PHÂN LOẠI, THU GOM VÀ VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN Y TẾ

Một phần của tài liệu Báo cáo môi trường quốc gia năm 2011 Chất thải rắn (Trang 98 - 100)

Bảng 5.1 Nguồn phát sinh các loại CTR đặc thù từ hoạt động y tế

5.3. PHÂN LOẠI, THU GOM VÀ VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN Y TẾ

Công tác thu gom, lưu trữ CTR y tế nói chung đã được quan tâm bởi các cấp từ Trung ương đến địa phương, thể hiện ở mức độ thực hiện quy định ở các bệnh viện khá cao.

Chất thải y tế phát sinh từ các cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc sự quản lý của Bộ Y tế, phần lớn được thu gom và vận chuyển đến các khu vực lưu giữ sau đó được xử lý tại các lị thiêu đớt nằm ngay trong cơ sở hoặc ký hợp đồng vận chuyển và xử lý đối với các cơ sở xử lý chất thải đã được cấp phép tại địa bàn cơ sở khám chữa bệnh đó.

Đới với các cơ sở khám chữa bệnh ở địa phương do các Sở Y tế quản lý, công tác thu gom, lưu giữ và vận chuyển CTR chưa được chú trọng, đặc biệt là công tác phân loại và lưu giữ chất thải tại nguồn (chất thải y tế thông thường, chất thải y tế nguy hại...).

Trong vận chuyển CTR y tế, chỉ có 53% sớ bệnh viện sử dụng xe có nắp đậy để vận chuyển chất thải y tế nguy hại; 53,4% bệnh viện có mái che để lưu giữ CTR... đây là những yếu tố để đảm bảo an toàn cho người bệnh và môi trường.

Khung 5.1. Thống kê mức độ phân loại, thu gom chất thải trong các bệnh viện

Có 95,6% bệnh viện đã thực hiện phân loại chất thải trong đó 91,1% đã sử dụng dụng cụ tách riêng vật sắc nhọn. Theo báo cáo kiểm tra của các tỉnh và nhận xét của đoàn kiểm tra liên Bộ, cịn có hiện tượng phân loại nhầm chất thải, một số loại chất thải thông thường được đưa vào chất thải y tế nguy hại gây tốn kém trong việc xử lý.

Có 63,6% sử dụng túi nhựa làm bằng nhựa PE, PP. Chỉ có 29,3% sử dụng túi có thành dày theo đúng quy chế.

Chất thải y tế đã được chứa trong các thùng đựng chất thải. Tuy nhiên, các bệnh viện có các mức độ đáp ứng yêu cầu khác nhau, chỉ có một sớ ít bệnh viện có thùng đựng chất thải theo đúng quy chế (bệnh viện trung ương và bệnh viện tỉnh).

Hầu hết ở các bệnh viện (90,9%) CTR được thu gom hàng ngày, một sớ bệnh viện có diện tích chật hẹp nên gặp khó khăn trong việc thiết kế lới đi riêng để vận chuyển chất thải. Chỉ có 53% sớ bệnh viện chất thải được vận chuyển trong xe có nắp đậy. Có 53,4% bệnh viện có nơi lưu giữ chất thải có mái che, trong đó có 45,3% đạt yêu cầu theo quy chế quản lý chất thải y tế.

Nguồn: Kết quả khảo sát 834 bệnh viện của Viện Y học Lao động và Vệ sinh Môi trường năm 2006 và báo cáo của các Sở Y tế từ các địa phương từ 2007-2009

Các yêu cầu theo quy chế quản lý CTYT Tỷ lệ tuân thủ (%)

Túi đựng chất thải đúng quy cách về bề dày và dung tích 66,67 Túi đựng chất thải đúng quy cách về màu sắc 30,67 Túi đựng chất thải đúng quy cách về buộc đóng gói 81,33

Hộp đựng vật sắc nhọn đúng quy cách 93,9

Thùng đựng có nắp đậy 58,33

Thùng đựng có ghi nhãn 66,67

Hộp đựng vật sắc nhọn đúng quy cách 93,9

Bảng 5.4. Hiện trạng thu gom, phân loại chất thải y tế tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2010

Phương tiện thu gom chất thải còn thiếu và chưa đồng bộ, hầu hết chưa đạt tiêu chuẩn. Nguyên nhân do có rất ít nhà sản xuất quan tâm đến mặt hàng này, do vậy mua sắm phương tiện thu gom CTR đúng tiêu chuẩn của các bệnh viện gặp khó khăn. Theo báo cáo của JICA (2011), các cơ sở y tế của 5 thành phớ điển hình là Hải Phịng, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng và thành phố Hờ Chí Minh, hầu hết các bệnh viện sử dụng thùng nhựa có bánh xe, xe tay, các dụng cụ vận chuyển bằng tay khác. Một số khu vực lưu trữ CTR trước khi xử lý tại chỗ hoặc tại các khu vực xử lý bên ngoài được trang bị điều hoà và hệ thớng thơng gió theo Quy định.

Nhìn chung các phương tiện vận chuyển chất thải y tế còn thiếu, đặc biệt là các xe chuyên dụng. Hoạt động vận chuyển chất thải y tế nguy hại từ bệnh viện, cơ sở y tế đến nơi xử lý, chôn lấp hầu hết do Công ty môi trường đô thị đảm nhiệm, khơng có các trang thiết bị đảm bảo cho quá trình vận chuyển

được an toàn. Các phương thức chuyên chở và vận chuyển

CTR y tế tại một số bệnh viện

Bảng 5.5.Thực trạng các trang thiết bị thu gom lưu giữ CTR y tế tại một số thành phố

Nguồn: Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị tại Việt Nam - Tập 6. Nghiên cứu về quản lý CTR

Loại đô thị

Thành phố

Số lượng đơn vị trả lời phiếu điều tra

Dụng cụ thu gom

tại chỗ Lưu trữ chất thải Xe tay Thùng có bánh xe Khác Có điều hồ và thơng gió Khơng có điều hồ và thơng gió Phịng chung Khơng có khu lưu trữ

Đơ thị loại

đặc biệt Hà NộiTp.HCM 5161 3230 2725 157 2438 1113 151 91

Đơ thị

loại I Đà NẵngHải Phịng 2017 92 54 116 21 133 82 35

Huế 23 1 14 0 1 5 5 12

Một phần của tài liệu Báo cáo môi trường quốc gia năm 2011 Chất thải rắn (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)