Khái niệm cách mạng công nghiệp 4

Một phần của tài liệu Đổi mới sáng tạo và năng suất chất lượng trong doanh nghiệp (Trang 120 - 121)

CHẤT lƯỢNG CHo CÁC DoaNH NGHiỆP NÔNG NGHiỆP ViỆT Nam

4.1.1. Khái niệm cách mạng công nghiệp 4

Khái niệm “Công nghiệp 4.0” (Industries 4.0) được đưa ra lần đầu tiên vào năm 2011 tại Hội chợ Hannover, giới thiệu các dự kiến của chương trình cơng nghiệp 4.0, nhằm thay đổi và nâng cao giá trị của nền cơng nghiệp cơ khí truyền thống của Đức. Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) lần thứ 46 ở thành phố Davos - Kloster của Thụy Sỹ, với chủ đề “Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư”, giáo sư Klaus Schwab, Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế thế giới đã đưa ra một định nghĩa mới, mở rộng hơn khái niệm “Công nghiệp 4.0”. Cụ thể, cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư là “một cụm thuật ngữ cho các công nghệ và khái niệm của tổ chức chuỗi giá trị” và “nó kết hợp các cơng nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học”. CMCN 4.0 thường được mô tả là đang diễn ra trong 3 lĩnh vực chính bao gồm Cơng nghệ sinh học, Kỹ thuật số và Vật lý. Trong đó,

các yếu tố cốt lõi của kỹ thuật số trong CMCN 4.0 sẽ là: Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT) và Dữ liệu lớn (Big Data). Trên lĩnh vực công nghệ sinh học, CMCN4.0 tập trung vào nghiên cứu để tạo ra những bước nhảy vọt trong Nông nghiệp, Thủy sản, Y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu. Cuối cùng là lĩnh vực Vật lý với robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới (graphene, skyrmions...) và cơng nghệ nano. Tuy nhiên, có thể nói rằng nền tảng của những đột phá này chính là đột phá của công nghệ số trong những năm vừa qua, tiếp nối thành quả

của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba. Như vậy, bản chất của CMCN lần thứ 4 là dựa trên nền tảng cơng nghệ số và tích hợp tất cả các cơng nghệ thơng minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất.

Hiện nay, Công nghiệp 4.0 đã vượt ra khỏi khuôn khổ dự án của Đức với sự tham gia của nhiều nước và trở thành một phần quan trọng của CMCN4.0. Theo Klaus Schwab (2016) tốc độ đột phá của CMCN4.0 hiện “khơng có tiền lệ lịch sử”. Khi so sánh với các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, cuộc cách mạng này đang tiến triển theo hàm số mũ chứ khơng phải là tốc độ tuyến tính. Hơn nữa, nó đang phá vỡ hầu hết ngành cơng nghiệp ở mọi quốc gia. Đồng thời, chiều rộng và chiều sâu của những thay đổi này báo trước sự chuyển đổi của toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị.

Một phần của tài liệu Đổi mới sáng tạo và năng suất chất lượng trong doanh nghiệp (Trang 120 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)