5.1. TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN CÁC BỆNH VIỆN VÀ CƠ SỞ KHÁM CÁC BỆNH VIỆN VÀ CƠ SỞ KHÁM CHỮA BỆNH
Hệ thống các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn toàn quốc được phân cấp quản lý theo tính chất chuyên khoa. Cụ thể, Bộ Y tế quản lý 11 bệnh viện đa khoa tuyến trung ương, 25 bệnh viện chuyên khoa tuyến trung ương; địa phương quản lý 743 bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh/thành phố, 239 bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh/thành phố, 595 bệnh viện đa khoa quận/huyện/thị xã và 11.810 trung tâm y tế các cấp; các đơn vị khác quản lý 88 Trung tâm/Nhà điều dưỡng/ bệnh viện tư nhân. (Cục Khám chữa bệnh -
Bộ Y tế, 2009).
Mức độ đáp ứng nhu cầu chữa trị tính chung trong cả nước tăng lên rõ rệt trong những năm gần đây, năm 2005 là 17,7 giường bệnh/1 vạn dân, đến năm 2009 là 22 giường bệnh/1 vạn dân (TCTK, 2011). Việc
tăng số lượng giường bệnh thực tế do tăng nhu cầu về khám chữa bệnh đồng nghĩa với việc tăng khối lượng chất thải y tế cần phải xử lý.
5.2. PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN Y TẾ
5.2.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn y tế
Nguồn phát sinh chất thải y tế chủ yếu là: bệnh viện; các cơ sở y tế khác như: trung tâm vận chuyển cấp cứu, phòng khám sản phụ khoa, nhà hộ sinh, phòng khám ngoại trú, trung tâm lọc máu...; các trung tâm xét nghiệm và nghiên cứu y sinh học; ngân hàng máu... Hầu hết các CTR y tế đều có tính chất độc hại và tính đặc thù khác với các loại CTR khác. Các nguồn xả chất lây lan độc hại chủ yếu là ở các khu vực xét nghiệm, khu phẫu thuật, bào chế dược (Bảng 5.1).
(*) Khơng tính sớ cơ sở khám chữa bệnh tư nhân
Biểu đồ 5.1. Sự phát triển của các điều kiện chăm sóc sức khỏe
5.2.2. Lượng phát sinh chất thải rắn y tế
Theo nghiên cứu điều tra mới nhất của Cục Khám chữa bệnh - Bộ Y tế và Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn - Bộ Xây dựng, năm 2009-2010, tổng lượng CTR y tế trong toàn q́c khoảng 100-140 tấn/ngày, trong đó có 16-30 tấn/ngày là CTR y tế nguy hại. Lượng CTR trung bình là 0,86 kg/giường/ ngày, trong đó CTR y tế nguy hại tính trung bình là 0,14 - 0,2 kg/giường/ngày.
CTR y tế phát sinh ngày càng gia tăng ở hầu hết các địa phương, xuất phát từ một số nguyên nhân như: gia tăng số lượng cơ sở y tế và tăng số giường bệnh; tăng cường sử dụng các sản phẩm dùng một lần trong y tế; dân số gia tăng, người dân ngày càng được tiếp cận nhiều hơn với dịch vụ y tế.
Loại CTR Nguồn tạo thành
Chất thải sinh hoạt
Các chất thải ra từ nhà bếp, các khu nhà hành chính, các loại bao gói..
Chất thải chứa các vi trùng gây bệnh
Các phế thải từ phẫu thuật, các cơ quan nội tạng của người sau khi mổ xẻ và của các động vật sau quá trình xét nghiệm, các gạc bông lẫn máu mủ của bệnh nhân..
Chất thải bị nhiễm bẩn
Các thành phần thải ra sau khi dùng cho bệnh nhân, các chất thải từ quá trình lau cọ sàn nhà... Chất thải
đặc biệt
Các loại chất thải độc hại hơn các loại trên, các chất phóng xạ, hóa chất dược... từ các khoa khám, chữa bệnh, hoạt động thực nghiệm, khoa dược…