Nhóm chính sách thúc đẩy hợp tác công tư (PPP) trong nông nghiệp

Một phần của tài liệu Đổi mới sáng tạo và năng suất chất lượng trong doanh nghiệp (Trang 177 - 181)

CHẤT lƯỢNG CHo CÁC DoaNH NGHiỆP NÔNG NGHiỆP ViỆT Nam

4.3.5. Nhóm chính sách thúc đẩy hợp tác công tư (PPP) trong nông nghiệp

Luật Đất đai năm 2013 để trình Quốc hội xem xét, quyết định. Hướng chủ đạo trong 5 năm tới là giữ nguyên thời hạn 50 năm giao quyền sử dụng đất nông nghiệp nhưng mức hạn điền cần được mở rộng một cách linh hoạt căn cứ vào việc thẩm định hiệu quả của từng dự án đầu tư cụ thể.

Thứ năm, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của Nhà nước với tư

cách là chủ sở hữu toàn dân về đất đai và với chức năng thực hiện quản lý nhà nước về đất đai. Nhà nước có quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm cao nhất huy động, sử dụng và quản lý. Nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở địa phương. Hỗ trợ phát triển cho các hộ nông dân, HTX và doanh nghiệp đẩy mạnh hợp tác, liên kết trong các dự án phát triển cánh đồng lớn, vùng sản xuất tập trung theo chuỗi giá trị nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường thế giới và trong nước. Hỗ trợ nâng cao năng lực thông tin, phân tích và dự báo thị trường nơng nghiệp, trong đó có thị trường đất đai của các bộ ngành có liên quan và của địa phương.

4.3.5. Nhóm chính sách thúc đẩy hợp tác cơng tư (PPP) trong nông nghiệp nông nghiệp

Trong chiến lược phát triển nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, Chính phủ Việt Nam, đặt nông nghiệp là động lực cho sự phát triển và coi phát triển nông nghiệp bền vững là một mục tiêu chiến lược. Để tăng trưởng ổn định, đạt giá trị gia tăng

cao, cần đẩy nhanh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, thơng qua các hình thức hợp tác, liên kết có sự tham gia của khu vực tư nhân trong tổ chức lại sản xuất và hiện đại hóa ngành nơng nghiệp. Trong điều kiện ngân sách Chính phủ hạn hẹp và vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đang giảm dần, hợp tác cơng - tư được coi là giải pháp hữu hiệu nhằm thu hút khu vực tư nhân tham gia đầu tư vào phát triển nơng nghiệp bền vững. Do đó, hợp tác cơng tư trong ĐMST nông nghiệp là hướng đi đúng đắn của nền nông nghiệp 4.0 mở ra cơ hội hợp tác với những nền nông nghiệp tiến tiến trên thế giới.

Hợp tác công tư trong nông nghiệp được định nghĩa là “Các cơ chế hợp tác; trong đó, các tác nhân tham gia vào lĩnh vực nghiên cứu chia sẻ nguồn lực, rủi ro và tạo ra sự đổi mới sáng tạo vì sự phát triển của ngành bao gồm cả chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản. Các đối tác tiềm năng bao gồm các viện nghiên cứu, trường đại học, cơ quan khuyến nông thuộc khu vực công, các hiệp hội nhà sản xuất, doanh nghiệp và nhà sản xuất tư nhân. Thông thường, ở các nước kém phát triển, mối quan hệ hợp tác này được hỗ trợ từ chính phủ và các tổ chức hợp tác quốc tế PPP phục vụ nghiên cứu nông nghiệp là việc tổng hợp các nguồn lực công và tư với mục đích cung cấp giá trị gia tăng cho cả hai bên, trong đó khu vực tư nhân bao gồm cả các công ty địa phương và đa quốc gia cũng như nông dân và các hiệp hội của họ.

Tổ chức PPP rất đa dạng, có thể từ những dự án quy mơ nhỏ, thậm chí ở mức độ cá nhân, cho đến các dự án đa ngành quy mơ lớn với độ rủi ro và chi phí rất cao. Dựa vào mục đích, mức độ thể thức, các quy định thể chế hoặc thành phần tham gia, tổ chức OECD đã phân định thành những loại hình PPP phù hợp với các

biện pháp chính sách đổi mới sáng tạo gồm: Hình thức hợp tác cơng - tư nhằm phát triển các công nghệ được coi là định hướng nhiệm vụ; PPP phát triển chuỗi giá trị thuộc loại định hướng thị trường; PPP cho R&D nông nghiệp thuộc định hướng quan hệ công nghiệp - khoa học; và PPP để phát triển các mạng lưới thuộc loại định hướng cụm/mạng lưới.

Quan hệ hợp tác cơng-tư là lựa chọn có lợi cho hợp tác giữa các thành phần ĐMST ở mọi cấp độ. Trong nhiều trường hợp, PPP mang lại hiệu quả cao hơn so với các cơng cụ chính sách khác như trợ cấp, tín dụng và đánh thuế... Lợi ích của mơ hình hợp tác cơng-tư xuất phát từ khả năng tổng hợp và sự bổ sung lẫn nhau giữa các nguồn lực. Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề về quản trị và thực hiện cần được xem xét một cách cẩn trọng để đảm bảo thành công, đặc biệt là ở những nước mới phát triển.

Việt Nam là quốc gia đã và đang thử nghiệm mơ hình PPP với sự tham gia của các tập đồn đa quốc gia và cơng ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực nơng nghiệp. Những mơ hình hợp tác cơng - tư về về thủy sản, cà phê, chè, rau quả, hàng hóa và tài chính... trong khn khổ “Tầm nhìn mới trong nơng nghiệp” của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) đã hoạt động hiệu quả và được đánh giá khá cao. Tuy nhiên, với lợi thế và xu hướng đầu tư toàn cầu, các chuyên gia đã chỉ ra những điểm yếu trong PPP của các ngành chè, cà phê, mía đường, thủy sản, rau củ quả... đó chính là tính nhỏ lẻ, quy mơ thiếu đồng bộ và chưa sát với thực tiễn sản xuất nơng nghiệp Việt Nam.

Để đẩy mạnh và khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng PPP theo nghị định 63/2008/NĐ-CP, cần tập trung giải quyết một số vấn đề về quản trị như sau:

- Xây dựng các mục tiêu và quy định rõ ràng trong hợp tác liên quan đến việc chia sẻ chi phí, lợi ích và rủi ro, quản lý SHTT và giải quyết tranh chấp. Các thỏa thuận về quyền SHTT là nét đặc trưng của PPP cho đổi mới và có ý nghĩa quan trọng, địi hỏi phải có hợp đồng rõ ràng giữa các đối tác về việc chia sẻ lợi ích. Các thỏa thuận giữa các bên tùy thuộc vào chiến lược của các đối tác và loại hình đổi mới.

- Thực hiện việc giám sát và đánh giá thường xuyên, sử dụng các thủ tục và chỉ tiêu đã được thỏa thuận trước để đánh giá tất cả các tác động kinh tế - xã hội và mơi trường. Các tiêu chí tập trung vào bản chất của nghiên cứu cơ bản, chiến lược hoặc thích nghi; các khâu cơ bản trong chuỗi thực phẩm bao gồm cả đầu vào, sản xuất ban đầu hoặc sau thu hoạch và mức độ tham gia của khu vực tư nhân.

- Thực hiện việc giám sát và đánh giá thường xuyên, sử dụng các thủ tục và chỉ tiêu đã được thỏa thuận trước để đánh giá tất cả các, tính minh bạch rõ ràng và cơng khai về tài chính, chia sẻ rủi ro lợi ích giữa các bên cũng như thiết lập cơ chế giải quyết tranh chấp và quy định điều chỉnh sự chuyển giao rủi ro giữa các bên tham gia.

- Nâng cao năng lực cho các đối tác là một yếu tố quan trọng đối với sự thành công của PPP, đặc biệt đối với đổi mới nông nghiệp trong đó đặc biệt chú ý đào tạo các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực công, nghiên cứu khoa học, các tổ chức sản xuất. Các kỹ năng mềm cần chú ý như kỹ năng giao tiếp, đàm phán, giải quyết vấn đề và quản lý doanh nghiệp. Đặc biệt đối với các dự án công nghệ nông nghiệp cần lưu ý những kỹ năng liên quan đến SHTT, tiếp thị và thương mại hoá.

- Một số điều kiện để thúc đẩy PPP: PPP phục vụ đổi mới sáng tạo nơng nghiệp khơng phù hợp với mọi mơ hình, khơng có mơ hình nào phù hợp cho tất cả. Chính phủ khơng nên đề ra các quy tắc về PPP mà nên đưa ra các ưu đãi chính sách cho phép nếu đó là cách hiệu quả về chi phí để giải quyết những mục tiêu chung. Chính phủ cũng đóng vai trị quan trọng trong việc tạo ra mơi trường kinh doanh ổn định, phát triển khuôn khổ pháp lý phù hợp, ví dụ như các quy tắc về tài sản trí tuệ và chế tài hợp đồng và tạo điều kiện cho việc chia sẻ kinh nghiệm và tri thức. Một loạt các cơ chế, chính sách và thỏa thuận cũng cần được sử dụng linh hoạt để đáp ứng được sự đa dạng của các kiểu đối tác.

Một phần của tài liệu Đổi mới sáng tạo và năng suất chất lượng trong doanh nghiệp (Trang 177 - 181)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)