Chất thải rắn công nghiệp từ các ngành công nghiệp khác

Một phần của tài liệu Báo cáo môi trường quốc gia năm 2011 Chất thải rắn (Trang 75 - 80)

Chương 4: CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP

4.2.3. Chất thải rắn công nghiệp từ các ngành công nghiệp khác

4.2.3.1. Chất thải rắn từ hoạt động của ngành dầu khí

CTR ngành dầu khí phát sinh chủ yếu từ 2 lĩnh vực hoạt động: (i) thăm dị và khai thác dầu khí ngồi khơi và (ii) chế biến dầu khí ven bờ.

Theo điều tra năm 2006 của Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách Cơng nghiệp, tổng khối lượng CTR thu gom từ các giàn khoan khai thác và thăm dị dầu khí ước khoảng 5-6 ngàn tấn/năm. Thành phần CTR trên gồm các bao bì đựng hóa chất, giẻ lau dính dầu mỡ, dụng cụ thiết bị điện tử hỏng, rác thải sinh hoạt từ các giàn khoan. Tại thời điểm năm 2006, Công ty Sông Xanh (Bà Rịa-Vũng Tàu) là đơn vị duy nhất nhận xử lý chất thải của các dàn khoan, với giá trị hợp đồng từ 10-15 tỷ đồng/ năm. Đặc biệt, theo đánh giá của đơn vị nhận xử lý, CTR từ hoạt động ngồi khơi có tỷ lệ CTNH cao, có thể tới trên 50%.

4.2.3.2. Chất thải rắn từ hoạt động của ngành đóng mới, sửa chữa và phá dỡ tàu biển

Cơng nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu biển, với hàng chục nhà máy đóng tàu khắp đất nước là nguồn phát thải CTR quan trọng. Lượng CTR của ngành công nghiệp này phát sinh chủ yếu từ công đoạn làm sạch bề mặt kim loại. Để làm cơng việc đó, hàng năm phải sử dụng hàng trăm ngàn tấn cát, hạt kim loại hoặc hạt Nix thải. Nguyên liệu hạt Nix hoặc hạt kim loại sau khi sử dụng có chứa các thành phần độc hại (sơn, dầu mỡ) được thu gom, nhưng chưa có biện pháp xử lý hiệu quả.

Ngoài ra, lượng CTR lớn phát sinh từ ngành này là các bao bì chứa hóa chất (sơn, hóa chất khác), các nguyên liệu hư hỏng, quá hạn sử dụng, các chi tiết thiết bị điện tử, các chất thải chứa kim loại nặng.

4.2.3.3. Chất thải rắn từ công nghiệp nhiệt điện

CTR ngành nhiệt điện chủ yếu phát sinh từ nhiệt điện đốt than. Việc đẩy mạnh sản xuất điện than đồng nghĩa nhu cầu nguyên liệu than sẽ tăng lên. Theo Tổng sơ đồ điện VII, nhiệt điện than tiếp tục tăng trong thời gian tới, chiếm trên 50% công suất nguồn phát điện. Kéo theo tổng nhu cầu than năm 2006 dùng cho nhiệt điện ước khoảng 5 - 6 triệu tấn và dự báo đến năm 2030, Việt Nam sẽ phải sử dụng khoảng 80 triệu tấn than, trong đó có cả than nhập khẩu (Tập đoàn Điện lực

Việt Nam, 2007). Việc sử dụng than kéo theo

lượng thải tro xỉ lớn mà hiện nay mới được tái sử dụng một lượng nhỏ.

Từ kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ CTR (tro xỉ) do sử dụng than trong lĩnh vực nhiệt điện dao động trong khoảng từ 30-40% trên lượng than sử dụng, tương đương với độ tro của than cám từ 26-45%. Năm 2006, ước toàn ngành thải ra khoảng 2,0-2,4 triệu tấn CTR/năm. CTR từ xỉ hiện đang được nhiều đơn vị sử

dụng làm gạch, nhưng mới chỉ giải quyết một phần lượng thải ra.

Do nhu cầu nhiệt điện đốt than tăng cao, lượng CTR và bụi thải cũng sẽ tăng lên trong các năm tới đây (Bảng 4.6).

CTR chủ yếu của nhiệt điện đốt than, ngoài xỉ than là bụi than hạt mịn, có thành phần chủ yếu là cac-bon. Các CTR này hiện được thu hồi bằng công nghệ lọc bụi tĩnh điện. Cùng với xỉ than, các CTR này được thu gom rồi đổ vào bãi chứa.

Bảng 4.5. Nhu cầu và lượng thải từ các nhà máy nhiệt điện Công nghệ Công suất (MW) Mức tiêu hao (kg/

kwh) Tiêu thụ than (tấn/năm) Lượng tro xỉ (tấn/năm)

Nhà máy Nhiệt điện

Nghi Sơn Than phun 600 0,388 699.014 194.531 (27,8%) Nhà máy Nhiệt điện

Ninh Bình Than phun 300 0,488 824140 (27-30%)210.200 Nhà máy Nhiệt điện

Cẩm Phả Lị tầng sơi tuần hoàn 300 0,566 1.500.000 (27-30%)300.000 Nhà máy Nhiệt điện

Thông Long (Quảng Ninh)

Lị tầng sơi

tuần hồn 300 0,446 803.538 (30-37%)300.000 Nhà máy Nhiệt điện

Phả Lại (Quảng Ninh) Lị tầng sơi tuần hoàn 1200 0,5 4.000.000 1.600.000 (40%)

Nguồn: Tập đoàn Điện lực Việt Nam, 2007

Bảng 4.6. Chất thải rắn nhiệt điện dự báo đến 2030

Nguồn: Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách Cơng nghiệp, Bộ Cơng thương, 2011

Năm Công suất (MW) yêu cầu (tấn)Lượng than Lượng CTR và tro bụi (tấn/năm)

2015 3.500 7.000.000 2.100.0002020 32.500 65.000.000 19.500.000 2020 32.500 65.000.000 19.500.000 2025 50.000 100.000.000 30.000.000 2030 77.000 154.000.000 46.200.000

4.2.3.4. CTR ngành công nghiệp rượu, bia, nước giải khát

Với đặc điểm, tính chất cơng nghệ, quy mơ sản xuất, hàng năm, ngành công nghiệp rượu, bia, nước giải khát sản sinh ra một lượng CTR tương đối lớn. Tổng lượng CTR ước tính phát sinh trong hoạt động sản xuất bia là khoảng 26.961 tấn/năm (2000-2005), dự báo sẽ tăng lên là 41.326 tấn/năm giai đoạn 2010-2020 (Biểu đồ 4.2).

Thành phần CTR phát sinh từ ngành công nghiệp sản xuất bia, rượu, nước giải khát gồm 2 loại CTR vơ cơ và CTR hữu cơ, trong đó, CTR vơ cơ (bao bì, chất trợ lọc, thuỷ tinh vỡ, vỏ lon) chiếm tỷ lệ nhỏ (16,5%), CTR hữu cơ (bã bia, bã rượu, bã hu-blong...) chiếm tỷ lệ cao (83,5%).

Biểu đồ 4.2. Sản lượng và lượng CTR của 3 ngành công nghiệp sản xuất bia, rượu và nước giải khát

Nguồn: Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách Cơng nghiệp, Bộ Cơng thương, 2011

Chỉ tiêu (g/lít sản phẩm)Hệ số phát thải

Lượng thải (tấn/năm)

2000-2005 2005-2010Dự báo 2010-2020Dự báo

Chất thải rắn vô cơ 3,3 3.234 3.960 4.950 Chất thải rắn hữu cơ 16,7 16.366 20.040 25.050

Tổng lượng chất thải rắn 20 19.600 24.000 30.000

Bảng 4.7. Lượng chất thải rắn phát sinh trong sản xuất bia theo thành phần

4.2.3.5. Chất thải rắn từ hoạt động nhập khẩu phế liệu

Hiện nay, một nguồn phát sinh CTR công nghiệp và CTNH đáng lưu tâm là từ các vụ vi phạm pháp luật khi các doanh nghiệp tiến hành nhập khẩu các mặt hàng như pin, ắc-quy, bản mạch,... cũ hoặc hỏng từ nước ngoài vào lãnh thổ nước ta để xử lý hoặc tận thu phế liệu.

Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu hàng hóa là phế liệu thường khai báo nhập phế liệu sử dụng làm nguyên liệu sản xuất hoặc đã được làm sạch nhưng trên thực tế phần lớn phế liệu được nhập về đều chứa tạp chất, CTNH. Có khi hàng hóa ghi trên tờ khai nhập quặng chì nhưng thực chất là ắc-quy chì phế thải hoặc ghi nhập hàng mới nhưng thực tế là vỏ chai nhựa, túi ni lon, sợi hóa học... thu gom từ các bãi rác.

Nguyên nhân của tình trạng này là do chưa có sự đồng bộ của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan quản lý, nên các doanh nghiệp đã lợi dụng để nhập khẩu trái phép chất thải vào nước ta dưới danh nghĩa nhập khẩu hàng hóa hoặc phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.

Ngoài ra, do các văn bản quy định quy chuẩn kỹ thuật về máy móc, thiết bị cơng nghệ cũ nhập khẩu còn thiếu và bất cập nên việc nhập máy móc, thiết bị cũ, chuyển giao công nghệ lạc hậu vào nước ta vẫn diễn ra ở nhiều nơi, trở thanh nguồn phát sinh CTR đáng kể.

Khung 4.1. Nhập khẩu lô hàng ắc-quy khô và vỉ mạch của một số doanh nghiệp

Ngày 10/10/2009, Công ty Cổ phần xây dựng và nội thất Thái Sơn (Công ty Thái Sơn) đã ký hợp đồng tạm nhập và tái xuất vào cảng Hải Phòng 800 tấn Silicon từ Hồng Kông qua Trung Quốc. Qua kiểm tra đã phát hiện danh mục hàng hóa khơng đúng, cụ thể chỉ có 13 container đúng chủng loại được xuất sang Trung Quốc; có 14 container chứa silicon đóng bao, ắc-quy khơ và vỉ mạch điện tử tương ứng với 332,63 tấn ắc-quy khô và 32,28 tấn vỉ mạch điện tử đã qua sử dụng. Công ty Thái Sơn đã vi phạm công ước Basel về kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới CTNH và bị buộc phải tái xuất số hàng vi phạm gồm 332,63 tấn ắc-quy khô và 32,28 tấn vỉ mạch điện tử.

Ngồi ra, cịn rất nhiều những vụ nhập khẩu trái phép chất thải như tại Quảng Ninh, đã thu được khoảng 421,81 tấn ắc-quy, 255,88 tấn vỉ mạch điện tử và đầu kỹ thuật số đã qua sử dụng của một số danh nghiệp vi phạm như Công ty Cổ phần Thương mại và sản xuất Minh Trí, Cơng ty Cổ phần đầu tư xuất nhập khẩu Hồng Hải và Cơng ty TNHH một thành viên Thành Hoàng.

Một phần của tài liệu Báo cáo môi trường quốc gia năm 2011 Chất thải rắn (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)