Tăng cường phong cách lãnh đạo chuyển đổi trong kỷ nguyên chuyển đổi số

Một phần của tài liệu Đổi mới sáng tạo và năng suất chất lượng trong doanh nghiệp (Trang 126 - 130)

CHẤT lƯỢNG CHo CÁC DoaNH NGHiỆP NÔNG NGHiỆP ViỆT Nam

4.2.1. Tăng cường phong cách lãnh đạo chuyển đổi trong kỷ nguyên chuyển đổi số

nguyên chuyển đổi số

Từ kết quả nghiên cứu này cho thấy nhân tố “lãnh đạo” có mức độ tác động lên kết quả đổi mới sản phẩm và quy trình khá lớn (hệ số tác động 0,279) và lên kết quả đổi mới marketing rất mạnh mẽ (0,709). Điểu này đã chỉ ra rằng người lãnh đạo của các doanh nghiệp nơng nghiệp có tác động thúc đẩy nguồn nhân lực trở nên sáng tạo hơn, từ đó có ảnh hưởng đến kết quả ĐMST và năng suất chất lượng của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu trên cho thấy việc tăng cường năng lực lãnh đạo truyền cảm hứng cho các lãnh đạo doanh nghiệp nông nghiệp là vô cùng cần thiết.

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang làm thay đổi phương thức sản xuất và phương pháp quản trị dựa trên nền tảng công nghệ. Các doanh nghiệp phải làm chủ lượng thông tin và dữ liệu khổng lồ từ internet. Môi trường kinh doanh và doanh nghiệp đang biến đổi thành một hệ sinh thái chứ không đơn thuần như một cỗ máy. Nền kinh tế chia sẻ tăng trưởng vượt bậc và làm linh hoạt hóa doanh nghiệp. Tất cả các khâu trong chuỗi giá trị sẽ thay đổi linh hoạt hơn tạo nên một hệ sinh thái doanh nghiệp. Trong môi trường như vậy, doanh nghiệp chỉ có thể đạt hiệu quả dựa trên cơ sở tiếp nhận và đổi mới liên tục phương thức quản lý của người lãnh đạo.

Xây dựng năng lực lãnh đạo không chỉ cần tiếp nối và phát huy những khả năng lãnh đạo theo quan điểm truyền thống, Kouzes & Posner (2010): Định hướng hành trình, chia sẻ tầm

nhìn, thách thức quy trình hiện tại, kích hoạt nhân lực hành động, truyền cảm hứng, tạo ảnh hưởng và xây dựng hình ảnh, thiết lập và lãnh đạo nhóm, tổ chức và triển khai cơng việc, xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp trong nền kinh tế chuyển đổi, mà còn phải xây dựng những tư duy phản biện, kỹ năng cơng nghệ, trí tuệ cảm xúc và kỹ năng lãnh đạo truyền cảm hứng. Các kỹ năng khác như: sự tinh nhuệ, quản trị sự thay đổi, sáng tạo và phân tích dữ liệu cũng cần được phát triển. Các kiến thức và kỹ năng này cần được đào tạo để phù hợp với bối cảnh nền kinh tế chuyển đổi số. Điều này địi hởi các doanh nghiệp phải có chính sách đào tạo và thực hiện đào tạo cho cán bộ lãnh đạo, quản lý một cách đầy đủ toàn diện về tất cả các kiến thức và kỹ năng còn thiếu ở trên.

Để có thể xây dựng được chương trình nội dung đào tạo phù hợp, các doanh nghiệp nông nghiệp cần thực hiện đánh giá năng lực cán bộ quản lý. Doanh nghiệp có thể cân nhắc thuê chuyên gia tư vấn về thực hiện đánh giá năng lực cán bộ lãnh đạo hoặc có thể thuê tư vấn, hướng dẫn việc đánh giá kết quả thực hiện công việc và hoàn thiện phong cách lãnh đạo truyền cảm hứng. Kết quả đánh giá công việc cũng sẽ được gắn với việc trả lương, thưởng cho cán bộ lãnh đạo. Tiêu chí đánh giá năng lực cần gắn với đánh giá mức độ người lãnh đạo ủng hộ ĐMST, biết lắng nghe và khuyến khích các ý tưởng mới đến đâu, có như vậy người lãnh đạo buộc phải thay đổi phong cách lãnh đạo. Ngoài ra, doanh nghiệp cần kết hợp chính sách tuyển dụng cán bộ có tiềm năng sáng tạo để xây dựng đội ngũ cán bộ nguồn đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai.

Các doanh nghiệp nông nghiệp cũng nên áp dụng một số kinh nghiệm của các doanh nghiệp thành công trên thế giới trong

thúc đẩy ĐMST nhờ người lãnh đạo có trách nhiệm khuyến khích ĐMST như sau (dựa theo nghiêm cứu của McKinsey, Barsh và cộng sự, 2008):

Thứ nhất, xác định rõ ràng loại ĐMST có vai trị then chốt

cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu chiên lược. Các doanh nghiệp nơng nghiệp cần

chú trọng đến loại hình đổi mới sản phẩm và quy trình vì kết quả phân tích hệ phương trình cấu trúc SEM cho ta thấy loại đổi mới này có tác động dương khá mạnh lên năng suất, chất lượng và kết quả hoạt động kinh doanh (với hệ số hồi quy là 0,335). Bên cạnh đó kết quả phân tích hệ phương trình cầu trúc SEM cũng cho thấy loại hình đổi mới marketing cũng có tác động khá tới năng suất, chất lượng và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp nông nghiệp với hệ số hồi quy là 0,281. Đây sẽ là định hướng quan trọng cho sự đổi mới sáng tạo bền vững trong các doanh nghiệp nông nghiệp. Mặt khác, nhân tố lãnh đạo có mức độ tác động khá mạnh lên đổi mới sản phẩm và quy trình và có tác động rất mạnh lên đổi mới marketing trong các doanh nghiệp nông nghiệp nên việc thúc đẩy phong cách lãnh đạo truyền cảm hứng ĐMST là rất cần thiết đối với các doamh nghiệp nông nghiệp.

Thứ hai, ĐMST cần là một nội dung thường xuyên và chính

thức trong các cuộc họp của ban lãnh đạo doanh nghiệp. Việc

thảo luận chính thức về ĐMST trong các cuộc họp khơng chỉ giúp các nhà lãnh đạo tìm ra giải pháp thúc đẩy ĐMST mà cịn là một thơng điệp quan trọng truyền đến tồn thể nhân viên về những giá trị gắn liền với ĐMST trong doanh nghiệp. Điều này cũng giúp thu hút nhân viên tham gia ĐMST và cũng làm cho lãnh đạo thể hiện sự nhiệt tình cho đổi mới và thực hiện các dự án đổi mới.

Cuối cùng, xây dựng hệ thống các tiêu chí và mục tiêu ĐMST của doanh nghiệp. Các tiêu chí cần được kết hơp cả hai

dạng: tài chính (ví dụ như doanh thu sản phẩm mới trong vòng 3 năm) và hành vi (nhằm thay đổi các hành vi đã bị ăn sâu làm hạn chế ĐMST).

Từ kết quả phân tích sự khác biệt theo đặc thù ngành và đặc thù sở hữu ở chương trước có thể đề xuất giải pháp đặc thù về

lãnh đạo trong đó chú trọng giải pháp này đối với ngành giống,

chăn nuôi, thủy sản và trồng trọt, (hơn là trong ngành dịch vụ)

và trong các doanh nghiệp (hơn là trong các HTX). Lý do của sự tập trung này là từ kết quả phân tích cấu trúc đa nhóm về sự khác biệt ở chương trước cho thấy yếu tố lãnh đạo có tác động đến kết quả đổi mới (sản phẩm, quy trình, marketing) và đến năng suất, chất lượng và kết quả kinh doanh trong các ngành giống, chăn nuôi, thủy sản, trồng trọt và trong các doanh nghiệp nhưng khơng có tác động trong ngành dịch vụ và trong các HTX.

Như vậy, trong cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 địi hỏi nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải là những chuyên gia, vững về kiến thức chun mơn, có năng lực tư duy sáng tạo, đổi mới, có kỹ năng phân tích và tổng hợp thơng tin, có khả năng làm việc và ra quyết định trên cơ sở phân tích các chứng cứ và dữ liệu. Các lãnh đạo doanh nghiệp nông nghiệp đặc biệt trong các ngành giống, chăn nuôi, thủy sản, trồng trọt cần thay đổi phong cách lãnh đạo hướng tới ĐMST, luôn ghi nhận và lắng nghe ý tưởng và sáng kiến mới, có chính sách khuyến khích nhân viên tham gia vào ĐMST, thực hiện việc đánh giá năng lực và tích cực tham gia đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực lãnh đạo truyền cảm hứng trong doanh nghiệp. Để kiến tạo nên sự vượt trội nhà lãnh đạo cần đổi

mới và có phong cách lãnh đạo chuyên biệt để tạo tiền đề đưa doanh nghiệp hội nhập chung vào xu thế toàn cầu, chèo lái doanh nghiệp đi đến thành công.

Một phần của tài liệu Đổi mới sáng tạo và năng suất chất lượng trong doanh nghiệp (Trang 126 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)