Thực trạng đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Đổi mới sáng tạo và năng suất chất lượng trong doanh nghiệp (Trang 46 - 50)

THỰC TRẠNG ĐỔi mỚi SÁNG TẠo VÀ TÁC ĐộNG CỦa NăNG lỰC ĐỔi mỚ

3.1.1. Thực trạng đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp

Hoạt động ĐMST được Chính phủ, Bộ KH&CN và các Bộ, ngành, địa phương rất quan tâm và chỉ đạo quyết liệt. So với những năm 2013-2017, theo báo cáo về xếp hạng chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (Global Innovation Index-GII) năm 2018, Việt Nam được xếp ở vị trí 45 trên 126 quốc gia. Thứ hạng của Việt Nam liên tục được cải thiện trong xếp hạng GII những năm gần đây: năm 2018 tăng 2 bậc so với năm 2017, tăng 14 bậc so với năm 2016. Quan trọng hơn, Việt Nam có điểm số cao trong cả 7 trụ cột, đều cao hơn mức trung bình. Kết quả chỉ số GII năm 2018 là minh chứng quan trọng cho kết quả chỉ đạo của Chính phủ và nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương trong việc xây dựng và triển khai các giải pháp đồng bộ năng lực ĐMST quốc gia. Năm 2019, Việt Nam tăng 3 bậc về chỉ số đổi mới toàn cầu so với năm 2018, xếp vị trí 42/129 quốc gia, nền kinh tế, trong đó hai chỉ số liên quan đến khoa học công và nghệ tăng mạnh, cụ thể: tổng chi cho nghiên cứu và phát triển tăng 5 bậc (đầu vào); sản phẩm dựa trên

tri thức và cơng nghệ tăng 8 bậc (đầu ra). Ngồi ra các chỉ số về trình độ phát triển của thị trường tăng 3 bậc; tín dụng tăng 4 bậc; năng suất lao động tăng 3 bậc.

Việt Nam có tỉ lệ các doanh nghiệp có đổi mới sản phẩm và đổi mới quy trình lần lượt là 32,4% và 39,8%, cũng gần bằng

Phần Lan (lần lượt là 36,5% và 35,1%) hay kém Philippines một chút (tương ứng là 37.6% và 43.9%). Các doanh nghiệp được khảo sát đều ý thức được việc liên tục ĐMST (khoảng 61,63% doanh nghiệp chế biến chế tạo có ĐMST trong giai đoạn 2014- 2016 liên tục đổi mới sáng tạo). Doanh số sản phẩm do ĐMST mang lại chiếm 62% tổng doanh số sản phẩm của doanh nghiệp. Tỷ lệ này đạt cao nhất tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với 65,6% và doanh nghiệp nhà nước là 59,1% và doanh nghiệp ngoài nhà nước chỉ là 43,3%. Một tỉ lệ rất lớn các doanh nghiệp đầu tư vào đổi mới quy trình thơng qua việc đầu tư vào cơng nghệ mới được gắn liền với hàng hóa, máy móc, thiết bị (39,4%) hoặc thơng qua nâng cấp, chỉnh sửa công nghệ, thiết bị hiện tại (39,3%), trong khi đó CGCN từ các tổ chức KH&CN cơng lập và các tổ chức khác ngồi cơng lập đều dưới chỉ ở mức 0,3% và 0,6%.

Tuy nhiên, bên cạnh những tiến bộ trên, theo báo cáo đánh giá của WB, đổi mới sáng tạo ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam vẫn ở mức thấp so với các nước trong khu vực. Chỉ có khoảng 23% các doanh nghiệp Việt Nam đã tuyên bố đã giới thiệu một sản phẩm, dịch vụ mới hoặc sản phẩm cải tiến trong 3 năm gần đây. Tỷ lệ này tuy cao hơn một số nước Đông Nam Á như Lào, Malaysia, Thái Lan nhưng lại thấp hơn Campuchia và Philippines (30%). Mặc dù các doanh nghiệp Việt Nam đang cố gắng cải tiến sản phẩm và quy trình khơng kém gì các nước khác

trong khu vực, nhưng lại hiếm khi giới thiệu những sản phẩm mới và có những chức năng hoàn toàn mới ra thị trường. Cũng theo báo cáo, Việt Nam ở vị trí trung bình về tỉ lệ các cơng ty cải tiến quy trình nhưng tỉ trọng số tiền trung bình chi cho R&D trong tổng doanh thu vẫn thấp hơn hầu hết các nước Đông Nam Á. WB tổng kết rằng các mức độ về đổi mới sản phẩm, đổi mới quy trình, tỷ lệ chi cho R&D của doanh nghiệp Việt Nam đều ở vào mức trung bình tại Đơng Nam Á.

Về đổi mới marketing, trong bối cảnh cách mạng công

nghiệp 4.0, quan niệm về sản phẩm của các doanh nghiệp thay đổi theo hướng các doanh nghiệp không chỉ mang đến cho khách hàng sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu, mong muốn cơ bản của khách hàng mà còn quan tâm đến cảm xúc, tinh thần của khách hàng. Các tính năng mới của sản phẩm cho phép khách hàng thay đổi tầm nhìn của họ đối với thương hiệu và mở rộng mối quan hệ giữa hình ảnh thương hiệu và cộng đồng. Quan niệm mới về thương hiệu thay đổi theo hướng thay vì quảng cáo thương hiệu để bán sản phẩm, doanh nghiệp phải tập trung vào quan hệ công chúng, cam kết xã hội và cải thiện danh tiếng thông qua hoạt động xã hội. Quan niệm mới về quảng cáo, truyền thông thay đổi theo hướng nhà cung cấp tạo ra các nội dung quảng cáo khơng chỉ trực tiếp nói về thương hiệu hoặc sản phẩm để tăng doanh số mà tạo ra những nội dung có giá trị với khách hàng, phục vụ những nhu cầu cá nhân của họ. Quan niệm về tương tác với khách hàng chuyển từ quy trình dịch vụ khách hàng sang quy trình chăm sóc và cộng tác với khách hàng.

Trong thời gian qua, đổi mới marketing tại các doanh nghiệp Việt Nam được thực hiện thơng qua các chương trình như: Chương trình thương hiệu quốc gia, chương trình xúc tiến thương

mại quốc gia, chương trình kết nối nơng sản Việt, v.v... Đây là các chương trình xúc tiến thương mại nhằm xây dựng, quảng bá tên thương mại, chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ của Việt Nam trên thị trường trong và ngồi nước; khuyến khích các doanh nghiệp chia sẻ và theo đuổi các giá trị của Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam là Chất lượng - Đổi mới, Sáng tạo - Năng lực tiên phong. Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia đã giúp các doanh nghiệp duy trì ổn định tăng trưởng xuất khẩu hàng hoá tại các thị trường truyền thống như Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, tăng cường khai thác các thị trường mới như Trung Đông, châu Phi. Chương trình cũng dành nguồn lực đáng kể hỗ trợ phát triển các ngành hàng thế mạnh như nông, lâm, thuỷ sản, lựa chọn các doanh nghiệp có uy tín tham dự các hội chợ chuyên ngành, giúp doanh nghiệp tìm hiểu nhu cầu thị trường, tìm kiếm đối tác, mở rộng hợp tác trong sản xuất kinh doanh. Riêng với nhóm ngành sử dụng nhiều lao động, ngành hàng công nghệ cao, ngành cơng nghiệp hỗ trợ, chương trình ưu tiên hỗ trợ tham gia các hoạt động xúc tiến giao thương, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng tồn cầu. Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia đã có đóng góp lớn vào tăng trưởng xuất khẩu năm 2018 và hỗ trợ doanh nghiệp trong nước từng bước vững chắc tiến vào sân chơi lớn, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng đang tạo ra sức cạnh tranh gay gắt.

Thời gian qua, Bộ Cơng Thương đã chủ trì nghiên cứu đổi mới tồn diện cơng tác xúc tiến thương mại theo hướng tăng tỷ trọng của các hoạt động có tác dụng lâu dài như đào tạo kỹ năng, giảm tỷ trọng của các hoạt động như tổ chức hội chợ, triển lãm hay tham gia hội chợ, triển lãm; chú trọng các chương trình xúc tiến thương mại trung và dài hạn hướng vào một mặt hàng, một

thị trường cho tới khi đạt kết quả cụ thể; chú trọng đào tạo, phổ biến về quy tắc xuất xứ và cách đáp ứng quy tắc xuất xứ để giúp các doanh nghiệp nắm bắt được các cơ hội mở ra từ các FTA, nâng cao hơn nữa tỷ lệ tận dụng ưu đãi trong các FTA; hỗ trợ thâm nhập thị trường nước ngồi đối với thương hiệu các hàng hóa đặc trưng thuộc chương trình thương hiệu quốc gia; ưu tiên các hoạt động giới thiệu, quảng bá các sản phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp là thế mạnh của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Đổi mới sáng tạo và năng suất chất lượng trong doanh nghiệp (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)