Thực trạng nguồn nhân lực sáng tạo

Một phần của tài liệu Đổi mới sáng tạo và năng suất chất lượng trong doanh nghiệp (Trang 55 - 56)

THỰC TRẠNG ĐỔi mỚi SÁNG TẠo VÀ TÁC ĐộNG CỦa NăNG lỰC ĐỔi mỚ

3.2.2. Thực trạng nguồn nhân lực sáng tạo

Bảng 3.2: Đánh giá về đội ngũ nhân sự của doanh nghiệp nông nghiệp

Nội dung quan sátSố trung bìnhGiá trị Độ lệch chuẩn

Đội ngũ nhân sự có đủ năng lực tiếp nhận

mọi tiến bộ KHCN mới 463 3,6 0,8 Đội ngũ nhân sự năng động, sáng tạo và có

nhiều ý tưởng mới 463 3,5 0,8

Trung bình 463 3,55 0,8

Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu

Bảng 3.2 đánh giá về đội ngũ nhân sự của 463 doanh nghiệp nơng nghiệp cho thấy nhìn chung trong các doanh nghiệp được điều tra, năng lực của đội ngũ nhân sự để thích ứng với cơng nghệ mới trong nền kinh tế chuyển đổi đã được chú trọng, đội ngũ nhân sự đã được đào tạo để nâng cao năng lực tiếp nhận công nghệ mới trong tất cả các lĩnh vực của ngành nông nghiệp (đạt 3,6/5 điểm). Bên cạnh đó, đội ngũ nhân sự của doanh nghiệp có sự năng động, sáng tạo và đóng góp các sáng kiến trong q trình sản xuất kinh doanh (3,55/5 điểm).

Tuy nhiên, nhìn tổng thể và so sánh với các ngành khác trong nền kinh tế thì nhân lực chất lượng cao trong khu vực nơng nghiệp nước ta vẫn còn nhiều hạn chế. Theo quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, sẽ phát triển tỷ lệ nhân lực qua đào tạo khối ngành nông, lâm, ngư nghiệp tăng từ mức 15,5% năm 2010 lên khoảng 50% vào năm 2020 và năm 2020, nguồn nhân lực khối ngành này sẽ thiếu khoảng 3,2 triệu lao động qua đào tạo, đặc biệt nông

nghiệp Việt Nam đang rất thiếu nguồn lao động sáng tạo của nền kinh tế chuyển đổi số. Ví dụ, đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản và cây ăn quả nhiệt đới lớn của cả nước nhưng lực lượng lao động khu vực nông thôn vùng này chất lượng thấp, tỷ lệ khơng có trình độ chun môn chiếm 91,2% (Ngọc Quỳnh, 2018).

Nguyên nhân của thực trạng trên là: Công tác đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp hiện nay chưa phù hợp về cả số lượng và chất lượng, đào tạo cao đẳng và đại học vẫn chiếm tỷ lệ lớn, chất lượng chương trình giảng dạy của các trường cịn thấp, chưa đào tạo được lao động có kỹ năng làm việc thực tế, thiếu kỹ năng mềm và đào tạo chưa gắn liền trực tiếp với công việc tại các doanh nghiệp. Phương thức giảng dạy vẫn cịn lạc hậu, chương trình giảng dạy còn thiếu thực tế, dẫn đến thiếu cơ hội cho sinh viên áp dụng những kiến thức được học trong nhà trường vào các vấn đề cụ thể của xã hội. Bên cạnh đó, việc quy hoạch, kế hoạch nguồn nhân lực chưa thực sự kịp thời và hiệu quả, tình trạng người lao động thiếu định hướng trong việc chọn ngành nghề từ bậc phổ thông cũng khiến cho cung lao động của Việt Nam gặp nhiều vấn đề, dẫn đến tình trạng thừa thầy thiếu thợ hiện nay.

Một phần của tài liệu Đổi mới sáng tạo và năng suất chất lượng trong doanh nghiệp (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)