Thúc đẩy đầu tư R&D trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Đổi mới sáng tạo và năng suất chất lượng trong doanh nghiệp (Trang 156 - 161)

CHẤT lƯỢNG CHo CÁC DoaNH NGHiỆP NÔNG NGHiỆP ViỆT Nam

4.2.6. Thúc đẩy đầu tư R&D trong doanh nghiệp

R&D ln đóng vai trị rất quan trọng đối với phát triển kinh tế đất nước, cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty tiên tiến, công ty đa quốc gia. Trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, R&D vừa có được những sự thuận lợi của việc ứng dụng những thành tựu KHCN mới, vừa là sức ép đối với các doanh nghiệp trong việc nghiên cứu để sáng tạo ra những công nghệ cao phù hợp với nhu cầu của thị trường trong bối cảnh nền kinh tế chuyển đổi số. Trong khi các nước công nghiệp phát triển rất quan tâm đầu tư cho R&D và tỷ trọng vốn đầu tư cho R&D từ khối doanh nghiệp chiếm chủ yếu thì ở Việt Nam, đầu tư cho R&D vẫn chủ yếu là do nhà nước và chưa được các doanh nghiệp quan tâm đúng mức, đặc biệt trong lĩnh vực nơng nghiệp thì hoạt động R&D lại càng hạn chế. Như vậy, việc thúc đẩy R&D trong doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nơng nghiệp nói riêng là vơ cùng cần thiết. Để thúc đẩy R&D trong doanh nghiêp, có một số giải pháp cơ bản như sau:

- Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp nơng nghiệp về vai trị của R&D

Để giải quyết vấn đề này, đầu tiên các doanh nghiệp cần thay đổi nhận thức đầu tư cho nghiên cứu phát triển chính là đầu

tư để phát triển bền vững, giúp doanh nghiệp ổn định và phát triển trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt. Các doanh nghiệp cần “hy sinh” một phần lợi nhuận để đầu tư nhiều hơn cho nghiên cứu phát triển và chuyển giao cơng nghệ nhằm duy trì sự tồn tại và lợi thế cạnh tranh dài hạn trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu. Việc tạo cơ hội học tập, giao lưu và chia sẻ các kinh nghiệm giữa các doanh nghiệp cũng là một cách rất khả thi trong việc giúp các doanh nghiệp nâng cao được nhận thức về vai trò của nghiên cứu và phát triển.

- Tăng cường đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ phụ trách R&D trong các doanh nghiệp nông nghiệp.

Hiện nay số lượng các doanh nghiệp nơng nghiệp có cán bộ chuyên trách về các hoạt động nghiên cứu và phát triển chiếm tỷ lệ rất nhỏ và đa số là kiêm nhiệm. Để tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ phụ trách R&D, các doanh nghiệp nên tổ chức các hoạt động sau:

+ Xây dựng các chương trình đào tạo theo từng lĩnh vực hoạt động: nghiên cứu phát triển, tiếp nhận công nghệ, đổi mới sản phẩm, đổi mới quy trình trên cơ sở nghiên cứu tập hợp nhu cầu của các doanh nghiệp. Trong nông nghiệp chú ý những tiến bộ kỹ thuật mới, nhất là lĩnh vực ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, chọn tạo giống, bảo vệ thực vật, công nghệ sinh thái...

+ Xây dựng đội ngũ cộng tác viên gồm các chuyên gia hàng đầu trong từng lĩnh vực để họ tham gia thiết kế và triển khai các hoạt động đào tạo cho doanh nghiệp. Đồng thời ban hành chính sách thích hợp để khuyến khích và thu hút các cán bộ tham gia các hoạt động R&D.

+ Xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo về R&D định kỳ theo năm, theo quí trên cơ sở xác định nhu cầu đào tạo theo từng chủ đề của doanh nghiệp. Chương trình đào tạo cần xác định đúng đối tượng có nhu cầu, chương trình vừa phải đảm bảo lý thuyết, vừa có thực tiễn phù hợp với thực trạng các ngành dịch vụ của tỉnh.

+ Tổ chức các hoạt động giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm về tổ chức nghiên cứu, tiếp nhận công nghệ, đổi mới quy trình, đổi mới sản phẩm giữa các doanh nghiệp.

+ Thúc đẩy hợp tác đào tạo CGCN giữa các trường đại học các viện nghiên cứu của nhà nước và khu vực doanh nghiệp, thu hút chất xám, nâng cao chất lượng giáo dục, tạo điều kiện nâng cao kỹ năng cho lực lượng lao động.

- Tăng cường đầu tư vốn và cơ sở vật chất cho các hoạt động R&D tại doanh nghiệp

Các hoạt động nghiên cứu yêu cầu phải có những điều kiện làm việc thuận lợi thì mới đáp ứng được nhu cầu của quá trình hoạt động, từ đó các sản phẩm tạo ra mới thực sự chất lượng và phù hợp với thực tế xã hội. Hiện nay có thể thấy rằng điều kiện làm việc cũng như môi trường nghiên cứu trong các doanh nghiệp nói chung vẫn chưa thực sự tồn diện, chưa đáp ứng được nhu cầu cho các nhà khoa học và các chuyên gia nghiên cứu. Những sản phẩm, cơng cụ máy móc được tiếp nhận nếu hoạt động trong mơi trường khơng phù hợp thì chắc chắn khơng thể đạt được năng suất tối đa như kỳ vọng. Do vậy việc đầu tư cơ sở vật chất là rất quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng các hoạt động nghiên cứu và phát triển cũng như tiếp nhận, chuyển giao công nghệ.

Nhà nước cần có những chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho KHCN một cách hiệu quả, tạo dựng một đơn vị

nghiên cứu của chính họ. Cịn với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thay vì đầu tư một khoản nhỏ từ doanh thu trước thuế 10% cho R&D thì có thể liên kết cùng xây dựng các quỹ đầu tư cho KHCN dựa trên hình thức đóng góp.

- Tăng cường huy động nguồn vốn ngân sách nhà nước và nguồn vốn xã hội vào R&D trong các doanh nghiệp

Huy động vốn từ ngân sách nhà nước là một kênh huy động vốn quan trọng cho hoạt động R&D của doanh nghiệp, qua đó tạo động lực, kích thích doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ đầu tư cho đổi mới công nghệ thông qua đầu tư cho hoạt động R&D. Do đó, các doanh nghiệp cần chủ động hơn nữa trong việc tìm kiếm, huy động nguồn vốn. Hiện nay Bộ KH&CN đã và đang thực hiện các chương trình như: Chương trình đổi mới cơng nghệ quốc gia; Chương trình phát triển sản phẩm cơng nghệ cao; Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia. Thơng qua các chương trình và quỹ, doanh nghiệp có thể nhận được những sự hỗ trợ phù hợp về tài chính, tư vấn để phát triển, cải tiến sản phẩm, cải tiến đổi mới quy trình sản xuất và chuyển giao công nghệ.

Việc huy động và phân bổ nguồn vốn ngân sách cho các doanh nghiệp nơng nghiệp tuy cũng có những ưu điểm nhất định như doanh nghiệp có thể chủ động sử dụng được nguồn vốn vào lĩnh vực được khuyến khích. Tuy nhiên nguồn vốn ngân sách có hạn, do vậy doanh nghiệp cần phải huy động thêm từ các nguồn vốn xã hội như: Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xúc tiến đầu tư, mở rộng truyền thông nhằm thu hút các nhà đầu tư vốn bằng tiền cũng như vốn khoa học công nghệ vào doanh nghiệp; tăng cường hợp tác với các tập đồn, tổng cơng ty trong nước và nước ngồi cùng góp vốn hình thành các quỹ đầu tư, trong đó có đầu

tư mạo hiểm và đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu phát triển; Trong bối cảnh hiện nay, tranh thủ vốn ODA hoặc xây dựng các dự án liên doanh với doanh nghiệp lớn trong và ngồi nước sẽ giúp tập hợp các chính sách, tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ các doanh nghiệp nước ngồi đầu tư vào Việt Nam, trong đó có hoạt động R&D.

Để phát triển các quỹ đầu tư mạo hiểm thúc đẩy khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp, cần ban hành các quy định về cấu trúc pháp lý và ưu đãi cho nhà đầu tư khi thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam. Để thu hút các quỹ đầu tư mạo hiểm quốc tế, Chính phủ Việt Nam nên miễn giảm thuế đối với phần thu nhập phát sinh khi nhà đầu tư mạo hiểm kết thúc thương vụ. Ngồi ra, Chính phủ cũng cần thành lập riêng một ban quản lý hoạt động đầu tư mạo hiểm và tiến tới ban hành một đạo luật riêng cho hoạt đông này cũng như thành lập Hiệp hội các nhà đầu tư vốn mạo hiểm tại Việt Nam.

- Cải cách thể chế và chính sách thúc đẩy đầu tư R&D trong đó có chính sách về sở hữu trí tuệ

Nhà nước cần cải cách thể chế và nâng cao hiệu quả của các chính sách ưu đãi và hỗ trợ khuyến khích các doanh nghiệp có tiềm lực đầu tư vào nông nghiệp thông qua miễn, giảm tiền sử dụng đất; miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước; hỗ trợ tập trung đất đai; tiếp cận, hỗ trợ tín dụng, hỗ trợ nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao; hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, phát triển thị trường; hỗ trợ đầu tư cơ sở; cung cấp dịch vụ công và đầu tư kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn.

Tiếp tục nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp về bảo hộ SHTT để các doanh nghiệp chủ động xây dựng, khai thác, bảo

Một phần của tài liệu Đổi mới sáng tạo và năng suất chất lượng trong doanh nghiệp (Trang 156 - 161)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)