Nhóm chính sách về sở hữu trí tuệ

Một phần của tài liệu Đổi mới sáng tạo và năng suất chất lượng trong doanh nghiệp (Trang 185 - 196)

CHẤT lƯỢNG CHo CÁC DoaNH NGHiỆP NÔNG NGHiỆP ViỆT Nam

4.3.7. Nhóm chính sách về sở hữu trí tuệ

Trong thời đại khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão, sở hữu trí tuệ ngày càng trở thành một trong những công cụ được

sử dụng để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp và của cả nền kinh tế các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Sở hữu trí tuệ thực sự đóng vai trị động lực thúc đẩy hoạt động đổi mới - sáng tạo để phát triển tài sản trí tuệ quốc gia cả về số lượng và giá trị, góp phần nâng cao năng lực sáng tạo và tạo lập một môi trường cạnh tranh lành mạnh. Do vậy, cần nâng cao hiệu quả của hoạt động sở hữu trí tuệ ở nước ta hiện nay.

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động SHTT ở nước ta tồn tại khơng ít hạn chế. Về mặt cơ cấu tổ chức chung của hệ thống SHTT, mơ hình ba cơ quan phụ trách ba lĩnh vực khác nhau về quyền SHTT (Bộ KH&CN; Bộ VHTT&DL, Bộ NN&PTNT) hoạt động quản lý khơng tập trung, liên kết rời rạc, khơng có tính hệ thống, cơ chế phối hợp liên ngành cịn yếu, khơng chặt chẽ. Đến nay, hệ thống văn bản pháp luật vẫn tương đối cồng kềnh và phức tạp, gồm nhiều tầng nấc với các văn bản hướng dẫn thi hành khác nhau; không đồng bộ và thống nhất trong quy định; quy định chưa chi tiết, rõ ràng, thiếu tính khả thi. Về xác lập quyền

sở hữu công nghiệp, thời gian xử lý đơn kéo dài, chưa bảo đảm

đúng thời hạn luật định, quá trình xử lý đơn chưa thật sự công khai, minh bạch. Về bảo vệ quyền SHTT, hiện có nhiều cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành chính, cịn có sự trùng lặp, chưa có sự phối hợp chặt chẽ. Trong khi đó, hệ thống tịa án chưa đủ nhân lực được đào tạo và có kinh nghiệm để giải quyết nhanh chóng, hiệu quả các vụ, việc phức tạp về SHTT, cơ chế giải quyết tranh chấp qua trung gian hòa giải, trọng tài chưa được phát huy. Nhận

thức của người dân, các tổ chức, doanh nghiệp về bảo hộ và bảo

vệ quyền SHTT chưa cao.

Để các hoạt động SHTT phát triển đúng hướng, đóng góp hiệu quả vào phát triển kinh tế - xã hội, cần xác định rõ quan điểm:

tài sản trí tuệ phải được sử dụng làm địn bẩy thúc đẩy đổi mới cơng nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh; bảo đảm hiệu quả của hoạt động SHTT là yêu cầu xuyên suốt và là ưu tiên hàng đầu đối với mục tiêu phát triển hệ thống SHTT Việt Nam; hệ thống SHTT phải phát triển dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; nguồn nhân lực chất lượng cao về SHTT được hình thành là yếu tố then chốt để bảo đảm sự thành công của các hoạt động SHTT; hệ thống SHTT của Việt Nam có tính mở và động, tạo sự thích ứng cho hệ thống theo sự vận động và phát triển của nền kinh tế gắn liền với việc tích cực và chủ động hội nhập quốc tế về SHTT.

Trên cơ sở quan điểm đó, có 5 nhóm nhiệm vụ phát triển hoạt động SHTT giai đoạn 2019 - 2030 cần được thực hiện bao gồm: chính sách và pháp luật SHTT; quản lý nhà nước về SHTT; bảo vệ quyền SHTT; khai thác quyền SHTT phục vụ tăng trưởng kinh tế và nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo; hỗ trợ, bổ trợ hoạt động SHTT với các giải pháp cụ thể sau:

Một là, đẩy mạnh đổi mới các hoạt động thông tin và truyền

thông nhằm nâng cao nhận thức của xã hội về SHTT, từng bước đưa mơn học SHTT và chun ngành SHTT vào chương trình đào tạo đại học và đưa kiến thức về SHTT vào chương trình giáo dục phổ thơng.

Hai là, hồn thiện và đẩy mạnh thực hiện các chính sách

ưu đãi, hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác, chuyển giao quyền sử dụng tài sản trí tuệ, hồn thiện pháp luật về giao dịch tài sản trí tuệ, cơ chế phân chia lợi ích giữa các nhóm chủ thể liên quan đối với kết quả sáng tạo; hồn thiện chính sách cân bằng lợi ích nhằm xử lý hợp lý và thỏa đáng mối quan hệ giữa các chủ thể

liên quan đến SHTT như chủ sở hữu sáng chế và cộng đồng, giữa chủ sở hữu quyền đối với giống cây, nhà sản xuất, kinh doanh và nông dân.

Ba là, tăng cường đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư cho

phát triển hoạt động SHTT, thúc đẩy đầu tư hiện đại hóa nguồn lực cơng nghệ phục vụ xác lập và bảo vệ quyền SHTT; lập Quỹ hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ quốc gia để đầu tư cho hoạt động thúc đẩy hoạt động sáng tạo, hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tài sản trí tuệ.

Bốn là, tinh giản đầu mối và chun mơn hóa hệ thống về

bảo vệ quyền SHTT; tiếp tục hoàn thiện các quy phạm pháp luật về SHTT, nhất là các quy phạm thực thi; chuyển dần việc xử lý các tranh chấp về SHTT sang các biện pháp dân sự; chấn chỉnh lại toàn bộ các quy phạm về chế tài bảo đảm thực thi theo hướng lấy trật tự dân sự làm biện pháp chủ yếu (cịn chế tài hành chính chỉ được áp dụng như một biện pháp bổ sung cho chế tài dân sự khi mà sự xâm phạm quyền SHTT vượt quá mức dân sự).

Năm là, nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước về bảo hộ

quyền SHTT. Phối hợp hoạt động hiệu quả giữa các cơ quan quản lý của Nhà nước và các cá nhân, tổ chức khác có liên quan trong những cơng việc nhằm hồn thiện pháp luật SHTT, là cơ sở pháp lý vững chắc để bảo vệ thành quả sáng tạo và có tính khả thi cao, khuyến khích sự sáng tạo. Tăng cường sử dụng hiệu quả các công cụ theo dõi, quản trị SHTT, tăng cường sử dụng công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ thông tin, trong hoạt động nghiệp vụ SHTT.

Sáu là, mở rộng hoạt động hỗ trợ, bổ trợ liên quan đến

thúc đẩy và bảo vệ quyền SHTT, như hoạt động sản xuất, kinh doanh; xây dựng và phát triển mơ hình liên kết giữa trường đại

học/viện nghiên cứu với doanh nghiệp; vận hành mạng lưới trung tâm SHTT và chuyển giao công nghệ tại các trường đại học, viện nghiên cứu, kết nối với các trung tâm hỗ trợ về SHTT...; hỗ trợ hoạt động quản lý và tư pháp về SHTT, hình thành các tổ chức sự nghiệp ngồi cơng lập cung cấp các dịch vụ về SHTT, như thơng tin SHTT, định giá tài sản trí tuệ...

Bảy là, nâng cao trình độ nguồn nhân lực SHTT thông qua

đổi mới và đẩy mạnh hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nhân lực chuyên nghiệp về SHTT, hồn thiện các tiêu chuẩn về trình độ chuyên mơn và điều kiện tuyển dụng cho các vị trí cơng tác trực tiếp xử lý nghiệp vụ trong các cơ quan quản lý SHTT. Cần có chương trình huấn luyện cán bộ đầu mối về thực thi quyền SHTT tại các cơ quan thực thi ở Trung ương và địa phương; đề ra những nội dung cụ thể thiết thực trong các lĩnh vực quản lý nhà nước để tăng cường sự gắn kết giữa các cán bộ đầu mối. Tổ chức định kỳ chương trình bồi dưỡng kiến thức về SHTT cho các cán bộ đầu mối theo hướng chuyên sâu từng bước.

Tám là, tăng cường, chủ động hội nhập và hợp tác quốc tế

trong lĩnh vực SHTT, mở rộng và phát triển về chiều sâu quan hệ hợp tác với các đối tác lớn về SHTT trong việc thực thi các dự án về nâng cao năng lực thực thi quyền SHTT với mục đích đào tạo và nâng cao năng lực nguồn nhân lực về SHTT. Trao đổi kinh nghiệm với các nước trên thế giới về thương mại hóa tài sản trí tuệ. Tham gia chủ động và tích cực hơn vào các diễn đàn quốc tế để đàm phán xây dựng các định chế SHTT quốc tế và ký kết các hiệp định song phương có nội dung về SHTT.

TÀi liỆU THam KHẢo

1. Chen, M., (1996), Managing International Technology Transfer, Thomson Business Press

2. Choi, J. N., & Chang, J. Y. (2009), “Innovation implementation in the public sector: An integration of institutional and collective dynamics”; Journal of Applied Psychology, 94, 245-253.

3. Covin, J.G. and Slevin, D. (1989); “Strategic Management of Small Firms in Hostile and Benign Environments”,

Strategic Management Journal, 10, 75-87.

4. Janda (1960), “Towards the Explication of the Concept of Leadership in Terms of the Concept of Power”,

Human Relations, 13(4):345-363

5. Kimiz Dalkir (2005); Knowledge management in theory

and practice. Boston, MA: Elsevier Butterworth -

Heinemann.

6. Kroeber, A.L. and Kluckhohn, C. (1952); Culture: A Critical Review of Concepts and Definitions; Peabody

Museum, Cambridge, MA, 181.

7. Nhật Minh (2018); “Doanh nghiệp chưa quan tâm hoạt

động nghiên cứu và phát triển”; truy cập từ https://

www.nhandan.com.vn/khoahoc/item/37346202-doanh- nghiep-chua-quan-tam-hoat-dong-nghien-cuu-va-phat- trien.html.

8. OECD (2005), Guideline for collecting and interpreting

innovation data, 3rd edition, Oslo manual.

9. Oldham, G.R. and Cummings, A. (1996); “Employee Creativity: Personal and Contextual Factors at Work”;

Academy of Management Journal, 39, 607-634.

10. Quỳnh Chi (2018); “Việt Nam có 600 nghìn doanh

nghiệp nhưng chỉ 0,4% số đó vào được chuỗi giá trị tồn cầu”, truy cập từ: https://theleader.vn/viet-nam-co-600-

nghin-doanh-nghiep-nhung-chi-04-so-do-vao-duoc- chuoi-gia-tri-toan-cau-20180522144532881.htm

11. Thu Quỳnh (2017); “Chính sách hỗ trợ ĐMST: Cần thay

đổi “luật chơi”, truy cập từ http://tiasang.com.vn/-doi-

moi-sang-tao/Chinh-sach-ho-tro-DMST-Can-thay-doi- %E2%80%9Cluat-choi%E2%80%9D-11045.

12. Tierney, P., & Farmer, S. M. (2004); “The Pygmalion

Process and Employee Creativity”; Journal of Management, 30, 413-432.

13. Yukl (2001), Leadership in Organization, Prentice Hall;

5th edition

14. Anh Quyền (2017); “Phải coi doanh nghiệp là động lực

chính cho phát triển nơng nghiệp”; truy cập từ http://

kinhtevadubao.vn/chi-tiet/2-12917-phai-coi-doanh- nghiep-la-dong-luc-chinh-cho-phat-trien-nong-nghiep. html.

15. Annique Un (2010); “R&D Collaborations and Product

Innovation”; Journal of Product Innovation Managemen; 27(5); 673-689.

16. Bộ Khoa học và Công nghệ (2017); Báo cáo Khoa học

và Công nghệ Việt Nam 2017; Nhà xuất bản Khoa học

và Kỹ thuật, Hà Nội.

17. Diệu Thiện (2019); “Tăng năng suất lao động: ‘Chìa

khóa” để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia”; truy

cập ngày 21/3/2019 từ fhttp://thoibaotaichinhvietnam. vn/pages/kinh-doanh/2019-03-21/tang-nang-suat-lao- dong-chia-khoa-de-nang-cao-nang-luc-canh-tranh- quoc-gia-69150.aspx.

18. Định Lễ (2017); “World Bank: Doanh nghiệp Việt Nam

đang đầu tư vào R&D thấp nhất ‹Đông Dương›, công bố sản phẩm mới thua cả Campuchia”; truy cập từ http://

cafebiz.vn/world-bank-doanh-nghiep-viet-nam-dang- dau-tu-vao-rd-thap-nhat-dong-duong-cong-bo-san- pham-moi-thua-ca-campuchia-20170914140521709. chn. 19. https://vi.wikipedia.org/wiki/Chỉ_số_Sáng_tạo_Toàn_ cầu_(Đại_học_Cornell_INSEAD_và_WIPO).

20. Ishikawa, K. (1990); Introduction to Quality Control,

3A Corporation, Tokyo.

21. James M Kouzes, Barry Z. Posner (2010), “The truth

about Leadership: The No-fads, Heart of the master facts you need to know”

22. Jordan, J., & Jones, P.(1997); “Assessing your

company”s knowledge management style”; Long range

23. Katz M (2007), Mergers and innovation, Antitrust Law

Journal No. 1/2007.

24. Long Cường (2019); “Hỗ trợ khởi nghiệp, sáng tạo trong

lĩnh vực nông nghiệp”; truy cập ngày 19/11/2018 từ

http://hoinongdan.org.vn/sitepages/news/66/73146/ho- tro-khoi-nghiep-sang-tao-trong-linh-vuc-nong-nghiep.

25. Ngô Quý Nhâm (2013); “Những yêu cầu về năng lực

lãnh đạo với giám đốc điều hành ở Việt Nam”; Tạp chí kinh tế đối ngoại số 66.

26. Ngo và O”Cass (2009), “Marketing resource-capability

complementarity and firm performance in B2B firms”,

Journal of Business and Industrial Marketing, vol. 30,

no. 2, pp. 194 - 207.

27. Nguyễn Hữu Xuyên (2014), Chính sách khoa học và đổi

mới công nghệ, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.

28. OECD (2014); Báo cáo Khoa học, Công nghệ và Đổi

mới sáng tạo tại Việt Nam; OECD

29. Oslo Manual (2005); Guidlines for collecting and interpreting innovation data. Third Edition; OECD.

30. Phùng Xuân Nhạ và Lê Quân (2013), Đổi mới sáng tạo

của doanh nghiệp Việt Nam, Đại học quốc gia Hà Nội.

31. PV. (2019), “Cách mạng công nghiệp 4.0- Cơ hội và

thách thức cho ngành nông nghiệp” truy cập ngày 20

tháng 12 năm 2019 từ http://tapchitaichinh.vn/nghien- cuu--trao-doi/trao-doi-binh-luan/cach-mang-cong- nghiep-40-co-hoi-va-thach-thuc-cho-nganh-nong- nghiep-139071.html

32. Quốc hội (2013), Luật khoa học và công nghệ; số

29/2013/QH13 ngày 18/6/2013.

33. Recardo, R. and Jolly, J. (1997); “Organizational Culture

and Teams”. SAM Advanced Management Journal, 62,

4-7.

34. Romijn & Albaladejo (2002), “Determinants of

Innovation Capability in Small Electronics and Software Firms in Southeast England”; Research Policy 31(7):1053-1067.

35. Romijn et al (2002), Innovation Sources, Capabilities and Competitiveness: Evidence from Hong Kong Firms,

HongKong.

36. Stefan Tangen (2002), “Understanding the concept of

productivity”; Research Gate.

37. Tổng cục thống kê (2015); Báo cáo tóm tắt: Thực trạng

và giải pháp nâng cao năng suất lao động của Viet Nam (Báo cáo bổ sung và cập nhật số liệu tháng 3/2016).

38. Tổng cục thống kê (2015); Năng suất lao động của Việt

Nam: Thực trạng và Giải pháp

39. Trần Thị Hồng Việt và cộng sự (2015), Nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo cho các doanh nghiệp Hà Nội, Báo

cáo đề tài, Hà Nội.

40. TRG (2016); “Báo cáo năng lực lãnh đạo và

quản lý Việt Nam 2016”, truy cập từ:https://cdn2. hubspot.net/hubfs/125873/whitepapers/Talent/ Vietnam_Leadership_Management%20Report_

Vi.pdf?submissionGuid=c6ad566b-1bde-470d-8b76- 5ef0b7b2de03.

41. Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (2018);

Xu hướng ứng dụng công nghệ 4.0 trong nông nghiệp và một số khuyến nghị cho Việt Nam.

42. WIPO (2018), Báo cáo chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu

năm 2018.

43. WIPO (2019), Báo cáo chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu

năm 2019.

44. World Bank (2017); Tăng cường sức cạnh tranh và liên

kết doanh nghiệp vừa và nhỏ.

45. World Economic Forum (2017); The Global

Một phần của tài liệu Đổi mới sáng tạo và năng suất chất lượng trong doanh nghiệp (Trang 185 - 196)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)