TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG DO CHẤT THẢI RẮN
6.1.2. nhiễm mơi trường nước do chất thải rắn
thải rắn
CTR không được thu gom, thải vào kênh rạch, sông, hồ, ao gây ô nhiễm môi trường nước, làm tắc nghẽn đường nước lưu thơng, giảm diện tích tiếp xúc của nước với khơng khí dẫn tới giảm DO trong nước. Chất thải rắn hữu cơ phân hủy trong nước gây mùi hôi thối, gây phú dưỡng nguồn nước làm cho thủy sinh vật trong nguồn nước mặt bị suy thoái. CTR phân huỷ và các chất ô nhiễm khác biến đổi màu của nước thành màu đen, có mùi khó chịu.
Thông thường các bãi chôn lấp chất thải đúng kỹ thuật có hệ thống đường ống, kênh rạch thu gom nước thải và các bể chứa nước rác để xử lý trước khi thải ra môi trường. Tuy nhiên, phần lớn các bãi chôn lấp hiện nay đều không được xây dựng đúng kỹ thuật vệ sinh và đang trong tình trạng q tải, nước rị rỉ từ bãi rác được thải trực tiếp ra ao, hồ gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng. Sự xuất hiện của các bãi rác lộ thiên tự phát cũng là một nguồn gây ô nhiễm nguồn nước đáng kể.
Tại các bãi chơn lấp chất thải rắn, nước rỉ rác có chứa hàm lượng chất ô nhiễm cao (chất hữu cơ: do trong rác có phân súc vật, các thức ăn thừa...; chất thải độc hại: từ bao bì đựng phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, mỹ phẩm). Nếu không được thu gom xử lý sẽ thâm nhập vào nguồn nước dưới đất gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng. Dưới đây là một số dẫn chứng minh hoạ của các địa phương:
- Tỉnh Hà Nam: Ơ nhiễm mơi trường do chất thải chăn nuôi đang là một trong những vấn đề bức xúc của người dân, ở thôn Bạch Xá (xã Hồng Đơng), thơn Nhì (xã Bạch Thượng) của huyện Duy Tiên. Thôn Bạch Xá:
Khung 6.3. CTR gây ô nhiễm thuỷ vực tại Bình Định
CTR khơng được thu gom đã góp phần gây ơ nhiễm ở khu vực hạ lưu các con sông và đầm phá trên địa bàn tỉnh Bình Định là nguy cơ ảnh hưởng đến nguồn cấp nước sinh hoạt đơ thị. Trong đó, đối với các thuỷ vực sông, nồng độ chỉ tiêu hữu cơ BOD vượt tiêu chuẩn từ 1,4 - 3,4 lần; đối với các đầm, hồ ngoài chỉ tiêu hữu cơ vượt từ 2- 4 lần cịn có các chỉ tiêu kim loại cũng vượt chuẩn cho phép.
Hiện nay chất thải rắn sinh hoạt, chăn nuôi và chất thải nguy hại (gia súc, gia cầm chết do dịch,...) chưa có giải pháp xử lý hợp vệ sinh. Nước thải chăn nuôi mang theo chất thải rắn chảy ra các ao hồ của thơn; Tổng diện tích đất ở của thơn là 115.859 m2, tổng diện tích ao hồ là 29.977 m2, 100% diện tích ao hồ bị ô nhiễm không sử dụng được cho mục đích sinh hoạt của người dân như trước đây (gồm tắm, giặt,...); tổng diện tích ao hồ đang bị phú dưỡng là 8.250 m2.
- Tỉnh Nghệ An: Dòng nước bẩn thải ra từ bãi rác và nhà máy xử lý rác chảy đến hồ Bảy Mẫu (xóm Đơng Vinh, xã Hưng Đông, thành phố Vinh). Trước đây, hồ là nơi giặt giũ, lấy nước tưới cho hoa màu nhưng khi bãi rác và nhà máy xử lý rác xuất hiện thì nguồn nước bị ô nhiễm; Chuyển sang nuôi cá, cá chết trắng bụng. 120 hộ dân trong xóm dùng giếng khoan, giếng nóng để lấy nước sinh hoạt, nay cũng bị nước bẩn ngấm vào.
- Tỉnh Quảng Trị: Bãi rác ngày càng cao lên, tràn ra cả đường đi, bốc lên mùi hôi rất khó chịu đối với các gia đình sống trên địa bàn khu phố 1 và 2A, phường 1, thị xã Quảng Trị. Những ngày mưa, nước từ bãi rác không thấm được xuống đất đã tràn về các khu dân cư, chảy xuống hồ Tích Tường, nơi có nguồn nước cung cấp phục vụ đời sống, sinh hoạt của người dân thị xã.
- T.p Hồ Chí Minh: Bãi rác Đa Phước, mặc dù sử dụng công nghệ chống thấm hiện đại nhưng vẫn là nguồn gây ô nhiễm rạch Ráng, rạch Bún Seo và rạch Ngã Cậy; Nước trong rạch chuyển sang màu xanh, đục và hôi; Mùi hôi và ruồi muỗi ảnh hưởng trên một phạm vi rộng, nhất là vào những ngày mưa; Tơm cá cũng khơng cịn.
Vấn đề ô nhiễm amoni ở tầng nông (nước dưới đất) cũng là hậu quả của nước rỉ rác và
Khung 6.4. Nước ngầm tại Hà Nội bị ô nhiễm amoni
Hàm lượng amoni trong nước của Nhà máy nước Tương Mai là 7-10mg/l. Nhà máy nước Hạ Đình 10-15mg/l, có lúc lên đến 40mg/l. Nhà máy nước Pháp Vân là 25-30mg/l, có lúc lên đến 60mg/l. Trong khi đó, tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống do Bộ Y tế ban hành yêu cầu hàm lượng amoni không quá 1,5mg/l, nitrit không quá 3mg/l.
Hầu hết giếng khoan (có phép hoặc khơng phép) ở Hà Nội đều có amoni, đặc biệt các giếng khoan do người dân tự thuê làm tại địa bàn quận Hoàng Mai, Gia Lâm, Hai Bà Trưng. Hiện đã khẳng định được nước ở 500 giếng khoan tại các trạm cấp nước cục bộ của một số cơ quan đồn thể... có nồng độ amoni vượt tiêu chuẩn cho phép.
Nguồn: Viện Khoa học và Công nghệ môi trường, Đại học Bách khoa Hà Nội, 2010
của việc xả bừa bãi rác thải lộ thiên khơng có biện pháp xử lý nghiêm ngặt.