Nhiễm môi trường đất do chất thải rắn

Một phần của tài liệu Báo cáo môi trường quốc gia năm 2011 Chất thải rắn (Trang 113 - 115)

TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG DO CHẤT THẢI RẮN

6.1.3. nhiễm môi trường đất do chất thải rắn

rắn

Các chất thải rắn có thể được tích lũy dưới đất trong thời gian dài gây ra nguy cơ tiềm tàng đối với môi trường. Chất thải xây dựng như gạch, ngói, thủy tinh, ống nhựa, dây cáp, bê-tơng... trong đất rất khó bị phân hủy. Chất thải kim loại, đặc biệt là các kim loại nặng như chì, kẽm, đồng, Niken, Cadimi... thường có nhiều ở các khu khai thác mỏ, các khu cơng nghiệp. Các kim loại này tích lũy trong đất và thâm nhập vào cơ thể theo chuỗi thức ăn và nước uống, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Các chất thải có thể gây ơ nhiễm đất ở mức độ lớn là các chất tẩy rửa, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc nhuộm, màu vẽ, công nghiệp sản xuất pin, thuộc da, công nghiệp sản xuất hóa chất...

Tại các bãi rác, bãi chơn lấp CTR khơng hợp vệ sinh, khơng có hệ thống xử lý nước rác đạt tiêu chuẩn, hóa chất và vi sinh vật từ CTR dễ dàng thâm nhập gây ô nhiễm đất. Nghiên cứu của Viện Y học Lao động và Vệ sinh Môi trường cho thấy các mẫu đất xét

Địa điểm

Số trứng giun trong mẫu đất

(trứng/100g) Số Coliform trong mẫu đất (khuẩn lạc/10 g) Giá trị thấp nhất Giá trị cao nhất Giá trị thấp nhất Giá trị cao nhất

Bãi rác Lạng Sơn 5 15 40 2.000.000

Bãi rác Nam Sơn 8 120 300 20.000.000

Bảng 6.1. Kết quả đo chỉ số vi sinh vật trong 5 mẫu đất tại 2 bãi rác

nghiệm tại bãi rác Lạng Sơn và Nam Sơn đều bị ô nhiễm trứng giun và Coliform.

CTR đặc biệt là chất thải nguy hại, chứa nhiều độc tố như hóa chất, kim loại nặng, phóng xạ... nếu khơng được xử lý đúng cách, chỉ chôn lấp như rác thải thơng thường thì nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất rất cao.

Trong khai thác khống sản, q trình chế biến/làm giàu quặng làm phát sinh chất thải dưới dạng quặng đuôi, chứa các kim loại và các hợp chất khác ảnh hưởng đến môi trường. Một vài mỏ hiện vẫn thải quặng đuôi trực tiếp xuống đất, làm đất bị ảnh hưởng xấu.

Khung 6.5. Tác hại của túi nilon

Túi nilon là loại chất khó phân hủy, khi thải ra môi trường phải mất từ hàng chục năm cho tới một vài thế kỷ mới được phân hủy hoàn toàn trong tự nhiên. Sự phân huỷ khơng hồn tồn của túi nilon sẽ để lại trong đất những mảnh vụn, khơng có điều kiện cho vi sinh vật phát triển sẽ làm cho đất chóng bạc màu, không tơi xốp. Sự tồn tại của nó trong mơi trường sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất bởi túi nilon lẫn vào đất sẽ ngăn cản ơxy đi qua đất, gây xói mịn đất, làm cho đất khơng giữ được nước, chất dinh dưỡng.

Nguồn: TCMT tổng hợp, 2011

Khu vực khai thác khoáng sản

Hiện trạng khai thác tới 2002 Triển vọng khai thác tới 2020

Khoáng sản đã và đang được khai thác

Ước tính đất bị ảnh hưởng xấu (ha) Khống sản sẽ được khai thác bổ sung Ước tính đất bị ảnh hưởng xấu (ha) Cao Bằng, Hà Giang,

Tuyên Quang Thiếc, sắt, chì, kẽm, antimon, mangan, đá vơi

4500-5600 Mở rộng quy mô khai thác các khoáng sản này

4200-4500 Lào Cai, Yên Bái Đồng, sắt, apatit,

graphit, caolin, felspat, đá vôi

6300-8500 Đồng và sắt sẽ được khai thác với quy mô hàng triệu tấn/năm

8600-12000 Thái Nguyên,

Bắc Kạn Thiếc, chì, kẽm, sắt, mangan, than, vàng, đá vôi

5400-6500 Tiếp tục mở rộng quy mô khai thác các khoáng sản này

5800-6400

Quảng Ninh Than 12500-

15500 Mở rộng quy mơ khai thác than 5200-6200 Thanh Hố, Nghệ

An, Hà Tĩnh Cromit, sa khoáng titan, thiếc, mangan, vàng, đá vôi

6600-8200 Quặng sắt sẽ được k/t quy mô hàng chục triệu tấn/năm

8500-12500

Lâm Đồng, Đắk Lắk Thiếc, bôxit, caolin,

đá vôi, sắt 5200-6800 Bôxit sẽ được khai thác quy mô hàng chục triệu tấn/năm

6600-8200

Nguồn: Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách Cơng nghiệp - Bộ Cơng thương, 2010

Khung 6.6. Sự cố tràn bùn đỏ tại Cao Bằng

Sự cố vỡ đập chắn nước thải tuyển rửa quặng của xí nghiệp khai thác quặng sắt Nà Lũng, xã Duyệt Trung, thị xã Cao Bằng (thuộc Cơng ty khống sản luyện kim Cao Bằng). Việc vỡ đập là do trong q trình xây dựng đập, cơng ty này đã không lu lèn, chỉ đổ đất lấp xuống khe đồi chắn nước lại thành đập. Sự cố tràn bùn đỏ (bùn thải chứa ơxit sắt nên có màu đỏ) trên đã gây ngập bùn khoảng 4 ha diện tích lúa gây thiệt hại đáng kể cho người dân Cao Bằng.

Nguồn: Sở TN&MT Cao Bằng, 2011

Một phần của tài liệu Báo cáo môi trường quốc gia năm 2011 Chất thải rắn (Trang 113 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)