Ước tính lượng thải và thành phần chất thải rắn đô thị đến năm

Một phần của tài liệu Báo cáo môi trường quốc gia năm 2011 Chất thải rắn (Trang 40 - 41)

Chương 2 CHẤT THẢI RẮN Ở ĐÔ THỊ

2.2.4. Ước tính lượng thải và thành phần chất thải rắn đô thị đến năm

chất thải rắn đô thị đến năm 2025

Cơ sở của việc ước tính CTR đơ thị là tốc độ tăng dân số tự nhiên và tăng dân số cơ học, tốc độ tăng GDP hàng năm.

Lượng CTR đô thị ngày càng tăng và thành phần ngày càng phức tạp do số lượng dân cư chuyển từ nông thôn ra thành thị ngày càng tăng bởi q trình đơ thị hóa cao, do mức sống ngày càng cao nên tiêu dùng ngày càng đa dạng. Mức độ đơ thị hóa tăng nhanh nên số dân ở các đô thị càng ngày càng tăng, nhất là các thành phố lớn có kinh tế phát triển như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Hải Phịng, Đà Nẵng,...

Ước tính chỉ số phát sinh CTR đơ thị trung bình ở Việt Nam trong những năm 2015, 2020, 2025 vào khoảng 1,2; 1,4; 1,6 kg/ người/ngày.

Năm 2015 2020 2025

Dân số đô thị

(triệu người) (2) 35 44 52

% dân số đô thị so với

cả nước 38 45 50 Chỉ số phát sinh CTR đô thị (kg/người/ngày) 1,2 1,4 1,6 Tổng lượng CTR đô thị phát sinh (tấn/ngày) 42.000 61.600 83.200

Bảng 2.10. Ước tính lượng CTR đơ thị phát sinh đến năm 2025

Từ kết quả dự báo ở Bảng 2.10 trên thì lượng CTR sinh hoạt đô thị năm 2015 tăng gấp 1,6 lần, năm 2020 tăng gấp 2,37 lần, năm 2025 gấp 3,2 lần so với năm 2010. Đây sẽ là áp lực lớn đối với công tác quản lý CTR đô thị trong thời gian tới.

Thành phần CTR cũng thay đổi đáng kể do mức độ tiêu dùng tăng cao, hàng hóa ngày càng đa dạng. Chất lượng cuộc sống tăng cao kéo theo CTNH cũng tăng, trở thành nguồn gây ô nhiễm mơi trường đáng kể. Bên cạnh đó, các loại bao bì như giấy, nhựa, chai lọ thủy tinh sẽ không ngừng gia tăng, do vậy, cần có chiến lược thu gom, tái chế các chất thải bao bì, giảm sử dụng túi nilon. Các đồ dùng như quần áo, giường tủ, tivi, xe máy cũng được thay thế với tần suất cao hơn. Mặc dù chất thải loại này thường được tái sử dụng, song, lượng chất thải này cũng vẫn gia tăng theo thời gian,...

Thành phần chất thải hữu cơ có trong CTR đơ thị của Việt Nam từ nay tới năm 2025 cũng vẫn rất cao, khoảng > 50%. Do đó, Việt Nam cần phát triển cơng nghệ xử lý làm phân compost từ phần hữu cơ của CTR đô thị, chú trọng khâu phân loại CTR tại nguồn để giảm tạp chất cho nguyên liệu đầu vào nhà máy đồng thời giảm nhẹ khâu phân loại trong dây chuyền công nghệ chế biến CTR.

Một phần của tài liệu Báo cáo môi trường quốc gia năm 2011 Chất thải rắn (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)