Tổ chức sản xuấtvà quản lý hệ thống đổi mới trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Đổi mới sáng tạo và năng suất chất lượng trong doanh nghiệp (Trang 161 - 163)

CHẤT lƯỢNG CHo CÁC DoaNH NGHiỆP NÔNG NGHiỆP ViỆT Nam

4.2.7. Tổ chức sản xuấtvà quản lý hệ thống đổi mới trong doanh nghiệp

có các sản phẩm chiến lược, có tiềm năng xuất khẩu. Để thực hiện điều đó, Bộ KH&CN cần tích cực phối hợp với cục SHTT tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm chia sẻ thông tin về mối quan hệ giữa SHTT, năng lực cạnh tranh và chuyển giao cơng nghệ nhằm hồn thiện các văn bản hướng dẫn về SHTT, chính sách cạnh tranh và chuyển giao cơng nghệ. Về phía các doanh nghiệp, cần chủ động quan tâm nhiều hơn đối với bảo hộ, thực thi quyền SHTT, thiết lập và thực hiện chính sách cạnh tranh và chiến lược về chuyển giao công nghệ hợp lý, đưa ra những đề xuất cho các nội dung liên quan trong sửa đổi Luật SHTT và Luật CGCN.

4.2.7. Tổ chức sản xuất và quản lý hệ thống đổi mới trong doanh nghiệp doanh nghiệp

Các doanh nghiệp Việt Nam có thể áp dụng mơ hình quản lý đổi mới sáng tạo của Anton de Waal và cộng sự (2007). Dựa trên tổng kết cơ sở lý thuyết về các yếu tố của quản lý đổi mới sáng tạo kết hợp với 4 chức năng của quản lý, Anton de Waal và cộng sự đã đề xuất ra một khuôn khổ quản lý đổi mới sáng tạo với 7 yếu tố sau (1) Thiết lập chiến lược ĐMST, (2) Xây dựng văn hóa tổ chức hỗ trợ ĐMST, (3) Hợp tác với các đối tác trong quá trình ĐMST, (4) Phát triển các tiêu chí đo lường ĐMST một cách phù hợp và đưa vào áp dụng, (5) Đề xuất và triển khai các quá trình ĐMST phù hợp, (6) Sử dụng các công cụ ĐMST phù hợp, (7) Lãnh đạo ĐMST (hình 4.1).

• Chiến lược ĐMST xác định các quá trình ĐMST phù hợp nhất với mục tiêu và bối cảnh cụ thể của doanh nghiệp, giúp công ty lựa chọn các dự án ĐMST một cách đúng đắn.

• Tổ chức hỗ trợ ĐMST. Văn hóa khuyến khích tư duy sáng tạo và chấp nhận rủi ro; Văn hóa hỗ trợ và hướng dẫn sự theo đuổi

và nắm bắt các cơ hội kinh doanh; Các nhóm liên kết thúc đẩy hợp tác giữa các bộ phận chức năng; Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, xóa bỏ mọi rào cản ĐMST; Các nhà quản lý ở tất cả các cấp ủng hộ ĐMST; Hệ thống khen thưởng khuyến khích ĐMST.

• Thiết lập các mối liên kết bên ngồi. Các doanh nghiệp cần tích cực tham gia vào các mối liên kết mạng lưới cả chiều dọc và chiều ngang để tiếp nhận và bổ xung các nguồn lực cần thiết cho các dự án ĐMST.

• Thiết lập quy trình quản lý các quá trình ĐMST. Cần thiết lập quy trình quản lý các hoạt động ĐMST và xây dựng các quy định về cách thức thực hiện các hoạt động trong tổ chức, trong một quy trình thống nhất.

Hình 4.1: Quản lý đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp

• Các cơng cụ, kỹ thuật ĐMST là các kỹ thuật mang tính hệ thống để giúp phân tích, chuẩn đốn và thực thi các hành động

trong quản lý q trình ĐMST. Các cơng cụ có thể từ tương đối đơn giản, ví dụ kỹ thuật sáng tạo ý tưởng (brainstorming) cho đến các kỹ thuật phân tích rất phức tạp dựa trên sự hỗ trợ của máy tính. Tuy nhiên, các cơng cụ khơng thể thay thế cho yếu tố con người trong q trình thực hiện cơng việc.

• Đo lường kết quả ĐMST và đánh giá năng lực ĐMST. Các thước đo ĐMST sẽ giúp cho các nhà quản lý ra các quyết định dựa trên số liệu khách quan thước đo này gồm đánh giá kết quả ĐMST và đánh giá năng lực ĐMST. Ví dụ chi cho R&D, số lượng bằng phát minh sáng chế, doanh thu từ sản phẩm/dịch vụ mới.

Lãnh đạo đổi mới sáng tạo. Các doanh nghiệp có thể bổ

nhiệm nhà lãnh đạo cấp cao chịu trách nhiệm về ĐMST trong tồn cơng ty (CIO - chief innovation officer). Hỗ trợ cho CIO là các lãnh đạo ĐMST ở các cấp và các bộ phận. Bệnh cạnh phịng R&D, các cơng ty có thể thiết lập trung tâm sáng tạo (Creative center) là đầu mối để tiếp nhận các ý tưởng sáng tạo từ các cá nhân, bộ phận ở cả bên trong và bên ngoài, sàng lọc, đánh giá ý tưởng sáng tạo và đề xuất dự án.

Một phần của tài liệu Đổi mới sáng tạo và năng suất chất lượng trong doanh nghiệp (Trang 161 - 163)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)