Hoạt động tự học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường cao đẳng sư phạm trung ương (Trang 31 - 33)

9. Cấu trúc luận văn

1.3.1.2. Hoạt động tự học

Khi ngƣời học tự mình huy động những phẩm chất, năng lực để tiến hành hoạt động tìm tịi, khám phá độc lập nhằm mục đích chiếm lĩnh tri thức tức là họ tiến hành hoạt động tự học.

Theo tác giả Lƣu Xuân Mới, “Hoạt động tự học là sự tương tác tích cực

của chủ thể và đối tượng nhằm biến đổi đối tượng theo mục đích mà chủ thể tự giác đặt ra để thỏa mãn nhu cầu của bản thân” [28,87].

Nhƣ vậy, hoạt động tự học là quá trình tổ chức nhận thức độc lập, tự phát huy năng lực cá nhân một cách tích cực, tự giác, tự lực chiếm lĩnh tri thức khoa học. Hoạt động tự học về bản chất là sự tiếp thu, tự xử lý thông tin, chủ yếu bằng các thao tác trí tuệ.

- Hoạt động tự học có thể đƣợc thực hiện dƣới 3 hình thức sau:

+ Hoạt động tự học có thể diễn ra dƣới sự chỉ đạo, điều khiển, hƣớng dẫn trực tiếp của giáo viên. Khi đó ngƣời học là chủ thể nhận thức tích cực. Họ phải huy động mọi phẩm chất tâm lý cá nhân tiến hành những hoạt động học tập để lĩnh hội đƣợc kiến thức theo sự chỉ dẫn trực tiếp của giáo viên.

+ Khi khơng có giáo viên điều khiển trực tiếp, ngƣời học tự mình sắp xếp kế hoạch, huy động các điều kiện vật chất và năng lực bản thân để ôn tập, củng cố, đào sâu, mở rộng và hoàn chỉnh kiến thức, hoàn thành nhiệm vụ học tập mà

giáo viên giao, lĩnh hội phần kiến thức mới. Đó là tự học dƣới sự điều khiển gián tiếp của giáo viên nhằm hoàn thiện nhiệm vụ dạy – học.

+ Trong quá trình học tập, sinh viên còn tiến hành hoạt động tự học nhằm đáp ứng nhu cầu hiểu biết riêng, bổ sung và mở rộng tri thức ngồi chƣơng trình đào tạo đã quy định của nhà trƣờng.

- Hoạt động tự học xét dƣới góc độ cấu trúc bao gồm:

+ Động cơ: là nhu cầu, hứng thú thu hút ngƣời học vào q trình học tập tích cực và duy trì thành tích tích cực đó trong mọi giai đoạn học tập, cho ngƣời học thấy đƣợc ý nghĩa của việc học tập.

+ Định hƣớng: là mục đích của ngƣời học để xác định và ý thức đƣợc hoạt động nhận thức của mình, nó trả lời cho câu hỏi: “Học để làm gì?”

+ Nội dung – phƣơng pháp: là hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo chủ đạo cần chiếm lĩnh và các hình thức chiếm lĩnh chúng. Nó trả lời cho câu hỏi: “Học cái gì?” và “Học nhƣ thế nào?”

+ Năng lực học tập: là những khả năng tập trung chú ý, năng lực trí tuệ và năng lực thực hành vốn có để phát huy q trình tự học.

+ Năng lực tự kiểm tra, tự đánh giá: là hoạt động mà cá nhân tự đánh giá kết quả học tập và hoạt động, làm cơ sở cho những hoạt động tiếp theo của bản thân.

- Tự học thƣờng biểu hiện ở những hoạt động sau:

+ Đọc sách, nghe giảng, nghiên cứu giáo trình…: hoạt động này đƣợc thực hiện ở giờ tự học theo quy định và cả ngoài giờ học. Ngƣời học chủ động thực hiện nhằm củng cố, mở rộng tri thức tiếp thu trên lớp. Đây là hoạt động phổ thông nhất đối với tự học của sinh viên.

+ Làm bài tập, chuẩn bị bài để thảo luận, xêmina: đây là hoạt động ngƣời học vận dụng tri thức, lý luận để tập giải quyết vấn đề nào đó, qua đó vừa củng cố tri thức, vừa rèn luyện kỹ năng vận dụng, thực hành.

+ Đọc sách tại thƣ viện: ngƣời đọc phải tìm đọc những tài liệu theo chỉ dẫn của giáo viên hoặc theo chủ đề tự chọn nhằm mở rộng tri thức cần nắm hoặc

bổ sung tƣ liệu nhằm giải quyết nhiệm vụ nào đó, qua đó bổ sung đƣợc lƣợng tri thức cần thiết và rèn kỹ năng khai thác tài liệu.

+ Xêmina, thảo luận theo nhóm: trong hoạt động này sinh viên tiến hành thảo luận, cùng nhau bàn bạc để làm rõ một vấn đề lý luận nào đó hoặc vận dụng tri thức lý luận để giải quyết một vấn đề, một tình huống đặt ra, có thể có sự tham gia hƣớng dẫn, chỉ đạo của giáo viên và đƣợc thực hiện trên lớp. Hoạt động này vừa giúp sinh viên củng cố, mở rộng tri thức, vừa rèn luyện kỹ năng trình bày và kỹ năng hợp tác, làm việc theo nhóm.

+ Suy nghĩ vận dụng kinh nghiệm hoặc khai thác tài liệu để cùng nhau tự làm sáng tỏ vấn đề theo chỉ đạo, gợi ý của giáo viên trên lớp: đây là hình thức tự học có giáo viên hƣớng dẫn thơng qua hình thức dạy học tích cực, nhằm giúp ngƣời học tích cực động não trong q trình học tập để nắm bài một cách chủ động. Đồng thời rèn kỹ năng, thói quen độc lập giải quyết vấn đề trong học tập cho ngƣời học.

+ Nghiên cứu đề tài khoa học: là việc sinh viên tập vận dụng tri thức lý luận để giải quyết một vấn đề thực tiễn ở tầm quy mơ lớn hơn, có ý nghĩa thực tiễn. Đây là hình thức tự học cao nhất vừa giúp sinh viên củng cố, mở mang hiểu biết và rèn luyện kỹ năng nghiên cứu, hình thành những phẩm chất cần thiết của ngƣời lao động khoa học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường cao đẳng sư phạm trung ương (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)