TÁI SỬ DỤNG VÀ TÁI CHẾ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ

Một phần của tài liệu Báo cáo môi trường quốc gia năm 2011 Chất thải rắn (Trang 47 - 50)

Chương 2 CHẤT THẢI RẮN Ở ĐÔ THỊ

2.4. TÁI SỬ DỤNG VÀ TÁI CHẾ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ

CHẤT THẢI RẮN ĐƠ THỊ

CTR đơ thị có thể tái sử dụng, tái chế thành các sản phẩm như: các chất thải hữu cơ chế biến làm phân hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi; tái chế giấy, kim loại, nhựa, thủy tinh,... Tỷ lệ tái chế các chất thải làm phân hữu cơ và tái chế giấy, nhựa, thủy tinh, kim loại như sắt, đồng, chì, nhơm,... chỉ đạt khoảng 8 ÷ 12% CTR đô thị thu gom được.

Xử lý phần hữu cơ của rác thải thành phân hữu cơ hiện là một phương pháp đang sử dụng ở Việt Nam. Đối với công nghệ nội địa xử lý CTR sinh hoạt, đến nay Bộ Xây dựng đã cấp giấy chứng nhận cho bốn công nghệ: (1) công nghệ chế biến CTR Seraphin của Công ty Môi trường Xanh; (2) công nghệ chế biến CTR ANSINH - ASC của Công ty Tâm Sinh Nghĩa; (3) công nghệ ép CTR thành viên nhiên liệu của Công ty Thủy lực máy và (4) công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt bằng phương pháp đốt của Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng Công nghệ mới và Môi trường. Công nghệ ép CTR của Công ty Thủy lực máy đã được áp dụng thử nghiệm tại thị xã Sông Công (Thái Nguyên). Cơng nghệ Seraphin, AST có khả năng xử lý CTR đô thị cho ra các sản phẩm như: phân hữu cơ, nhựa tái chế, thanh nhiên liệu,... Lượng CTR còn lại sau xử lý của công nghệ này chỉ chiếm khoảng 15% lượng chất thải đầu vào. Công nghệ SERAPHIN, ANSINH-ASC và MBT-CD.08 đã được triển khai áp dụng tại Nhà máy Xử lý rác Đông Vinh (Nghệ An), Nhà máy Xử lý rác Sơn Tây (Hà Nội); Nhà máy Xử lý rác Thủy Phương (Thừa Thiên - Huế); Nhà máy Xử lý rác Đồng Văn (Hà Nam). Tuy nhiên, Nhà máy xử lý rác Sơn Tây (Hà Nội) triển khai công nghệ SERAPHIN đã ngừng hoạt động và thay bằng Nhà máy đốt rác năng lượng thấp của Công ty Môi trường Thăng Long với công suất 300 tấn/ngày.

Khung 2.11. Hoạt động tái chế CTR ở Nhà máy xử lý rác Thủy Phương,

Thừa Thiên - Huế

Nhà máy xử lý rác Thủy Phương có diện tích 4 ha đã đi vào hoạt động từ tháng 3 năm 2005. Năm 2007, Công ty cổ phần Tâm Sinh Nghĩa đã đầu tư, xây dựng cải tạo nhà máy theo công nghệ hiện đại, chu trình xử lý rác khép kín đến đầu ra sản phẩm với công suất xử lý 200 tấn rác mỗi ngày. Hoạt động của nhà máy sẽ làm giảm đáng kể lượng rác thải phải chôn lấp tại Bãi rác Thủy Phương.

Sản phẩm của nhà máy gồm có: mùn hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh, nhựa tái chế dùng để làm tấm lót, ống nhựa, xơ chậu,...

Chỉ dưới 10% rác thải không sử dụng được như thủy tinh, gạch đá… mới phải đem chôn lấp tại bãi rác Thủy Phương.

Mặc dù chất thải rắn chở đến các nhà máy làm phân hữu cơ có thành phần hữu cơ từ 60 ÷ 65% nhưng do CTR đô thị chưa được phân loại tại nguồn nên lượng CTR thải ra sau xử lý từ các nhà máy này phải mang đi chôn lấp vào khoảng 35 ÷ 40% lượng chất thải đầu vào. Thống kê sơ bộ cho thấy, không quá 10 nhà máy làm phân hữu cơ đang hoạt động có cơng suất khoảng 200 tấn/ngày chất thải đầu vào và chỉ có 1 nhà máy cơng suất 600 tấn/ ngày tại Tp. Hồ Chí Minh. Nếu hoạt động đủ cơng suất thì số lượng rác thải được xử lý làm phân hữu cơ < 2.500 tấn/ngày, chiếm khoảng < 10% CTR đô thị phát sinh. Thực tế, các nhà máy này đều chưa hoạt động đủ công suất thiết kế do tiêu thụ phân hữu cơ cịn gặp nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, vấn đề tồn tại của công nghệ này là ô nhiễm môi trường thứ cấp do đốt các viên nhiên liệu sinh ra. Công nghệ Seraphin và công nghệ ANSINH - ASC tương tự như nhau, đều là chế biến CTR hữu cơ thành phân vi sinh, tái chế các thành phần còn lại: kim loại, thủy tinh, nilon... Việc nghiên cứu nhân rộng các mơ hình này trong điều kiện Việt Nam cần có các đánh giá rút kinh nghiệm từ các dự án đã triển khai trong thời gian qua.

Tái chế các chất thải như giấy thải, nhựa thải, kim loại thải ở Việt Nam hầu hết do tư nhân và các làng nghề đảm nhiệm. Tuy là các hoạt động tự phát nhưng hoạt động này rất phát triển, mang lại lợi ích kinh tế cho người dân. Khoảng 90% chất thải như giấy, nhựa, kim loại được tạo thành sản phẩm tái chế, còn khoảng 10% thành chất thải sau tái chế.

Công nghệ tái chế ở các làng nghề phần lớn là thủ công, lạc hậu nên gây ô nhiễm môi trường nặng nề, bên cạnh đó, các chất thải làng nghề hầu hết đều không được xử lý mà

đều thải thẳng ra môi trường cùng với chất thải sinh hoạt và đưa đến bãi chôn lấp.

Các làng nghề tái chế chỉ chiếm 90/1.450 làng nghề (Đề tài KC 08.09, 2004 - 2005). Cịn nhiều cơ sở tái chế khơng nằm trong làng nghề mà nằm ngay trong các đơ thị. Tp. Hồ Chí Minh có 302 cơ sở tái chế nằm trong địa bàn thành phố, chủ yếu ở Quận 11, trong đó 67 cơ sở tái chế nhựa, 15 cơ sở tái chế thủy tinh, 9 cơ sở tái chế kim loại, 7 cơ sở tái chế giấy và 2 cơ sở tái chế cao su (Sở TN&MT Tp. Hồ Chí Minh, 2006).

Theo ước tính của JICA, lượng CTR là giấy, kim loại, nhựa được tái chế chiếm khoảng 8,2% lượng rác thu gom được. Tại thời điểm năm 2009, Hà Nội là 348 tấn/ngày, Tp. Hồ Chí Minh 554 tấn/ngày, Hải Phòng 86,5 tấn/ ngày, Đà Nẵng 56,7 tấn/ngày, Huế 16,9 tấn/ngày (JICA, 2011).

Hình 2.1. Các chất thải đơ thị có thể tái sử dụng, tái chế

Một phần của tài liệu Báo cáo môi trường quốc gia năm 2011 Chất thải rắn (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)