Thực trạng đổi mới sản phẩm và quy trình

Một phần của tài liệu Đổi mới sáng tạo và năng suất chất lượng trong doanh nghiệp (Trang 76 - 81)

THỰC TRẠNG ĐỔi mỚi SÁNG TẠo VÀ TÁC ĐộNG CỦa NăNG lỰC ĐỔi mỚ

3.3.1. Thực trạng đổi mới sản phẩm và quy trình

Theo bảng 3.13 và hình 3.4, có 46,5% doanh nghiệp nông nghiệp đồng ý với ý kiến cho rằng họ thường xuyên phát triển và đưa ra thị trường các sản phẩm cải tiến có giá thành và cơng dụng tốt hơn và 26,7% doanh nghiệp đồng ý cho rằng họ thường xuyên phát triển sản phẩm hoàn tồn mới. Điểm số trung bình cho hai tiêu chí này làn lượt là 3,5 điểm và 3,0 điểm. Mặt khác, các doanh nghiệp cũng đã chú trọng đến việc nghiên cứu cải tiến mơ hình sản xuất, áp dụng những mơ hình sản xuất kết hợp trồng trọt, chăn ni (3,4 điểm, với 39,7% doanh nghiệp đồng ý) và hợp lý hóa quy trình sản xuất để giảm lãng phí, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm (3,5 điểm, với 42,8% doanh nghiệp đồng ý). Điểm bình quân chung của ĐMST và quy trình của các doanh nghiệp nơng nghiệp Việt Nam hiện nay là 3,3 điểm.

Bảng 3.13: Đánh giá của doanh nghiệp nông nghiệp về đổi mới sản phẩm và quy trình

Nội dung quan sátSố trung bìnhGiá trì Độ lệch chuẩn

Thường xuyên phát triển và đưa ra thị trường các sản phẩm hoàn toàn mới có năng suất, chất lượng và cơng dụng cao hơn

463 3,0 0,86

Thường xuyên phát triển và đưa ra thị trường các sản phẩm cải tiến có giá thành hạ hơn và công dụng tốt hơn

Nội dung quan sátSố trung bìnhGiá trì Độ lệch chuẩn

Thường xuyên phát triển và đưa ra thị trường các mơ hình sản xuất mới hoàn chỉnh và đồng bộ hơn

463 3,4 0,90

Thường xun cải tiến và hợp lý hóa tồn bộ quy trình sản xuất từ đầu vào đến đầu ra nhờ ứng dụng KHCN mới

463 3,5 0,90

Trung bình 3,3 0,80

Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu

Hình 3.4: Tỷ lệ doanh nghiệp nơng nghiệp đổi mới sản phẩm và quy trình

Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu

Kết quả ĐMST của các doanh nghiệp nông nghiệp như trên gắn liền thành tựu cách mạng công nghiêp 4.0 trên ba lĩnh

vực chính gồm cơng nghệ sinh học, Kỹ thuật số và vật lý. Trên lĩnh vực công nghệ sinh học, Cách mạng công nghiệp 4.0 tập trung vào nghiên cứu để tạo ra những bước nhảy vọt trong nông nghiệp, thủy sản, y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu. Điều này mở ra tương lai nông nghiệp 4.0 dựa trên sự kết hợp các công nghệ lại với nhau với yếu tố cốt lõi là cơng nghệ số, trí tuệ nhân tạo, kết nối thông tin mạng internet; mở ra cơ hội rất to lớn cho phát triển nông nghiệp. Tại Việt Nam, đến nay đã có 28 doanh nghiệp nơng nghiệp được công nhận ứng dụng công nghệ cao theo hướng nông nghiệp 4.0.

Đổi mới sản phẩm trong nông nghiệp trước tiên là do sự

phát triển của công nghệ sinh học cho phép chọn, tạo ra những giống cây trồng, vật ni mới phù hợp với mục đích sử dụng. Điều này tác động mạnh mẽ đến năng suất cũng như chất lượng cây trồng vật ni, từ đó tăng giá trị gia tăng trong mỗi sản phẩm nơng nghiệp. Ví dụ việc áp dụng nhân giống tơm càng xanh ở trang trại tại An Giang từ công nghệ ại Isarel làm tăng năng suất và thu nhập lên đến 60%.Tiếp đó là ứng dụng cơng nghệ Internet

vạn vật (IoT) tại Công ty cổ phần Cầu Đất Đà Lạt (Cầu Đất Farm) kết nối hệ thống phát triển rau sạch bằng các giải pháp nông nghiệp thông minh, giám sát và điều khiển qua internet tự động kiểm sốt độ ẩm, tưới nước, bón phân, giúp chủ nơng trại giám sát canh tác từ xa, tăng năng suất lao động và doanh thu tiêu thụ.

Các doanh nghiệp cịn sử dụng kết hợp IoT và cơng nghệ điện tốn đám mây - cơng nghệ lưu trữ, chia sẻ nhanh và hữu hiệu

thơng tin (ví dụ cơng nghệ Akisai quản lý nông nghiệp trên nền cơng nghệ điện tốn đám mây tại tập đoàn FPT) mở đường cho

những hoạt động quản lý nơng nghiệp hồn tồn mới. Con người khơng cần có mặt trực tiếp, thậm chí ở một số khâu robot sẽ thay thế con người, từ đây sẽ hình thành một nền nơng nghiệp chính xác và tự động.

Tiếp theo, công nghệ mô phỏng dự báo thị trường và biến đổi khí hậu, tính tốn các phương án sản xuất... Ví dụ cơng ty MimosaTEK chuyên cung cấp giải pháp tưới chính xác cho nhiều tập đồn lớn đầu tư vào nơng nghiệp như Vingroup, Thành Công... cho phép hệ thống tưới được vận hành từ xa dựa vào việc phân tích các dữ liệu về mơi trường, loại cây và giai đoạn sinh trưởng của cây cho phép tiết kiệm lượng nước tưới 30 - 50%, giảm tiêu thụ năng lượng, giải phóng tồn bộ cơng lao động, tăng năng suất lao động và kết quả kinh doanh.

Đổi mới quy trình trong nơng nghiệp điển hình là việc ứng

dụng điện tốn đám mây nhằm chuẩn hóa sản phẩm và dịch vụ, giảm thiểu chi phí đầu tư, rút ngắn thời gian phát triển sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ và linh hoạt trong mơ hình kinh doanh, cung cấp sản phẩm đầu ra chất lượng cao và an toàn vệ sinh thực phẩm làm tăng năng suất sản lượng đáng kể so với cách trồng nông nghiệp kiểu cũ. Việt Nam là một nước nơng nghiệp nhưng q trình vận chuyển và xuất khẩu nông sản thường làm hư hại khoảng 40% sản phẩm nông sản nên áp dụng điện tốn đám mây trong vận chuyển nơng sản là rất cần thiết, giúp giảm thiểu hư hỏng trong quá trình vận chuyển, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.

Đồng thời, những phát minh mới trong lĩnh vực công nghệ

thơng tin có thể làm tăng khả năng thích ứng của nơng dân trước

tiết và thị trường. Các công nghệ kỹ thuật số giúp nông dân đưa ra quyết định sáng suốt hơn về thời gian, địa điểm sản xuất và tiêu thụ. Ví dụ, cơng nghệ phần mềm SmartChick của Công ty Microsoft Việt Nam là sản phẩm phục vụ nuôi gà thông minh, giúp người dùng chăm sóc gà theo đúng quy trình an tồn sinh học, ở bất kỳ lúc nào và bất cứ nơi đâu thơng qua internet; Thiết bị giám sát hành trình, sử dụng trí tuệ nhân tạo của cơng ty Mía đường Lam Sơn đã thay thế 40 kế toán thống kê, áp dụng canh tác thông minh, tăng năng suất từ 45 tấn/ha lên 70 tấn/ha.

Có thể thấy, ĐMST làm nền tảng để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và tạo ra nhu cầu để doanh nghiệp đổi mới cơng nghệ nhanh hơn, mạnh hơn, góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng, NSLĐ và sức cạnh tranh của nền kinh tế và năng lực cạnh tranh quốc gia.

Tuy nhiên, bên cạnh những tiến bộ trên, đổi mới sáng tạo ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nơng nghiệp Việt Nam vẫn cịn rất hạn chế. Trong 463 doanh nghiệp nông nghiệp được điều tra thì tỷ lệ sáng chế được cấp, bí quyết kỹ thuật, giải pháp hữu ích và những sáng kiến mới được thừa nhận trong 3 năm, chiếm tỷ lệ vơ cùng nhỏ bé (hình 3.5). Mặc dù doanh nghiệp có đầu tư cho R&D nhưng kết quả do đầu tư mang lại chưa được như mong muốn. Tỷ lệ các doanh nghiệp khơng có sáng chế được cấp chiếm cao nhất (87,8%); khơng có sáng kiến được thừa nhận: 84,1%; khơng có bí quyết kỹ thuật: 82,3% và khơng có giải pháp hữu ích: 73,2%.

Hình 3.5: Kết quả R&D của doanh nghiệp nơng nghiệp

Nguồn: Điều tra của nhóm nghiên cứu

Kết quả ĐMST còn hạn chế sẽ dẫn đến kết quả năng suất chất lượng của doanh nghiệp nông nghiệp cũng bị ảnh hưởng. Số liệu điều tra các doanh nghiệp nơng nghiệp của nhóm nghiên cứu cho thấy có đến 46,4% doanh nghiệp có tốc độ tăng NSLĐ bình quân trong 3 năm (2016-2018) dưới 0,5%. Tóm lại, đánh giá chung tổng thể và tương quan với các nước trong khu vực thì kết quả ĐMST sản phẩm và quy trình của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung vẫn đang còn nhiều hạn chế cần được khắc phục.

Một phần của tài liệu Đổi mới sáng tạo và năng suất chất lượng trong doanh nghiệp (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)