Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm chưa ngăn chặn gia tăng nhập khẩu trái phép phế liệu

Một phần của tài liệu Báo cáo môi trường quốc gia năm 2011 Chất thải rắn (Trang 143 - 144)

- Vùng tỉnh: Tp Cần Thơ, tỉnh An Giang, tỉnh Kiên Giang và Cà Mau đối với CTR

11 Tài liệu được soạn thảo với sự hỗ trợ của Hợp phần “Phát triển bền vững môi trường trong các khu đô thị nghèo” (SDU)-

7.6.2. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm chưa ngăn chặn gia tăng nhập khẩu trái phép phế liệu

nhập khẩu trái phép phế liệu

Để được phép nhập khẩu phế liệu, doanh nghiệp có cơ sở sản xuất trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất, tái chế phải đáp ứng được quy định rất chặt chẽ: bảo đảm khơng để thất thốt phế liệu và không phát tán các tạp chất đi kèm ra mơi trường xung quanh; phải có giải pháp, hệ thống xử lý hoặc phương án thuê đơn vị có đủ điều kiện kỹ thuật để xử lý; bảo đảm thiết bị, công nghệ tái chế, tái sử dụng phế liệu và hệ thống xử lý các chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh; Sở Tài ngun và Mơi trường là cơ quan có trách nhiệm kiểm tra việc tuân thủ các quy định về BVMT đối với các doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu và cấp xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu có giá trị trong 12 tháng; Giấy xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu là một trong những căn cứ pháp lý quan trọng để cơ quan Hải quan cho phép nhập khẩu. Tuy nhiên, bên cạnh những quy định chặt chẽ trong hoạt động nhập khẩu phế liệu nói trên, các doanh nghiệp thường khơng chấp hành nghiêm túc.

Khung 7.7. Xử lý vi phạm hành chính trong quản lý và xử lý CTNH tại tỉnh Thái Nguyên

Trong thời gian gần 2 năm (2009 - 2010), chỉ tính riêng việc xử lý vi phạm trong quản lý CTNH, Thái Nguyên đã tiến hành xử lý 18 đơn vị vi phạm với tổng số tiền là 231 triệu đồng. Các vi phạm chủ yếu là quản lý CTNH không đúng quy định về BVMT, khơng có sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH, quản lý CTR sinh hoạt không đúng quy định...

Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện đề án tổng thể bảo vệ và phát triển bền vững môi trường sinh thái, cảnh quan LVS Cầu - Tỉnh Thái Nguyên, Sở TN&MT Thái Nguyên, 2011.

Theo thống kê của Cục Cảnh sát Môi trường từ năm 2007 đến hết năm 2010, các cơ quan chức năng đã điều tra, phát hiện 2.575 vụ vi phạm các quy định về bảo vệ mơi trường, trong đó có trên 200 vụ việc vi phạm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, chủ yếu nhập chất thải nguy hại, rác thải công nghiệp. Cơ quan chức năng đã phạt tiền, truy thu phí bảo vệ mơi trường trên 142 tỉ đồng; buộc tái xuất và tiêu hủy 325 tấn rác thải, 3.150 tấn nhựa phế liệu, hơn 10.000 tấn thép phế liệu và gần 6.200 tấn ắc-quy chì phế thải.

Nhập khẩu phế liệu đang trở thành một vấn đề lớn. Khối lượng phế thải bị buộc tiêu hủy và số vụ vi phạm trong xuất nhập khẩu phế thải được phát hiện chỉ là một con số nhỏ so với thực tế. Điều này đã làm gia tăng gánh nặng cho xử lý và tiêu hủy CTR hiện nay. Chẳng hạn, nếu so sánh con số 6.200 tấn ắc-quy chì phế thải nhập khẩu bị buộc tiêu hủy với số liệu 40.000 tấn ắc-quy chì thải xử lý hàng năm của Việt Nam thì đây hồn tồn là một con số khơng nhỏ. Vấn đề khơng cịn đơn thuần là tác động xấu của rác thải phế liệu nhập khẩu đối với môi trường, mà đã trở nên nóng hơn khi tạo ra dư luận xấu đối với công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra CTR, thậm chí đã có những nhận định rằng “Việt Nam đang dần trở thành bãi thải phế liệu của nhiều nước”.

Trước thực trạng này, Sở Tài nguyên và Môi trường các địa phương và các cơ quan liên quan cần siết chặt quản lý các doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu, không cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu về phế liệu khi các nhà máy luyện thép chưa đáp ứng được các quy định về xử lý chất thải, gây ô nhiễm môi trường, đồng thời phải tăng cường giám sát các hoạt động xử lý chất thải của các đơn vị này. Nếu phát hiện vi phạm phải kiên quyết thu hồi Giấy xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu, đồng thời thông báo cho Hải quan không cho phép nhập phế liệu cho đến khi khắc phục, xử lý chất thải đảm bảo đúng theo quy định.

Một phần của tài liệu Báo cáo môi trường quốc gia năm 2011 Chất thải rắn (Trang 143 - 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)