Nhóm chính sách thu hút vốn đầu tư vào doanh nghiệp nông nghiệp

Một phần của tài liệu Đổi mới sáng tạo và năng suất chất lượng trong doanh nghiệp (Trang 167 - 169)

CHẤT lƯỢNG CHo CÁC DoaNH NGHiỆP NÔNG NGHiỆP ViỆT Nam

4.3.2. Nhóm chính sách thu hút vốn đầu tư vào doanh nghiệp nông nghiệp

nơng nghiệp

Chính sách thu hút vốn đầu tư vào nơng nghiệp, nơng thơn hiện nay có nhiều nhưng nhìn chung những người trực tiếp sản xuất nông nghiệp lại rất khó tiếp cận các chính sách hỗ trợ đó. Đối tượng được hỗ trợ là doanh nghiệp trong khi đó người sản xuất nơng nghiệp thường có quy mơ nơng hộ hoặc trang trại, rất ít doanh nghiệp. Do đó, nhà nước cần có chính sách hỗ trợ nơng dân, chủ các trang trại tiếp cận nguồn vốn tín dụng để đầu tư vào sản xuất lớn, từ đó mới hình thành các doanh nghiệp nơng nghiệp lớn. Cụ thể:

- Nhà nước cần sớm xác lập quyền tài sản trên đất nông nghiệp, bao gồm cả nhà lưới, nhà màng, nhà kính, hệ thống tưới tiêu... để doanh nghiệp có cơ sở vay vốn, mở rộng và nới lỏng hơn các tiêu chuẩn để cơ sở sản xuất nông nghiệp tiếp cận được nguồn vốn.

- Đa dạng hóa nguồn vốn và tăng cường hoạt động xúc tiến thu hút đầu tư vào nông nghiệpthông qua cơ chế thu hút các

quỹ đầu tư, tổ chức, cá nhân, các loại hình doanh nghiệp đầu tư vào nơng nghiệp: Tăng cường vốn từ ngân sách của các địa phương cho các hoạt động xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp; Cung cấp thông tin đầy đủ về những ưu đãi khi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp như chính sách miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thuê đất, thuế nhập khẩu, chính sách bảo hiểm nơng nghiệp...

- Khuyến khích các doanh nghiệp FDI đầu tư vào bốn lĩnh vực được ưu tiên: Sản xuất và phát triển giống cây trồng, vật nuôi; Sản xuất nguyên vật liệu phụ trợ tạo giá trị gia tăng cao, sản xuất thức ăn bổ sung phục vụ sản xuất thức ăn chăn nuôi, sản xuất thiết bị sản xuất chuồng trại...; Chế biến sâu nông - lâm - thuỷ sản để sản xuất sản phẩm có hàm lượng khoa học công nghệ và giá trị gia tăng cao; Tạo cơ chế để các doanh nghiệp FDI đầu tư sản xuất thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật sinh học.

- Có chính sách hỗ trợ rủi ro đối với sản xuất nông nghiệp và đặc biệt là hàng nông sản xuất khẩu. Cụ thể là: (1) Xây dựng quỹ hỗ trợ rủi ro từ nguồn tiền hỗ trợ của nhà nước, phụ thu từ xuất khẩu, đóng góp của các doanh nghiệp; (2) Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tham gia các thể chế quốc tế về đầu tư, đảm bảo đầu tư, ký kết các hiệp định song phương, đa phương nhằm tạo niềm tin cho các nhà đầu tư vào lĩnh vực nơng nghiệp; 3) Hồn thiện và tăng cường quyền SHTT, bảo vệ bản quyền nói chung và trong lĩnh vực nơng nghiệp nói riêng.

- Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn phù hợp với định hướng sản xuất được lựa chọn. Cơ sở hạ tầng nông thôn cần đồng bộ bao gồm: hệ thống thuỷ lợi, hệ thống giao thông, hệ thống kho chứa, năng lượng, nước sạch, công nghệ thông tin.

- Điều tra, triển khai thực hiện các dự án đào tạo nghề cho nông dân đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư về tay nghề, tính kỷ luật và thái độ chuyên nghiệp.

- Xây dựng chuỗi giá trị nơng nghiệp có chú trọng đặc biệt đến vị trí, vai trị của người nơng dân nhằm nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, nâng cao thu nhập của nông dân, đồng thời đặt ra yêu cầu đối với người nông dân về tư duy, trình độ.

Một phần của tài liệu Đổi mới sáng tạo và năng suất chất lượng trong doanh nghiệp (Trang 167 - 169)