Yêu cầu của bộ tiêu chí và thang đo

Một phần của tài liệu Đổi mới sáng tạo và năng suất chất lượng trong doanh nghiệp (Trang 28 - 30)

TỚi NăNG SUẤT, CHẤT lƯỢNG CỦa DoaNH NGHiỆP NÔNG NGHiỆP

2.2. Yêu cầu của bộ tiêu chí và thang đo

Để đo lường năng lực ĐMST, thực trạng ĐMST và đánh giá tác động của năng lực ĐMST tới năng suất, chất lượng và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp nơng nghiệp, u cầu của bộ tiêu chí là phải phù hợp với đối tượng doanh nghiệp (chủ yếu là vừa và nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp). So với bộ chỉ số i2metrix, các tiêu chí này sẽ phải có nội dung đơn giản, dễ hiểu hơn cho doanh nghiêp, phải mang tính cụ thể, có thể đo lường

được, gần gũi và bám sát thực tế, gắn liền với đặc thù ngành nông nghiệp trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. So với bộ chỉ

số đo lường năng lực ĐMST của các doanh nghiệp Hà Nội, bộ chỉ số này cần tăng tính lượng hóa khi đo lường các chỉ tiêu ĐMST như tình hình R&D, tình hình sáng tao cơng nghệ và tiếp nhận công nghệ, thực trạng các mối quan hệ liên kết trong hệ thống ĐMST quốc gia. Mặt khác, cần điều chỉnh tên các nhân tố gắn với ĐMST và bổ sung các biến đo lường năng suất, chất lượng và kết quả kinh doanh.Theo đó, yêu cầu cụ thể của bộ tiêu chí cho nghiên cứu này là:

Về loại thang đo: Kết hợp giữa thang đo likert 5 mức độ và

các thang đo khác (thang đo định danh, thang đo thứ bậc) trong nội dung đánh giá năng lực ĐMST, kết quả ĐMST, năng suất,

chất lượng và kết quả kinh doanh nhằm cụ thể hóa thơng tin thực trạng ĐMST và năng suất, chất lượng.

Về nội dung thang đo: Với mục tiêu vừa đánh giá tác động

của năng lực ĐMST đến năng suất, chất lượng, vừa đánh giá thực trạng năng lực ĐMST, kết quả ĐMST và năng suất, chất lượng, nội dung chính của bộ tiêu chí cần tập trung vào ba phần: Phần một là ý kiến của doanh nghiệp về các nhân tố năng lực đổi mới sáng tạo; Phần hai là ý kiến của doanh nghiệp về kết quả đổi mới sáng tạo; Phần ba là ý kiến của doanh nghiệp về năng suất, chất lượng và kết quả kinh doanh. Ngoài ra, tên và nội dung các biến độc lập và các biến quan sát cần điều chỉnh để gắn kết hơn với ĐMST.

Về số lượng thang đo, sẽ có 9 thang đo được sử dụng để đo

lường năng lực ĐMST của doanh nghiệp (9 biến độc lập hay 9 nhân tố năng lực), đó là lãnh đạo đổi mới, nguồn nhân lực sáng tạo, R&D, quản trị tri thức, văn hóa đổi mới, quản lý đổi mới, quan hệ liên kết, chính sách khyến khích đổi mới, và sức ép mơi trường; 4 thang đo (4 biến truyền dẫn) được sử dụng để đo lường kết quả đổi mới là đổi mới về sản phẩm, đổi mới về quy trình, đổi mới về marketing và đổi mới về tổ chức; 3 thang đo được sử dụng để đo lường năng suất, chất lượng và kết quả kinh doanh (3 biến phụ thuộc).

Về đối tượng điều tra, chỉ áp dụng để điều tra một đối

tượng là doanh nghiệp tự đánh giá các kết quả ĐMST, năng suất, chất lượng, kết quả kinh doanh và các nhân tố năng lực ĐMST của họ. Các đối tượng khác không tham gia vào quá trình đánh giá vì nội dung các tiêu chí đề cập đến các vấn đề thuộc nội bộ doanh nghiệp, đòi hỏi sự hiểu biết, trả lời và đánh giá của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Đổi mới sáng tạo và năng suất chất lượng trong doanh nghiệp (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)