ hiện nay là phải thúc đẩy đổi mới xuất phát từ nhu cầu; phân bổ lại các nguồn lực dành cho các doanh nghiệp đổi mới; hướng hệ thống nghiên cứu công tập trung vào tăng trưởng kinh tế và năng lực cạnh tranh; xây dựng mối liên kết rộng rãi về NCPT giữa khoa học và cơng nghiệp.

Các chương trình NCPT quốc gia

Chương trình NCPT quốc gia cung cấp những phương tiện tài chính trực tiếp để thực hiện các mục tiêu chính: thực hiện các dự án nghiên cứu tập trung có quy mơ lớn và đa ngành, thơng qua các nguồn lực vật chất và tri thức để tạo ra bước đột phá trong một số lĩnh vực xác định. Thông qua nghiên cứu, phát triển và đổi mới, chương trình tập trung phát triển nền kinh tế tri thức. Các Chương trình NCPT Quốc gia đã được phê chuẩn trong Nghị quyết 1073/2000 (VIII.31) của Chính phủ, tập trung vào năm lĩnh vực: cải thiện chất lượng đời sống; công nghệ

210

thông tin và truyền thông; khoa học vật liệu và môi trường; nông sản và công nghệ sinh học; di sản quốc gia và những vấn đề xã hội đương đại. Tất cả các tổ hợp (consortium) bao gồm các tổ chức hợp pháp mà không nhất thiết phải đăng ký hoạt động tại Hungary đều có thể tham gia các Chương trình 1-4. Cịn đối với Chương trình 5 thì khơng nhất thiết phải thành lập tổ hợp. Hình thức trợ cấp cho các Chương trình này là cấp kinh phí khơng hồn lại và đầu tư vốn. Tổng kinh phí trợ cấp khơng vượt q 50% tổng chi phí dành cho NCPT. Phần chi phí cho nghiên cứu cơ bản trong các dự án không được vượt quá 30% tổng ngân sách. Các dự án thử nghiệm (bao gồm các dự án công nghệ mới với quy mơ cơng nghiệp) chỉ được cấp kinh phí nếu chúng nằm trong các dự án NCPT cụ thể. Các dự án do NKFP tài trợ thường kéo dài từ 2-4 năm, và thời gian cấp kinh phí tài trợ chỉ kéo dài tối đa 3 năm. Các khoản trợ cấp không giới hạn trong một lĩnh vực hay một sản phẩm cụ thể nào. Hầu hết các dự án đều nhằm vào các hoạt động nghiên cứu tập trung và liên ngành do các đơn vị NCPT tại Hungary thực hiện, thơng qua các tổ hợp để khuyến khích hợp tác nghiên cứu.

Quỹ Nghiên cứu Khoa học Quốc gia (NSRF)

Quỹ được thành lập năm 1986, trực thuộc HAS. Từ 1991, Quỹ hoạt động như một tổ chức độc lập. Nhiệm vụ của NSRF là hỗ trợ nghiên cứu cơ bản, phát triển cơ sở hạ tầng NCPT và cơng trình khoa học của các nhà nghiên cứu trẻ. NSRF có thể hỗ trợ tài chính cho một dự án cụ thể trong vòng 3 năm, và trong trường hợp được biệt thì có thể kéo dài tối đa 5 năm. Hình thức hỗ trợ là cấp kinh phí khơng hồn lại. NSRF khơng hỗ trợ tài chính cho các hoạt động xây dựng, mua sắm bất động sản.

Quỹ Phát triển Công nghệ Quốc gia (NTDF)

Mục đích của Quỹ là thúc đổi đổi mới công nghệ, phát triển cơ sở hạ tầng NCPT, phổ biến và ứng dụng các kết quả của phát triển công nghệ. Hỗ trợ tài chính của Quỹ khơng giới hạn trong bất kỳ một lĩnh vực hay sản phẩm nào. Hầu hết các dự án đều tập trung vào các trường đại học và viện nghiên cứu và các biện pháp khuyến khích để tăng cường hợp tác giữa nghiên cứu và kinh doanh. Ngồi ra, cũng có một số dự án với mục đích xây dựng các mạng lưới quốc gia và quốc tế. Thông thường, một dự án sẽ được NTDF tài trợ trong 3 năm. Trong hầu hết các trường hợp, hình thức hỗ trợ là cấp kinh phí khơng hồn lại với giá trị không vượt quá 50% chi phí dành cho NCPT.

211

Từ tháng 1/2004 NSRF và NTDF hợp nhất lại thành Quỹ Nghiên cứu và Đổi mới Công nghệ.

Nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế bền vững. Từ tháng 11/2003 Quốc hội Hungary đã đưa ra một số quyết định liên quan đến chính sách thuế. Một số biện pháp bổ sung sẽ có tác động lớn đến q trình đổi mới cơng nghệ ở Hungary:

- Thưởng 300% thuế NCPT, nếu phịng thí nghiệm của cơng ty đặt tại trường đại học hoặc viện nghiên cứu công.

- Miễn thuế tới 53.000HUF/tháng cho sinh viên được tuyển vào làm việc. (tương đương mức lương tối thiểu chính thức)

- Đẩy nhanh thủ tục hồn thuế. - Giảm thuế đầu tư.

Các biện pháp thu hút đầu tư cho NCPT của các doanh nghiệp sở hữu nước ngoài - từ 2004

- Hiện đại hố cơng nghệ: cung cấp các cơng trình xây dựng, cơ sở hạ tầng để thu hút các cơng nghệ có khả năng cạnh tranh, tạo điều kiện sản xuất các sản phẩm hiện đại; thúc đẩy việc mua máy móc, thiết bị, phần mềm, công cụ, thiết bị thí nghiệm hiện đại. Mức cấp kinh phí tối đa là 50% hay 770.000 Euro.

- Thành lập các trung tâm hợp tác khu vực: những trung tâm này phải tham

gia ít nhất một trong các hoạt động: phát triển và cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin, phân phối, vận chuyển, dịch vụ tài chính, sữa chữa và dịch vụ khách hàng, đào tạo dành cho người lớn ngoài phạm vi trường học, tư vấn kinh doanh, NCPT công nghệ. Mức hỗ trợ tối đa 50% hay 560.000 Euro.

- Phát triển hoạt động của các nhà cung cấp, hợp tác giữa các doanh nghiệp:

phát triển công nghệ và các phương pháp sản xuất, hình thành các cơng nghệ và phương pháp sản xuất mới, phát triển sản phẩm mới, tăng cường an toàn sản phẩm. Mức hỗ trợ tối đa 50% hay 200.000 Euro.

- Tư vấn thúc đẩy đầu tư: Tích cực tư vấn cho các doanh nghiệp lớn và vừa

về các điều kiện của Hungary, thiết lập mối quan hệ đối tác giữa chính quyền địa phương và các nhà đầu tư, xây dựng dự án, tổ chức hội thảo, gặp gỡ doanh nghiệp và hội nghị đầu tư, hỗ trợ kỹ thuật. Mức hỗ trợ tối đa 50%.

Hiện đại hoá khu vực doanh nghiệp theo hướng đổi mới - từ năm 2004

- Thành lập các vườn ươm công nghệ và trung tâm chuyển giao công nghệ để tạo cơ hội cho các doanh nghiệp có khả năng tồn tại và mở rộng. Mức hỗ trợ kinh

212

phí: đối với vườn ươm: tối đa 50%, trung tâm chuyển giao công nghệ: tối đa 100%.

- Củng cố năng lực NCPT và đổi mới của các công ty

- Phát triển cơ sở hạ tầng nghiên cứu của các công ty liên quan đến việc tạo ra việc làm cho các nhà nghiên cứu, mua sắm thiết bị dành cho NCPT, máy móc phục vụ cho mục đích nghiên cứu, giải pháp kỹ thuật làm sạch môi trường. Mức hỗ trợ tối đa 50% hoặc 38.000 Euro đối với một cơ sở nghiên cứu.

- Thúc đẩy đổi mới ở các công ty. DNVVN được khuyến khích tiếp cận và sử dụng các kết quả NCPT và thực hiện đổi mới, phát triển, giới thiệu các sản phẩm, quy trình, dịch vụ và cơng nghệ mới bằng cách hỗ trợ mua quyền sử dụng kết quả nghiên cứu, đặt hàng nghiên cứu ứng dụng và phát triển thử nghiệm, phát triển độc lập các công nghệ, sản phẩm và dịch vụ. Mức hỗ trợ tối đa 45% hoặc 190.000 Euro.

Một phần của tài liệu Thách thức và vận hội mới của khoa học và công nghệ thế giới: Phần 2 (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)