Nguồn tài chính đầu tư đa dạng

Một phần của tài liệu Báo cáo môi trường quốc gia năm 2011 Chất thải rắn (Trang 144 - 145)

- Vùng tỉnh: Tp Cần Thơ, tỉnh An Giang, tỉnh Kiên Giang và Cà Mau đối với CTR

11 Tài liệu được soạn thảo với sự hỗ trợ của Hợp phần “Phát triển bền vững môi trường trong các khu đô thị nghèo” (SDU)-

7.7.1. Nguồn tài chính đầu tư đa dạng

Trong những năm qua, với mức độ khác nhau, các đô thị, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đã có đầu tư cho cơng tác quản lý CTR. Một số đơ thị đã có những dự án lớn sử dụng nguồn vốn ODA, nguồn vốn ngân sách để thực hiện các dự án phân loại rác từ nguồn, thu gom và xử lý CTR.

Nguồn vốn để đầu tư xây dựng cơ sở xử lý CTR và các cơng trình phụ trợ được hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, vốn tài trợ của nước ngoài, vốn vay dài hạn và các nguồn vốn hợp pháp khác.

Nhà nước khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân trong và ngồi nước tham gia đầu tư, xây dựng cơ sở xử lý CTR, các cơng trình phụ trợ thơng qua các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư như: miễn tiền sử dụng đất, hỗ trợ chi phí

đền bù giải phóng mặt bằng; được hưởng chính sách miễn thuế nhập khẩu đối với trang thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ cho các dự án đầu tư cơ sở xử lý CTR; hỗ trợ nghiên cứu và phát triển công nghệ tái chế, tái sử dụng và xử lý CTR trên cơ sở nguồn lực trong nước...`

Ngoài ra, nguồn huy động vốn từ Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam cũng được kể đến như một nguồn đầu tư quan trọng hỗ trợ cho các dự án về xử lý chất thải. Tính đến tháng 11/2011, Quỹ BVMT Việt Nam đã cho tổng số 136 dự án về môi trường vay vốn ưu đãi. Trong đó có 15 dự án liên quan đến lĩnh vực xử lý chất thải công nghiệp của KCN, các cơ sở sản xuất ngoài KCN, xử lý chất thải sinh hoạt và sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường với tổng vốn cho vay lên tới gần 240 tỷ đồng. Ngồi ra, Quỹ cịn tiến hành cho vay đối với 9 dự án về xã hội hóa thu gom rác thải với số vốn vay khoảng gần 21 tỷ đồng. Có thể thấy rằng, Quỹ BVMT Việt Nam đã hỗ trợ khá hiệu quả, góp phần tăng cường cho cơng tác quản lý CTR. Tuy nhiên, nguồn vốn từ Quỹ BVMT hiện nay cịn gặp một số khó khăn trong việc huy động các nguồn vốn bổ sung hàng năm. Mặc dù, theo quy định về việc bổ sung vốn cho vay hàng năm từ các nguồn như: phí BVMT đối với nước thải, CTR, khai thác khoáng sản; các khoản bồi thường thiệt hại về mơi trường, tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT... tuy nhiên, trong thực tế nhiều năm qua, hồn tồn khơng có kinh phí bổ sung từ các nguồn trên. Một trong những khó khăn nữa đối với việc hỗ trợ các doanh nghiệp khi tiếp cận nguồn vốn vay từ Quỹ BVMT đó là điều kiện đảm bảo vốn vay. Nguyên nhân chính là do phần lớn các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xử lý chất thải thường có mức lãi thấp, năng lực tài chính khơng cao hoặc là doanh nghiệp vừa và nhỏ mới thành lập nên thường khó đáp ứng được yêu cầu thiết yếu đặt ra ở trên.

Một phần của tài liệu Báo cáo môi trường quốc gia năm 2011 Chất thải rắn (Trang 144 - 145)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)