XỬ LÝ VÀ TÁI CHẾ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ THÔNG THƯỜNG

Một phần của tài liệu Báo cáo môi trường quốc gia năm 2011 Chất thải rắn (Trang 100 - 101)

Bảng 5.1 Nguồn phát sinh các loại CTR đặc thù từ hoạt động y tế

5.4. XỬ LÝ VÀ TÁI CHẾ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ THÔNG THƯỜNG

Y TẾ THƠNG THƯỜNG

CTR y tế khơng nguy hại ở hầu hết các tỉnh, thành phố đều do Công ty môi trường đô thị thu gom, vận chuyển và được xử lý tại các khu xử lý CTR tập trung của địa phương. Hoạt động thu hồi và tái chế CTR y tế tại Việt Nam hiện đang thực hiện không theo đúng quy chế quản lý CTR y tế đã ban hành. Chưa có các cơ sở chính thớng thực hiện các hoạt động thu mua và tái chế các loại chất thải từ hoạt động y tế ở Việt Nam. Quy chế Quản lý chất thải y tế (2007) đã bổ sung nội dung tái chế CTR y tế không nguy hại làm căn cứ để các cơ sở y tế thực hiện. Tuy nhiên, nhiều địa phương chưa có cơ sở tái chế, do vậy việc quản lý tái chế các CTR y tế khơng nguy hại cịn gặp nhiều khó khăn. Một sớ vật liệu từ chất thải bệnh viện như: chai dịch truyền chứa dung dịch huyết thanh ngọt (đường glucose 5%, 20%), huyết thanh mặn (NaCl 0,9%), các dung dịch acide amine, các loại muối khác; các loại bao gói nilon và một sớ chất nhựa khác; một sớ vật liệu giấy, thuỷ tinh hoàn toàn khơng có yếu tớ nguy hại, có thể tái chế để hạn chế việc thiêu đốt chất thải gây ô nhiễm.

Năm 2010, đã phát hiện nhiều hiện tượng đưa CTR y tế ra ngoài bán, tái chế trái phép thành các vật dụng thường ngày. Việc tái sử dụng các găng tay cao su, các vật liệu nhựa đã và đang tạo ra nhiều rủi ro cho những người trực tiếp tham gia như các nhân viên thu gom, những người thu mua và những người tái chế phế liệu.

Một phần của tài liệu Báo cáo môi trường quốc gia năm 2011 Chất thải rắn (Trang 100 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)