Phân tích sự khác biệt trong tác động theo nhóm ngành và theo sở hữu

Một phần của tài liệu Đổi mới sáng tạo và năng suất chất lượng trong doanh nghiệp (Trang 109 - 112)

THỰC TRẠNG ĐỔi mỚi SÁNG TẠo VÀ TÁC ĐộNG CỦa NăNG lỰC ĐỔi mỚ

3.5.3. Phân tích sự khác biệt trong tác động theo nhóm ngành và theo sở hữu

và theo sở hữu

Khác biệt theo nhóm ngành

Theo kết quả của phân tích cấu trúc đa nhóm, so sánh giữa các nhóm ngành khác nhau thì các nhóm ngành “trồng trọt” và “chăn ni - thủy sản” là hai nhóm ngành có mối quan hệ tác động rõ rệt giữa các yếu tố năng lực ĐMST đến kết quả ĐMST, và giữa yếu tố “kết quả ĐMST” đến “năng suất, chất lượng và kết quả kinh doanh”; nhóm ngành “giống - hỗn hợp” có mối quan hệ kém hơn và kém nhất là nhóm ngành “dịch vụ”.

Cụ thể, trong ngành dịch vụ, các yếu tố “liên kết” và “lãnh đạo, nhân lực, văn hóa, tri thức” khơng có tác động lên kết quả

“đổi mới sản phẩm và quy trình”, yếu tố “chính sách” cũng khơng có tác động lên “đổi mới marketing”. Điều này được giải thích như sau: Trong nông nghiệp, các hoạt động dịch vụ thường được thực hiện bởi các HTX trong các khâu cung cấp dịch vụ đầu vào như giống, vật tư kỹ thuật, chăm sóc hoặc đầu ra như thu hoạch, chế biến, bảo quản... nên tính ĐMST ở ngành dịch vụ liên quan rất ít đến đổi mới sản phẩm, có chăng chỉ là đổi mới quy trình thực hiện một số hoạt động dịch vụ. Bên cạnh đó, nhu cầu của sản xuất nông nghiệp về các hoạt động dịch vụ ít biến động và thường được định sẵn cho các đối tượng phục vụ trong phạm vi hợp tác xã do đó yêu cầu đổi mới marketing trong cung ứng dịch vụ cũng không cao. Từ những đặc thù trên, việc hợp tác, liên kết giữa các bên liên quan trong chuỗi cung ứng nơng sản khơng có tác động đến đổi mới sản phẩm, quy trình và đổi mới marketing trong lĩnh vực dịch vụ nơng nghiệp.

Trong nhóm ngành “giống - hỗn hợp”, các yếu tố “chính sách” và “lãnh đạo, nhân lực, văn hóa, tri thức” cũng khơng tác động đến “đổi mới marketing”. Đổi mới marketing trong lĩnh vực “giống - hỗn hợp” có liên quan đến các phương pháp marketing mới để nghiên cứu nhu cầu và xúc tiến tiêu thụ giống mới, áp dụng mơ hình kết hơp mới trong trồng trọt, chăn ni để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, thực hiên thương mại hóa thành cơng các nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực giống cây trồng, vật nuôi. Ở Việt Nam trong điều kiện hiện tại, cơ chế chính sách khuyển khích ĐMST vẫn chưa thực sự phát huy hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực của ngành nông nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực giống do chưa có liên kết chặt chẽ giữa nhà khoa học và doanh nghiệp, chính sách bảo hộ bản quyền chưa thỏa đáng, thiếu vốn cho nghiên cứu và thương mại hóa.., từ đó khơng khuyến khích

đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, các yếu tố về con người, văn hóa và tri thức trong các tổ chức sản xuất nông nghiệp ở lĩnh vực “giống - hỗn hợp” cũng chưa đươc đầu tư thỏa đáng để tạo ra những phương thức marketing sáng tạo.

Khác biệt theo hình thức sở hữu

Cũng theo kết quả của phân tích cấu trúc đa nhóm, so sánh giữa các loại hình sở hữu thì ở nhóm “doanh nghiệp” cho thấy có mối quan hệ rõ hơn giữa các nhân tố năng lực ĐMST với kết quả ĐMST, cũng như giữa kết quả ĐMST với năng suất chất lượng và kết quả kinh doanh. Ngược lại, trong nhóm “hợp tác xã”, khơng có mối quan hệ giữa yếu tố “chính sách” và “liên kết” đến “đổi mới marketing”, đồng thời cũng khơng có mối quan hệ giữa yếu tố “lãnh đạo, nhân lực, văn hóa, tri thức” và yếu tố “chính sách” lên “đổi mới sản phẩm và quy trình”. Lý do của điều này xuất phát từ vai trò khác biệt của doanh nghiệp và hợp tác xã trong hệ thống ĐMST và trong chuỗi giá trị nông sản. Doanh nghiệp với thế mạnh về vốn, công nghệ, nguồn nhân lực sáng tạo sẽ có vai trị nịng cốt trong dẫn dắt đổi mới trên tất cả các mặt, từ đó thúc đẩy năng suất, chất lượng, tạo ra chuỗi liên kết hàng hóa nơng sản. Ngược lại, các HTX ở Việt Nam mặc dù đang định hình mơ hình HTX kiểu mới theo luật HTX nhưng vẫn cịn chậm và trì trệ và bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sản xuất nhỏ nên các yếu tố nguồn lực nội bộ của HTX chưa đủ mạnh để tạo ra sự đổi mới trong sản phẩm và quy trình sản xuất. Chính sách liên quan đến vai trị của HTX trong mối quan hệ liên kết ngang và liên kết dọc trong nơng nghiệp chưa có hiệu quả. Hơn nữa, các chính sách khuyến khích đổi mới của nhà nước cũng chưa nhấn mạnh vào các phương pháp marketing mới cho khu vực HTX.

Một phần của tài liệu Đổi mới sáng tạo và năng suất chất lượng trong doanh nghiệp (Trang 109 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)