Chương 2 CHẤT THẢI RẮN Ở ĐÔ THỊ
2.5. XỬ LÝ VÀ TIÊU HỦY CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ
Tỷ lệ CTR được chôn lấp hiện chiếm khoảng 76 - 82% lượng CTR thu gom được (trong đó, khoảng 50% được chơn lấp hợp vệ sinh và 50% chôn lấp khơng hợp vệ sinh). Thống kê trên tồn quốc có 98 bãi chơn lấp chất thải tập trung ở các thành phố lớn đang vận hành nhưng chỉ có 16 bãi được coi là hợp vệ sinh. Ở phần lớn các bãi chôn lấp, việc chôn lấp rác được thực hiện hết sức sơ sài. Như vậy, cùng với lượng CTR được tái chế, hiện ước tính có khoảng 60% CTR đô thị đã được xử lý bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh và tái chế trong các nhà máy xử lý CTR để tạo ra phân compost, tái chế nhựa,...
Đốt chất thải sinh hoạt đô thị chủ yếu ở các bãi rác không hợp vệ sinh: sau khi rác thu gom được đổ thải ra bãi rác phun chế phẩm EM để khử mùi và định kỳ phun vôi bột để khử trùng, rác để khô rồi đổ dầu vào đốt. Tuy nhiên, vào mùa mưa, rác bị ướt không đốt được hoặc bị đốt không triệt để. Ước tính khoảng 40 ÷ 50% lượng rác đưa vào bãi chơn lấp khơng
Hình 2.2. Các cơng nghệ hiện đang được sử dụng để xử lý, tiêu hủy CTR đô thị ở Việt Nam
Nguồn: TCMT tổng hợp
Khung 2.12. Bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh và bãi chôn lấp rác không hợp vệ sinh
Các bãi chôn lấp hợp vệ sinh: chất thải được san lấp, phun chế phẩm EM và vôi để khử mùi và khử trùng rồi được chôn từng lớp theo thiết kế. Khi ô chôn lấp đầy sẽ được phủ bằng lớp phủ trên cùng. Ơ chơn lấp có lớp lót cạnh, lót đáy để nước rác khơng thấm ra mơi trường. Nước thải, khí thải được thu gom xử lý trước khi thải ra môi trường.
Các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh: các ơ chơn lấp khơng có lớp lót đáy, khơng có hệ thống thu gom và xử lý nước rác. Rác được chở đến được đổ vào ô chôn lấp, phun chế phẩm EM và vôi để khử mùi và khử trùng, để khô rồi đổ dầu đốt ngay tại bãi rác để giảm thể tích, vào mùa mưa nước ngấm qua rác tạo ra nước rác chảy tràn ra môi trường gây ô nhiễm.
hợp vệ sinh được đốt lộ thiên. Công nghệ đốt CTR sinh hoạt với hệ thống thiết bị đốt được thiết kế bài bản mới được áp dụng tại Nhà máy đốt rác ở Sơn Tây (Hà Nội). Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đang có kế hoạch nhập dây chuyền cơng nghệ đốt chất thải có tận dụng nhiệt để phát điện trong thời gian tới.
Chất thải xây dựng chiếm khoảng 10 ÷ 15% lượng CTR đơ thị phát sinh. Về nguyên lý chất thải xây dựng có thể tận dụng để lấp chỗ trũng, rải đường nhưng do khơng có sự phối kết hợp giữa các Sở GTVT, Sở Xây dựng và URENCO ở các tỉnh, thành phố, hơn nữa người dân thường thuê tư nhân thu gom CTR xây dựng nên chất thải xây dựng cũng bị đổ bừa bãi ra môi trường.
Chất thải điện và điện tử phát sinh ở khu vực đô thị ngoài những phần được tái sử dụng và tái chế thì ở khu vực phía Bắc, chất thải loại này hiện đã được URENCO Hà Nội thu gom và xử lý tại Công ty Bắc Sơn - Xử lý CTNH tại khu liên hợp Nam Sơn, Sóc Sơn.
Báo cáo của Bộ TN&MT đánh giá tình hình thực hiện Quyết định 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (năm 2011) cho thấy, trên tồn quốc cịn đến 27/52 bãi chơn lấp vẫn đang triển khai xử lý ô nhiễm triệt để; chỉ có 25/52 bãi chơn lấp khơng cịn gây ơ nhiễm môi trường nghiêm trọng. Rất nhiều trong số các bãi chôn lấp đang triển khai xử lý ô nhiễm triệt để là các điểm ô nhiễm tồn lưu. Do đó, bãi chơn lấp đã đóng cửa cần có sự quan tâm và các biện pháp quyết liệt để xử lý, khắc phục ô nhiễm.
Tổng hợp các kết quả điều tra nghiên cứu và báo cáo của các địa phương cho thấy rất nhiều tỉnh thành phố chưa có bãi chơn lấp hợp vệ sinh và nhà máy xử lý rác, việc xử lý và tiêu hủy rác ở đây chủ yếu là chôn lấp và
Khung 2.13. Đặc trưng ô nhiễm của một số bãi chơn lấp đã đóng cửa
Bãi chơn lấp đã đóng cửa có một số đặc trưng ơ nhiễm sau:
- Hóa chất hữu cơ POPs từ các bao bì thuốc BVTV đã bị cấm sử dụng;
- Kim loại nặng Pb, Hg, Cd, Cu... từ các nhiệt kế thủy ngân vỡ, bùn thải của các xí nghiệp cơng nghiệp, pH,...
- Các hợp chất hữu cơ khó phân hủy: các dạng thuốc tồn dư (kháng sinh, các dạng hc-mơn, thuốc sát trùng, thuốc BVTV, các hợp chất chứa halohien như cloro benzen, cloroform;
- Coliform;
- Phát tán bụi, khí hơi hữu cơ, H2S, CH4; Các chất độc hại nêu trên có khả năng tan trong nước rác gây ô nhiễm nước mặt, nước ngầm và mơi trường khơng khí.
Nguồn: Điều tra, đánh giá và đề xuất kế hoạch quản lý, xử lý và phục hồi môi trường tại các điểm ô nhiễm tồn lưu, TCMT, 2009
Khung 2.14. Bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh Thủy Phương, Thừa Thiên - Huế
Bãi rác Thủy Phương là bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh, loại bãi chìm, nằm trong vùng gị đồi có cao độ 28 - 40m, cách trung tâm thành phố Huế hơn 10 km theo đường thẳng về phía Tây Nam và cách Quốc lộ 1A theo đường tỉnh lộ 10 khoảng 6 km;
Bãi rác Thuỷ Phương được thiết kế theo tiêu chuẩn kỹ thuật với đầy đủ các hạng mục, trong đó có chia các ơ đổ rác, hệ thống thu, thốt khí từ rác, hệ thống ao thu gom, xử lý nước rác, hệ thống rãnh thu gom nước mưa chảy tràn và bãi rác, đường vận chuyển rác...
Bãi rác Thủy Phương gồm có 2 bãi chơn lấp. Bãi chơn lấp số 1 có diện tích 2,2 ha, hoạt động từ năm 1999 và đã đóng cửa hồn tồn vào tháng 7 năm 2009. Bãi chơn lấp số 2 có diện tích 2,5 ha, đưa vào sử dụng năm 2009;
đốt ngay tại các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh3. Các bãi rác không được quy hoạch và phân bố nhỏ lẻ ở khắp các thành phố, thị xã và các huyện. Một số địa phương điển hình như: Điện Biên, Hà Giang, Thanh Hóa, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước, Tiền Giang, Hậu Giang,...
Thời gian tới, công nghệ xử lý CTR tại Việt Nam sẽ được phát triển theo hướng giảm thiểu tối đa lượng rác thải chôn lấp và tăng cường tỷ lệ tái chế, tái sử dụng. Gần đây, có nhiều nhà đầu tư tư nhân đến Việt Nam đem theo các công nghệ đa dạng, tuy nhiên, một số công nghệ không đáp ứng yêu cầu. Bộ Xây dựng đã cấp giấy phép cho một số công nghệ nội địa trong lĩnh vực xử lý CTR sinh hoạt để thúc đẩy các công nghệ phù hợp.
Các khu liên hợp xử lý CTR liên tỉnh đã được Bộ Xây dựng thiết kế quy hoạch. Tuy nhiên, tính khả thi của các khu liên hợp này đối với việc xử lý CTR đơ thị là điều cần xem xét lại vì đối với các chất thải thơng thường, nếu xử lý tập trung liên tỉnh thì chi phí vận chuyển cao sẽ dẫn tới khơng khả thi. Mặt khác, các địa phương được xác định trong quy hoạch để xây dựng khu liên hợp xử lý CTR về cơ bản cũng không muốn chất thải từ các địa phương lân cận được vận chuyển sang địa bàn tỉnh mình để xử lý.
Các tiêu chí tối đa(*)Điểm Điều kiện áp dụng
1.Tiêu chí kỹ thuật: Nguyên lý cơng nghệ, tính năng kỹ thuật của từng cụm thiết bị trong dây chuyền xử lý, hiệu quả xử lý, giải pháp xử lý chất thải thứ cấp, mức độ cơ khí hóa, tự động hóa, mức độ thuận tiện trong vận hành, bảo dưỡng, cơng nghệ nội sinh
30 Tổng điểm 4 tiêu chí > 70 điểm. Xếp loại A g khuyến khích áp dụng. Từ 50-70 điểm. Xếp loại B g Có thể áp dụng. < 50 điểm. Xếp loại C g không nên áp dụng 2.Tiêu chí kinh tế: Chi phí đầu tư mua và xây lắp thiết bị,
cơng trình, chi phí vận hành, bảo dưỡng, chi phí xử lý chất thải thứ cấp, giá trị thu lợi sản phẩm (nếu có), thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra
30 3.Tiêu chí sự phù hợp với điều kiện đô thị Việt Nam: Phù hợp với thành phần chất thải, loại vật liệu thiết bị chính, khả năng thích ứng với điều kiện khí hậu, khả năng chịu mài mịn, điều kiện kinh tế kỹ thuật, quy mơ đơ thị,..
20 4.Tiêu chí an tồn và thân thiện mơi trường: Các chỉ số an toàn kỹ thuật của thiết bị, các chỉ số về thân thiện môi trường, các chỉ số về biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến kinh tế, văn hóa, cảnh quan, sinh thái
20
Nguồn: Báo cáo của Viện Môi trường đô thị và Công nghiệp Việt Nam tại Hội thảo “Lựa chọn công nghệ xử lý CTR phù hợp với điều kiện Việt Nam”, ngày 21/10/2011
Ghi chú: (*) Tính theo thang điểm 100