Thực trạng năng suất, chất lượng của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Đổi mới sáng tạo và năng suất chất lượng trong doanh nghiệp (Trang 50 - 52)

THỰC TRẠNG ĐỔi mỚi SÁNG TẠo VÀ TÁC ĐộNG CỦa NăNG lỰC ĐỔi mỚ

3.1.2. Thực trạng năng suất, chất lượng của doanh nghiệp

Doanh nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế, là bộ phận chủ yếu tạo ra GDP do đó tăng NSLĐ trong doanh nghiệp là vô cùng cần thiết cho tăng trưởng kinh tế. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, NSLĐ của toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2018 đạt 102 triệu đồng/lao động, tăng 8,8 triệu đồng/lao động so với năm 2017. Tính theo giá so sánh năm 2010, NSLĐ toàn nền kinh tế năm 2018 tăng 5,93% so với năm trước, bình quân giai đoạn 2016-2018 tăng 5,75%/năm. Tuy nhiên, mức NSLĐ của Việt Nam hiện nay vẫn rất thấp so với các nước trong khu vực. Cụ thể, NSLĐ của Việt Nam năm 2017 đạt 10.232 USD, chỉ bằng 7,2% của Singapore; 18,4% của Malaysia; 36,2% của Thái Lan; 43% của Indonesia và bằng 55% của Philippines.Theo báo cáo Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011- 2020 thì năng suất lao động Việt Nam thấp hơn năng suất lao động của Trung Quốc 2,5 lần; thấp hơn Thái Lan 4,2 lần (Ngọc Quỳnh, 2018). Nếu so sánh giữa các ngành, NSLĐ của khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chỉ bằng 38,9% mức NSLĐ chung của nền kinh tế; bằng 30,4% khu vực công nghiệp, xây dựng và bằng 33,7% các ngành dịch vụ (Diệu Thiện, 2019).

Trong tương lai gần, sự dịch chuyển lao động từ nông thôn sang thành thị; từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ, từ khu vực phi chính thức sang chính thức vẫn tiếp tục diễn ra, góp phần cải thiện mức tăng NSLĐ chung. Tuy nhiên, xu hướng này không thể kéo dài khi Việt Nam phát triển lên mức cao hơn, thu nhập ở khu vực nông thôn gia tăng, cơ cấu kinh tế ổn định sẽ làm giảm đáng kể dư địa cho việc chuyển dịch cơ cấu lao động. Do đó, để thu hẹp về NSLĐ so với các nước, Việt Nam cần phải nâng cao NSLĐ trong khu vực doanh nghiệp, tức là tăng năng suất nội ngành, thay vì tăng năng suất qua chuyển dịch cơ cấu lao động. Đây là xu hướng mới và phổ biến ở các nền kinh tế tiên tiến, vì tăng năng suất nội ngành đóng vai trị chủ đạo trong việc tăng năng suất của nền kinh tế.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, NSLĐ chung của toàn bộ khu vực doanh nghiệp năm 2017 theo giá hiện hành đạt 298,7 triệu đồng/lao động, gấp 3,2 lần mức NSLĐ chung cả nước. Cụ thể, doanh nghiệp Nhà nước đạt 678,1 triệu đồng/lao động, gấp 7,3 lần mức NSLĐ chung cả nước nhờ đẩy mạnh sắp xếp cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước trong thời gian qua. Doanh nghiệp ngoài nhà nước đạt 228,4 triệu đồng/lao động, gấp 2,5 lần mức NSLĐ chung của cả nước; doanh nghiệp FDI đạt 330,8 triệu đồng/lao động, gấp 3,5 lần. Tuy nhiên, NSLĐ của doanh nghiệp Nhà nước đạt mức cao chủ yếu vẫn dựa vào ưu thế trong việc phân bổ nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực tài nguyên thiên nhiên. So với các loại hình doanh nghiệp khác, NSLĐ của doanh nghiệp ngoài nhà nước đạt thấp nhất. Mặt khác, khoảng cách về NSLĐ của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đang ngày càng nới rộng. Chiếm tới 96,7% tổng số doanh nghiệp của cả nước nên NSLĐ của doanh nghiệp ngoài

nhà nước ở mức thấp đã ảnh hưởng nhiều đến NSLĐ chung của toàn bộ khu vực doanh nghiệp.

Theo Bộ KH&CN (2018), các hoạt động thúc đẩy năng suất, chất lượng của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua đã mang lại một số kết quả nhất định, đó là: Các doanh nghiệp Việt Nam đã ý thức được tầm quan trọng của việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng, đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ đáp ứng yêu cầu của khách hàng, tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua không ngừng cải tiến năng suất, chất lượng và hiệu quả quản lý; Đồng thời, các doanh nghiệp đã đưa vào áp dụng các chương trình cải tiến năng suất, chất lượng, coi đó là hoạt động khơng thể thiếu trong doanh nghiệp mình. Các hoạt động quản lý chất lượng, cải tiến chất lượng, tiêu chuẩn hoá và ứng dụng các tiêu chuẩn ngày càng được áp dụng hiệu quả và nhân rộng. Các hệ thống quản lý như ISO 9000, SA 8000, ISO 14000, GMP, HACCP đã trở thành các hệ thống quen thuộc với các doanh nghiệp. Các chương trình và cơng cụ cải tiến Kaizen, 5S, Lean, Lean 6Sigma và các công cụ quản lý khác cũng được quan tâm và ứng dụng nhiều hơn.

Một phần của tài liệu Đổi mới sáng tạo và năng suất chất lượng trong doanh nghiệp (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)