Chương 4: CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP
4.2.2. Chất thải rắn từ hoạt động khai thác khoáng sản
thác khoáng sản
4.2.2.1. Khai thác than
CTR từ hoạt động khai thác than chủ yếu xuất phát từ hoạt động khai thác, bóc đất mở vỉa, hoạt động giao thông vận tải và hoạt động chế biến tuyển than.
Hoạt động khai thác, với 2 hình thức lộ thiên và hầm lị, là nguồn phát sinh chủ yếu CTR trong ngành công nghiệp khai thác than. Sau khi khai thác, tồn bộ phần đất bóc tại khu vực khai thác trở thành CTR. Lượng CTR phát sinh này phụ thuộc vào cấu tạo địa chất từng vùng và công nghệ khai thác.
Tỷ lệ đất bóc trong khai thác than quyết định lượng phát sinh CTR. Ở Việt Nam hệ số đất bóc trong khai thác lộ thiên là rất cao, dao động từ 3-13 m3/tấn sản phẩm. Theo quy hoạch phát triển ngành than đến 2025, hệ số này từ 5,9-10,2 m3/tấn than. Tổng khối lượng CTR thải ra môi trường từ hoạt động khai thác than là 4,6 tỷ m3/năm.
Hoạt động vận tải cũng tạo ra lượng thải không nhỏ trong quá trình khai thác than. Hàng ngày tại các mỏ than có hàng ngàn lượt xe vận tải sản phẩm và chất thải đến các điểm tập kết. Các phương tiện đa phần không thực hiện nghiêm các quy định che đậy, và do tăng ca chạy theo khối lượng dẫn đến tạo ra lượng CTR thứ cấp. Tình trạng phát tán CTR do hoạt động vận tải, làm mất vệ sinh môi trường nhiều nơi đã đến mức báo động nhưng vẫn chưa có giải pháp giải quyết hiệu quả.
Hoạt động chế biến và tuyển quặng than làm phát sinh dạng chất thải chủ yếu là quặng đuôi. Quặng đuôi là các sản phẩm mịn còn lại sau khi đã tuyển lấy các thành phần kim loại hoặc khống vật có giá trị, phần cịn lại được thải ra dưới dạng các hồ thải quặng đuôi. Quặng đuôi thông thường được thải ra các hồ chứa, được thiết kế để phục vụ cho các mục đích tập trung và lưu giữ các chất thải rắn cũng như nước công nghệ đã bị ơ nhiễm. Tuy nhiên, có những hồ chứa chất lượng kém, hoặc bảo trì khơng tốt, ở một số nơi thậm chí cịn bị khơ cạn, làm cho vật liệu thải thoát ra vùng đất và nước xung quanh gây ô nhiễm.
4.2.2.2. Khai thác Bô-xit
Bùn đỏ là chất thải không thể tránh được của khâu chế biến Bơ-xít, là sản phẩm của q trình làm giàu quặng, gồm các thành phần khơng thể hồ tan, trơ, khơng biến chất như Hematit, Natrisilico-aluminate, Canxi-titanat, Mono-hydrate nhôm, Tri-hydrate nhôm v.v... Hiện nay, việc xử lý bùn đỏ vẫn đang là mối quan tâm của các nước trên thế giới trong công cuộc bảo vệ môi trường.
Nếu chế biến Bơ-xít thành alumin trên thì bắt buộc phải xây dựng các hồ chứa bùn đỏ. Chỉ riêng dự án của nhà máy sản xuất Alumin Nhân Cơ - Tây Nguyên, theo báo cáo ĐTM, phần đuôi quặng nước thải và bùn thải có khối lượng tới hơn 11 triệu m3/năm, trong khi dung tích hồ thải bùn đỏ sau 15 năm là khoảng 8,7 triệu m3. Tương tự, dự án Tân Rai có lượng bùn đỏ thải ra mơi trường trong suốt q trình dự án Tân Rai hoạt động là 80-90 triệu m3, nhưng hiện tại tổng dung tích của hồ chứa của dự án chỉ có 20,25 triệu m3, nghĩa là thấp hơn rất nhiều so với lượng bùn đỏ sẽ có trong tương lai.
4.2.2.3. Khai thác khống sản khác
Tỷ lệ đất bóc cao là một nhược điểm lớn trong hoạt động khai thác khống sản nói chung. Việc khai thác mỏ, đặc biệt là các hoạt động khai thác lộ thiên, đã làm tăng các khối lượng CTR ở dạng đất đá thải, khối lượng gấp vài lần lượng quặng khai thác được. Ví dụ: ở mỏ Apatít Lào Cai, đất đá thải nhiều gấp 2,5 lần lượng quặng (hệ số bóc đất là 2,5), lượng thải CTR khoảng 3 triệu tấn đất đá thải mỗi năm.
Bên cạnh đất đá thải, quặng đuôi cũng là CTR sinh ra từ quá trình chế biến khống sản (tuyển khống, sàng rửa). Phần quặng đi là phần tách ra khỏi khoáng chất được thu hồi. Gồm các loại quặng đuôi kim loại, quặng đuôi cát (chất thải của q trình khai khống cát nặng chủ yếu gồm silicat và khống sét hữu cơ) và chất thải thơ (phần thơ của chất thải sinh ra trong quá trình sản xuất quặng kim loại màu và kim loại đen như quặng Fe, Pb, Zn, Cu, Ni, Sn...).