Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến tri thức khoa học công nghệ cho doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Đổi mới sáng tạo và năng suất chất lượng trong doanh nghiệp (Trang 142 - 148)

CHẤT lƯỢNG CHo CÁC DoaNH NGHiỆP NÔNG NGHiỆP ViỆT Nam

4.2.4. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến tri thức khoa học công nghệ cho doanh nghiệp

nghệ cho doanh nghiệp

Trong mọi thời đại, tri thức luôn là nền tảng của tiến bộ xã hội. Hiện nay cạnh tranh giữa các quốc gia khơng cịn dựa vào tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân công giá rẻ, mà dựa vào sức mạnh của tri thức, năng lực sáng tạo. Để sớm đưa Việt Nam ra khỏi tình trạng kém phát triển, cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại đòi hỏi phải lựa chọn con đường phát triển rút ngắn, phát huy cao nhất mọi nguồn lực, tiềm năng trí tuệ của dân tộc, đặc biệt là năng lực sáng tạo dựa trên nền tảng tri thức KHCN. Đồng thời kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra nhân tố “tri thức” có mức độ tác động lên kết quả đổi mới sản phẩm và quy trình khá lớn (hệ số tác động 0,279) và lên kết quả đổi mới marketing rất mạnh mẽ (0,709). Do đó, tuyên truyền và phổ biến tri thức KHCN cho các doanh nghiệp đóng vai trị hết sức quan trọng. Chiến lược phát triển KHCN Việt Nam giai đoạn 2011-2020 đã xác định hoạt động tuyên truyền, phổ biến tri thức KHCN là một trong 6 giải pháp chủ yếu để phát triển KHCN Việt Nam: “Đẩy mạnh hoạt động truyền thông và tuyên truyền sâu rộng trong xã hội, đặc biệt là trong các doanh nghiệp về chủ

trương, chính sách, pháp luật về KHCN, về vai trò động lực then chốt của KHCN đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước nhằm nâng cao tinh thần tự lực, tự cường, sự đồng thuận và ủng hộ mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị đối với hoạt động KHCN”

Trong bối cảnh cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0, cần số hóa việc tuyên truyền phổ biến tri thức trong doanh nghiệp nhằm tổng hợp, hệ thống hóa, lưu trữ và phổ biến tri thức KHCN, tạo môi trường thuận lợi thu hút mọi doanh nghiệp tham gia, khơi dậy, lan tỏa niềm đam mê KHCN của mọi người dân, mọi doanh nghiệp, đặc biệt là thế hệ trẻ, đội ngũ trí thức và các doanh nghiệp công nghệ thông tin trong việc tạo lập, làm giàu và phổ biến tri thức. Đề án “Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 677/QĐ-TTg ngày 18/5/2017 nhằm thực hiện các quy định của Luật KH&CN năm 2013 về việc phổ biến kiến thức KHCN và Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 là một trong những chương trình hành động rất đúng đắn và hữu ích của Nhà nước nhằm thực hiện mục tiêu trên. Do đó, các bên liên quan cần tích cực tạo điều kiện để đề án được triển khai và thực hiện có hiệu quả, từ đó giúp mọi doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo được chủ động sử dụng các dữ liệu và công cụ của Hệ tri thức Việt số hóa, phát triển các cơng cụ tìm kiếm, dịch thuật, khai phá dữ liệu, quản trị tri thức, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, tương tác xã hội vào phục vụ mục tiêu ĐMST trong doanh nghiệp.

Để tăng cường quản trị tri thức, trong nội bộ mỗi doanh nghiệp nông nghiệp cần tập trung giải quyết 3 vấn đề quan trọng là:

Thứ nhất, xây dựng các kênh thông tin phù hợp để người lao

động trong nơng nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận được các nguồn kiến thức và tri thức. Theo đó, doanh nghiệp nên chủ động tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo với quy mô phù hợp để chia sẻ và phổ biến tri thức cho người lao động. Để làm điều này, cần chú trọng đầu tư nâng cấp hệ thống mạng nội bộ cùng với việc bổ sung, nâng cấp cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp. Bên cạnh website chính thức của cơng ty thì doanh nghiệp cũng nên sử dụng facebook hay youtube để chia sẻ thơng tin và phổ biến tri thức với các hình thức thảo luận mở trên mạng xã hội, khuyến khích người lao động đóng góp ý kiến, phản biện và chia sẻ quan điểm của mình. Bên cạnh đó, email nội bộ cũng là kênh truyền thơng rất tốt tuy nhiên có thể khơng thu hút rộng rãi người lao động tham gia. Do đó, cần tận dụng hiệu quả các kênh khác như website, facbook... và nâng cao tính hấp dẫn của chúng bằng việc thiết kế trình bày các thơng tin một cách bắt mắt.

Thứ hai, các doanh nghiệp cần phải xây dựng được văn hóa

doanh nghiệp khuyến khích việc chia sẻ tri thức nhằm tạo điều kiện cho mọi nhân viên hịa nhập vào mơi trường sáng tạo tri thức và chia sẻ chúng. Để có thể xây dựng và duy trì văn hóa tổ chức hướng tới chia sẻ tri thức và đổi mới sáng tạo, ngoài việc xây dựng cơ sở vật chất cho việc chia sẻ tri thức, doanh nghiệp cần chú trọng tới các vấn đề sau: i) xây dựng các chương trình đào tạo hịa nhập để văn hóa chia sẻ và đổi mới săn sâu trong từng người lao động; ii) đưa ra các tuyên bố giá trị về sự khuyến khích chia sẻ tri thức và đổi mới. Để có thể thúc đẩy việc chia sẻ tri thức trong doanh nghiệp, các nhà quản lý cần phải xây dựng tầm nhìn và hệ thống giá trị rõ ràng để đảm bảo rằng người lao động hiểu, chia sẻ và tuân thủ các giá trị này. Ngoài ra doanh nghiệp cũng nên xây

dựng cho mình các chế độ, chính sách tuyên dương, khen thưởng đối với các cá nhân, tập thể có đóng góp cho việc chia sẻ tri thức, nhằm tạo động lực cho các cá nhân tham gia tích cực hơn vào hoạt động này.

Thứ ba, tăng cường mối quan hệ nội bộ giúp chia sẻ tri thức.

Mối quan hệ nội bộ chặt chẽ và thống nhất sẽ thúc đẩy chia sẻ thơng tin, hình thành một khối thống nhất giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian và nâng cao hiệu quả kinh doanh, vận hành. Nếu nhân viên hoạt động riêng rẽ tách rời và thiếu chia sẻ thì sẽ hạn chế năng lực đổi mới của tổ chức. Vì vậy, mạng lưới quan hệ nội bộ doanh nghiệp cần được duy trì chặt chẽ hài hịa giữa các quản lý cấp cao với nhau và với nhân viên cấp dưới, giữa các phòng ban cũng như giữa các chi nhánh trong hệ thống hoạt động của doanh nghiệp. Mối liên kết đó sẽ trở nên khó quản lý khi phạm vi và quy mô hoạt động của doanh nghiệp được mở rộng. Để hạn chế những khó khăn trong quản lý và nâng cao mạng lưới quan hệ nội bộ cho những doanh nghiệp lớn, công nghệ là một giải pháp hồn hảo và thiết yếu. Doanh nghiệp có thể sử dụng các gói cơng nghệ hữu dụng nhằm nâng cao kết nối nội bộ như Outlook, Lync, Skype, Gmail,... sẽ không chỉ tiết kiệm thời gian mà cịn giúp thơng tin nội bộ được chuyển giao chính xác, linh hoạt, an toàn và bảo mật cao. Doanh nghiệp cần chú trọng các hoạt động nội bộ đẩy mạnh liên kết các thành viên như xây dựng nhóm làm việc, cuộc thi sáng tạo nội bộ.

Năng lực KHCN của doanh nghiệp nơng nghiệp cịn được tăng cường thông qua thúc đẩy hoạt động CGCN và cải thiện

năng lực tiếp nhận công nghệ của các doanh nghiệp. Thực tế việc áp dụng KHCN tại doanh nghiệp còn hạn chế bên cạnh nguyên nhân từ bản thân cơng nghệ cịn do công nghệ chưa được chuyển

giao tới doanh nghiệp và khả năng sử dụng công nghệ mới của doanh nghiệp nơng nghệp cịn thấp. Các kết quả nghiên cứu đưa vào ứng dụng trong thực tiễn còn khá thấp, số lượng và giá trị các hợp đồng CGCN cịn ít, chưa có nhiều doanh nghiệp quan tâm, đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và CGCN, bên cạnh đó nhiều doanh nghiệp tiếp nhận cơng nghệ mới nhưng người lao động khơng đủ trình độ vận hành và sử dụng hiệu quả cơng nghệ mới. Kết quả nghiên cứu định lượng chỉ ra rằng quản trị tri thức, CGCN trong linh vực giống - hỗn hợp còn nhiều hạn chế so với các lĩnh vực khác của ngành nơng nghiệp, do đó cần tập trung giải pháp cho lĩnh vực này.

Để thúc đẩy các dịch vụ CGCN cho doanh nghiệp (đặc biệt

trong lĩnh vực giống - hỗn hợp), cần chú ý các vấn đề sau đây: - Thúc đẩy các hoạt động môi giới CGCN, tư vấn CGCN, đánh giá công nghệ, định giá công nghệ, giám định công nghệ, xúc tiến CGCN cho doanh nghiệp nông nghiệp;

- Phải “lựa chọn công nghệ phù hợp” đối với doanh nghiệp. Cơng nghệ thích hợp có nghĩa là phải tính đến nhiều nhân tố ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh trong nước như: yếu tố dân số, tài ngun, mơi trường văn hóa - xã hội và các hệ thống pháp lý - chính trị. Như vậy, vấn đề không chỉ nằm trong tiêu chuẩn về khoa học, mà còn nằm trong tiêu chuẩn hành vi, về đặc điểm văn hóa - xã hội của cơng nghệ.

- Thực hiện đa dạng các hoạt động CGCN (bao gồm cả đối tượng, luồng chuyển giao, nội dung lẫn hình thức) từ nước ngoài vào Việt Nam. Phát huy năng lực nội sinh để nâng cao hiệu quả CGCN. Muốn vậy, ngoài chú trọng đến năng lực nội sinh của các địa phương và các vùng miền trong cả nước, cần phải chú trọng cả

việc nhập công nghệ và phát triển công nghệ nội sinh, từng bước nâng cao tiềm lực nghiên cứu và phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam.

- CGCN phải được đặt trong một quy hoạch, chiến lược gắn với chính sách đổi mới. Một mặt, các doanh nghiệp phải tự mình xây dụng các chiến lược kinh doanh. Mặt khác, Nhà nước cần lấy các chiến lược và việc thực hiện chiến lược của daonh nghiệp làm cơ sở để xem xét các vi phạm về CGCN.CGCN phải đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội. Nghĩa là, việc CGCN một mặt phải đảm bảo mục tiêu trước mắt, mặt khác phải đảm bảo thực hiện mục tiêu lâu dài.

- Đổi mới cơ chế quản lý hoạt động CGCN theo hướng hình thành cơ chế mới phù hợp với cơ chế thị trường với đặc thù của hoạt động CGCN và yêu cầu chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân hoạt động CGCN.

- Cần đẩy mạnh đổi mới cơ chế và chính sách kinh tế - xã hội, tạo nhu cầu ứng dụng thành tựu KHCN vào sản xuất và đời sống; Tạo lập môi trường pháp lý cho hoạt động của thị trường công nghệ; Cải thiện môi trường đầu tư nước ngồi, thu hút cơng nghệ mới; Phát triển các tổ chức trung gian, môi giới trên thị trường công nghệ.

- Phát triển hệ thống thông tin quốc gia về các hoạt động CGCN. Nhà nước cần tăng cường đầu tư, nâng cấp, hiện đại hóa các cơ sở thơng tin về hoạt động CGCN và các thành tựu ứng dụng KHCN hiện có; Xây dựng và phát triển các hệ thống thông tin KHCN quốc gia liên thông quốc tế; Xây dựng cơ chế, chính sách đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư cho hoạt động CGCN, khuyến

khích các DN đầu tư đổi mới công nghệ; Thu hút nguồn vốn FDI, sử dụng viện trợ phát triển chính thức đầu tư cho phát triển KHCN; Khuyến khích thành lập quỹ phát triển KHCN và quỹ đầu tư mạo hiểm có vốn ngân sách nhà nước.

Để nâng cao năng lực tiếp nhận công nghệ cho người lao động, các doanh nghiệp cần mở các chương trình đào tạo chuyên

môn về kỹ thuật và quản lý công nghệ hoặc bổ sung đội ngũ chuyên gia khuyến nơng có khả năng tiếp nhân và sử dụng tri thức công nghệ mới cho doanh nghiệp. Bên cạnh đào tạo nâng cao năng lực tiếp nhận KHCN cho doanh nghiệp, cần tạo ra mơi trường tích cực và thuận lợi cho việc ứng dụng công nghệ mới. Lãnh đạo doanh nghiệp trước hết phải tích cực và chủ động tìm kiếm các mối quan hệ liên kết với các nhà nghiên cứu và tin tưởng thực sự vào năng lực của các nhà khoa học để tạo mối quan hệ hợp tác lâu dài. Tiếp theo, cần phải xây dựng kế hoạch đầu tư đổi mới công nghệ một cách bài bản và theo hướng đảm bảo sự gắn bó và phối hợp giữa phương hướng đổi mới với chiến lược kinh doanh. Một vấn đề cũng quan trọng không thể thiếu là xây dựng và thực hiện văn hóa đổi mới, hồn thiện hệ thống cơ chế khuyến khích lợi ích vật chất và tinh thần trong doanh nghiệp đảm bảo hài hịa lợi ích của các bên, gắn yêu cầu quyền lợi với trách nhiệm trong việc quản lý và đổi mới công nghệ.

Một phần của tài liệu Đổi mới sáng tạo và năng suất chất lượng trong doanh nghiệp (Trang 142 - 148)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)