Phát sinh chất thải công nghiệp nguy hạ

Một phần của tài liệu Báo cáo môi trường quốc gia năm 2011 Chất thải rắn (Trang 84 - 85)

Chương 4: CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP

4.5.1. Phát sinh chất thải công nghiệp nguy hạ

NGUY HẠI

4.5.1. Phát sinh chất thải công nghiệp nguy hại nghiệp nguy hại

CTNH chiếm khoảng 15%-20% lượng CTR công nghiệp. Đây là nguồn ô nhiễm tiềm tàng rất đáng lo ngại cho môi trường và sức khỏe của cộng đồng. CTNH phát sinh từ các KCN của khu vực phía Nam khoảng 82.000 - 134.000 tấn/năm, cao hơn các khu vực khác (gấp 3 lần miền Bắc và khoảng 20 lần miền Trung). Gần một nửa số lượng chất thải công nghiệp phát sinh ở các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là tại Tp.HCM, Biên Hòa, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương. Thực tế lượng phát sinh CTNH này có thể lớn hơn, do chưa được quản lý đúng cách và thống kê đầy đủ, nhiều loại CTNH được thu gom cùng rác thải sinh hoạt rồi đổ tập trung tại các bãi rác công cộng.

Chất thải công nghiệp nguy hại phát sinh chủ yếu tại các KCN. Các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ nằm ngoài KCN cũng là nguồn phát sinh CTNH khơng nhỏ. Nhìn chung, các cơ sở sản xuất này cũng nằm tập trung ở những tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương... Các cơ sở sản xuất này với quy mô khác nhau, hoạt động trên các lĩnh vực sản xuất khác nhau như thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, sản xuất hóa chất, sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, sản xuất các mặt hàng điện tử, may mặc, giày da, chế biến gỗ, cơ khí... đã tạo ra một lượng CTR cơng nghiệp nói chung và CTNH nói riêng khá lớn. Việc quản lý

Bảng 4.9. Chất thải công nghiệp phát sinh tại một số tỉnh, thành phố năm 2010

(Đơn vị: tấn/ngày)

Loại đô thị /thành phốTỉnh nghiệp không CTR công nguy hại CTR công nghiệp nguy hại Đặc biệt Tp. Hồ Chí Minh 4.606,12 4.606,12 Đơ thị loại I (Thành phố trực thuộc TW) Đà Nẵng 553,79 83,07 Cần Thơ 136,25 27,25 Tỉnh có đơ thị loại I Đắk Lắk 63,08 9,46 Khánh Hồ 1.767,19 441,80 Lâm Đồng 70,48 10,57 Bình Định 810,19 121,53 Tỉnh có đơ thị loại II Đồng Nai 990,07 990,07 Tiền Giang 249,20 62,30 Cà Mau 93,80 9,10 An Giang 120,33 11,31 Bình Thuận 464,78 102,25 Gia Lai 189,75 18,98 Bà Rịa - Vũng Tàu 274,01 274,01 Tỉnh có đơ thị loại III Bạc Liêu 29,02 2,96 Bến Tre 120,29 24,18 Đồng Tháp 512,03 76,80 Ninh Thuận 116,80 17,52 Kon Tum 39,67 2,1 Kiên Giang 34,26 6,85 Quảng Ngãi 455,18 159,31 Sóc Trăng 172,10 30,98 Quảng Nam 433,00 82,27 Long An 110,45 22,09 Bình Dương 830,38 830,38 Trà Vinh 248,00 37,20 Phú Yên 194,80 37,01 Hậu Giang 160,05 16,01 Vĩnh Long 177,33 25,00 Tỉnh khác Bình Phước 664,20 664,20 Tây Ninh 202,69 202,69

các nguồn thải này cũng gặp nhiều khó khăn hơn so với các KCN.

Phát sinh CTNH tăng đáng kể trong những năm gần đây. Tại tỉnh Đồng Nai, ở thời điểm năm 1999, CTNH cơng nghiệp chỉ có 3.759 tấn/năm, năm 2000 là 5.300 tấn, năm 2001 tăng lên khoảng 6.500 tấn và đến năm 2009 là trên 20.000 tấn. Tại tỉnh Quảng Ninh, xu hướng phát sinh CTNH tăng dần qua từng năm, đặc biệt tăng cao trong 3 năm từ 2007 đến 2009. Lượng phát sinh CTNH vào năm 2005 với 0,2 tấn/ngày và đến năm 2009 là 2,5 tấn/ngày (cao hơn 12 lần so với năm 2005). CTNH phát sinh lớn nhất là dầu thải, 2 đơn vị phát sinh dầu thải lớn nhất là Công ty cổ phần Than Núi Béo và Xí nghiệp Than Khe Sim thuộc Tổng công ty Than Đông Bắc, chiếm đến 60% lượng CTNH phát sinh năm 2005 và 70% của 9 tháng đầu năm 2009.

Mức độ phát sinh CTNH công nghiệp trong các KCN tùy thuộc vào loại hình sản xuất chủ yếu. Nghiên cứu năm 2009 tại vùng KTTĐ phía Nam cho thấy ngành sản xuất và dịch vụ sửa chữa phương tiện giao thông phát sinh lượng CTNH lớn nhất (Bảng 4.11). Trong khi đó, tại Đồng Nai, mức độ phát thải các CTNH các ngành nghề được phân bổ như sau: ngành giầy da (35%), dệt nhuộm (25%), điện - điện tử (25%), dược phẩm (5%), và ngành nghề khác là 10%.

Bảng 4.10. Khối lượng chất thải công nghiệp tại một số KCN, Hà Nội năm 2009

(Đơn vị: tấn/ngày)

Khu công nghiệp

Khối lượng CTR công nghiệp Chất thải nguy hại Chất thải không nguy hại Tổng khối lượng KCN Sài Đồng A 9,00 27,00 36,00 KCN Sài Đồng B 2,88 8,63 11,50 KCN Thăng Long 7,20 21,60 28,80 KCN Nội Bài 2,40 7,20 9,60 KCN Hà Nội - Đài Trung 1,63 4,88 6,50 KCN Nam Thăng Long 3,03 9,08 12,10 KCN Deawoo - Hannel 1,58 4,73 6,30 KCN Đơng Anh 1,85 5,55 7,40 KCN Sóc Sơn 1,70 5,10 6,80

Nguồn: Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội, 2009

Ngành nghề

phát sinh (tấn/năm)Tải lượng

1 Ngành chế biến dầu mỏ 16.4002 Ngành luyện kim (sản xuất thép) 5.410 - 11.840

Một phần của tài liệu Báo cáo môi trường quốc gia năm 2011 Chất thải rắn (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)