Nhóm chính sách về cơng tác thơng tin thị trường và quy hoạch, kế hoạch

Một phần của tài liệu Đổi mới sáng tạo và năng suất chất lượng trong doanh nghiệp (Trang 181 - 185)

CHẤT lƯỢNG CHo CÁC DoaNH NGHiỆP NÔNG NGHiỆP ViỆT Nam

4.3.6. Nhóm chính sách về cơng tác thơng tin thị trường và quy hoạch, kế hoạch

hoạch, kế hoạch

Về công tác thông tin thị trường

Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đồng nghĩa với việc sẽ tạo ra sản lượng nơng sản lớn do đó song song với việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận các nguồn lực phục vụ sản xuất, các cơ quan quản lý cần hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thị trường cho sản phẩm nông sản. Chỉ khi dự báo được nhu cầu thị trường thì việc tổ chức, quy hoạch sản xuất mới đảm bảo tính cân đối và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người làm nông nghiệp. Để dự báo tốt nhu cầu thị trường nơng sản thì xây dựng hệ thống thơng tin thị trường hiệu quả là rất quan trọng. Tuy nhiên, theo báo cáo tóm lược chính sách của dự án hỗ trợ kỹ thuật và chính sách để thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam/ARP- TPA, hệ thống thông tin thị trường nông sản hiện nay ở nước ta đang còn thiếu các chủng loại tin đảm bảo đủ kết cấu thị trường, thiếu địa điểm thu tin đại diện ngành hàng, thông tin trễ và chưa

chính xác, cơng nghệ lạc hậu, hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin từ cấp Bộ đến địa phương còn thiếu và yếu, thiếu chuyên gia hàng đầu để phân tích dự báo thơng tin ngành hàng.

Để cơng tác thơng tin thị trường trở nên có hiệu quả, phục vụ tốt cho dự báo nhu cầu thị trường và lập quy hoạch kế hoạch ngành nông nghiệp, cần xây dựng hệ thống thông tin thị trường trong giai đoạn mới, phù hợp với bối cảnh của nền nông nghiệp 4.0. Các giải pháp cần thực hiện như sau:

- Về quy mô của hệ thống: Mở rộng hệ thống thơng tin 2

chiều đến tồn bộ các tỉnh thành với sự hỗ trợ của hệ thống phần mềm mới, gắn kết với các trung tâm thương mại của các tập đồn lớn để thu thập thơng tin đầu vào của hệ thống.

- Về công nghệ sử dụng: Sử dụng công nghệ viễn thông,

viễn thám (GPS) trong việc thu thập và giám sát thu thập thông tin giá cả thị trường, có tính mở cao dễ dàng mở rộng thêm cả về quy mô và chiều sâu của hệ thống. Dữ liệu đầu ra là các báo cáo có giá trị thơng qua việc sử dụng cơng nghệ phân tích thơng mình Business Intelligent (BI). Các báo cáo này cùng với ý kiến chuyên môn của các chuyên gia sẽ làm cơ sở để lãnh đạo ra quyết định một cách nhanh chóng, chính xác. Với cơ chế chia sẻ thông tin, báo cáo được sử dụng cho nhiều tổ chức, cá nhân có nhu cầu để cùng phân tích đánh giá.

- Về thể chế chính sách: Tại cấp Trung ương, để tránh sự

chống chéo và lãng phí nguồn lực cần xây dựng văn bản quy định về cơ chế phối hợp chia sẻ thông tin giữa các Bộ/Ngành và trong nội bộ Bộ NN&PTNT. Trong Bộ NN&PTNT cần cùng cố đơn vị đầu mối quản lý thông tin thị trường và nông sản tại Trung tâm tin học và thống kê và tăng cường cơng tác nghiên cứu phân tích

dự báo ở cả Trung tâm và Viện Chiến lược và Chính sách nơng nghiệp, nơng thơn. Xây dựng tiêu chuẩn phân loại hàng hóa đối với một số mặt hàng nông sản chủ lực nhằm giúp cho việc phân tích thơng tin thị trường thuận lợi hơn.

Tại cấp địa phương, cần thành lập bộ phận thông tin thị trường ở các Sở NN&PTNT, đồng thời xây dựng quy trình hoạt động của hệ thống, quy trình thu thập, giám sát và phổ biến thơng tin thị trường nơng sản và cơng khai quy trình này trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Về nguồn nhân lực: Cần đào tạo đội ngũ cán bộ phân

tích dự báo thơng tin thị trường, bổ sung đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm trong linh vực này. Tại Bộ NN&PTNT cần xây dựng tổ chuyên gia ngành hàng với sự tham gia của các cơ quan chuyên ngành liên quan nhằm thực hiện tốt cơng tác phân tích dự báo chuyên sâu thị trường ngành hàng. Tổ chuyên gia hoạt động dưới sự quản lý của tổ điều hành thị trường trực thuộc Bộ NN&PTNT.

Về hoạt động quy hoạch, kế hoạch

Quy hoạch định hướng cho các hoạt động đi theo đúng mục tiêu quỹ đạo phát triển cúng mch định hướng cho các hoạt động đi theo đúng mục tiêu quỹ đạo phát triển ngũ cán bộ có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Tại Bộ NN&PTNT cần xây dựng tổ chuyên gia ngành hàng với sự tham gia của các cơ quan chuyên ngành liên quan nhằm giải quyết tốt hiện tượng được mùa mất giá, nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo cho các doanh nghiệp nông nghiệp.

Tuy nhiên, thời gian vừa qua cơng tác quy hoạch, kế hoạch cịn nhiều hạn chế Những tác động tiêu cực từ sự phát triển quá nóng của thị trường bất động sản, hiện tượng đầu cơ đất, tăng giá đột biến... tạo nên áp lực trong cơng tác giải phóng mặt bằng, bố

trí tái định cư, giải quyết đất ở cho người thật sự có nhu cầu, cũng như các vấn đề về môi trường, dân sinh. Nhiều nơi lập quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn mới chưa đồng bộ với quy hoạch sử dụng đất; việc bố trí quỹ đất phát triển nhà ở thương mại, khu đô thị, khu dân cư chưa phù hợp nhu cầu thực tiễn. Một số quy hoạch sử dụng đất đã công bố nhiều năm, nhưng không triển khai hoặc chỉ triển khai một phần diện tích ít quan tâm điều chỉnh quy hoạch làm ảnh hưởng đến quyền lợi người dân vùng dự án. Quy hoạch ngành nông nghiệp chưa được nghiên cứu điều chỉnh kịp thời dẫn đến việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất ở nhiều địa phương còn nhiều lúng túng, tự phát, hiệu quả của sản xuất nơng nghiệp cịn thấp do sản xuất chưa gắn với chế biến và thị trường, thị trường nông lâm thuỷ sản ln có sự biến động và địi hỏi ngày càng cao về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm và thay đổi theo hướng thị hiếu của từng nơi.

Để thực hiện tốt công tác quy hoạch, kế hoạch, trước hết cần nâng cao nhận thức, tập trung chỉ đạo xây dựng và thực hiện quy hoạch đất đai và quy hoach phát triển ngành, tăng cường công tác quản lý, giám sát thực hiện quy hoạch để đảm bảo phát triển ngành có định hướng, bền vững. Các địa phương phải nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác quy hoạch ngành nông nghiệp trên địa bàn; chỉ đạo ngành nông nghiệp và các ngành liên quan triển khai có hiệu quả các nội dung quy hoạch phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và hướng dẫn, tổ chức thực hiện quy hoạch. Xây dựng chương trình phát triển kinh tế, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ từ Trung ương đến các địa phương, đảm bảo các điều kiện cần và đủ để thực hiện quy hoạch được duyệt. Song song với giải pháp trên, cần đẩy mạnh xúc tiến thương mại, phát triển thị trường

để thực hiện các mục tiêu của quy hoạch; đẩy mạnh nghiên cứu chuyên giao KH&CN và đào tạo nguồn nhân lực; phát triển cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất nông lâm ngư nghiệp theo quy hoạch.

Một trong những yêu cầu quan trọng để nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, kế hoạch là phải nghiên cứu nắm vững và triển khai thực hiện theo luật quy hoạch được quốc hội thông qua ngày 24/11/2017 với những điểm mới sau: Nghiêm cấm hành vi từ chối cung cấp thông tin về quy hoạch, Quy hoạch không được mang tính “nhiệm kỳ”, Cơ quan lập quy hoạch phải lấy ý kiến về quy hoạch, Điều chỉnh quy hoạch không được làm thay đổi mục tiêu và quy trình lập quy hoạch tỉnh.

Thực hiện điều chỉnh chiến lược và quy hoạch phát triển nông nghiệp theo yêu cầu của tái cấu trúc nông nghiệp và nông thôn trên cơ sở định vị lại thị trường xuất khẩu và dưới tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế. Trên cơ sở này, điều chỉnh một cách cơ bản, thậm chí phải xây dựng mới quy hoạch về đất nông nghiệp trong bối cảnh phát triển mới với một tầm nhìn 15-20 năm. Đồng thời, cũng trên cơ sở tái cấu trúc các nông, lâm trường cần đẩy nhanh việc chuyển giao đất sử dụng không hiệu quả của các nông, lâm trường hoạt động thua lỗ kéo dài, trong diện giải quyết phá sản cho chính quyền địa phương; giải quyết dứt điểm đất nơng lâm trường bị lấn chiếm, sử dụng sai mục đích, nhằm mở rộng không gian và điều kiện, cơ hội và nguồn lực cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Đổi mới sáng tạo và năng suất chất lượng trong doanh nghiệp (Trang 181 - 185)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)