Chương 4: CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP
4.4. XỬ LÝ VÀ TÁI CHẾ CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP
RẮN CƠNG NGHIỆP
Đối với CTR từ các KCN: Có nhiều hình
thức tái chế chất thải, phần lớn CTR của KCN được phân loại, làm sạch chế biến thành nguyên liệu cho sản xuất tái chế. Một số hình thức khác là chế biến CTR thành phần hữu cơ thành phân bón vi sinh, sản xuất nhiên liệu và đốt phát điện...
Trong ngành công nghiệp giấy, phần lớn sử dụng công nghệ tuần hoàn nước để thu hồi bột giấy, giảm lượng thải và tái sử dụng nước tuần hồn. Trong cơng nghiệp luyện kim, phần lớn các CTR dưới dạng xỉ được tận thu, tái chế để thu hồi kim loại, làm vật liệu xây dựng. Việt Nam chưa phát triển các cơng nghệ chế biến các chất thải văn phịng, như máy in, các hộp mực, các loại pin năng lượng...
Sản phẩm tái chế CTR cơng nghiệp có nhiều loại. Phần lớn trong số đó là nguyên liệu đầu vào của sản xuất công nghiệp như giấy, hạt nhựa, kim loại (như chì, đồng, vàng, bạc,...), các hóa chất, nguyên liệu đốt (các viên năng lượng, nhiên liệu sinh học). Một số CTR được quay vòng tái sử dụng ngay như chai thủy tinh, chi tiết điện tử. Số khác được chế biến thành sản phẩm mới như phân vi sinh, dầu thải thành dầu đốt, các sản phẩm từ nhựa, các dung mơi. CTR cịn được sử dụng làm nguồn cung cấp khí mêtan, đốt phát điện.
Đối với CTR trong khai thác khống sản nói chung: Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đã phê duyệt chương trình hồn ngun mơi trường các vùng khai thác khống sản. Một số vùng khai thác khoáng sản như vùng than Quảng Ninh, đã tiến hành một số dự án trồng cây chống xói lở, cải tạo các bãi thải, xử lý nước thải axit nhưng khối lượng còn hạn chế. Các CTR trong khai thác chế biến khoáng sản được tận dụng để thu hồi kim loại
Khung 4.3. Xử lý chất thải công nghiệp tại Hà Nội
Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Môi trường Đô thị Hà Nội (URENCO Hà Nội) xử lý khoảng 40.000 tấn chất thải công nghiệp mỗi năm, trong đó chất thải cơng nghiệp thơng thường là 22.500 tấn/năm và chất thải công nghiệp nguy hại là 17.500 tấn/năm.
Bảng 4.8. Lượng chất thải công nghiệp xử lý bởi URENCO Hà Nội
Nguồn: URENCO Hà Nội, 2009
Loại chất thải (tấn/năm) 2007 2008 2009 Chất thải công nghiệp thông thường 16,000 25,000 22,500 Chất thải công
nghiệp nguy hại 16,000 25,000 17,500
quý, làm vật liệu xây dựng. Các giải pháp xử lý quặng đuôi sau chế biến chủ yếu là xây đập chứa. Những năm gần đây, các đập chứa sau nhiều năm hoạt động đã xuống cấp, rị rỉ chất ơ nhiễm ra môi trường. Một số mỏ đã đầu tư cải tạo, nâng cấp/nâng sức chứa và bảo đảm an toàn hồ chứa. Rất nhiều hồ chứa quặng đuôi đã được lấp đầy nhưng chưa có biện pháp xử lý, trở thành điểm ô nhiễm tại địa phương.
Đối với CTR từ ngành dầu khí: CTR là rác sinh hoạt được giao cho
Công ty Môi trường đô thị, các CTR công nghiệp và nguy hại giao cho đơn vị có chức năng xử lý.
Đối với CTR từ cơng nghiệp đóng mới, sửa chữa và phá dỡ tàu biển:
Thu gom xử lý CTR từ hoạt động làm sạch bề mặt kim loại phần vỏ tàu (cát, hạt nix làm sạch bề mặt kim loại), hiện nay phổ biến là sử dụng buồng phun. Quá trình này được diễn ra trong các buồng kín, các CTR, cát rơi xuống sàn của buồng kín, sau đó được thu gom chơn lấp. Tuy nhiên, đối với các tàu quy mơ lớn, việc đưa vào buồng kín khó khăn, vẫn phải thực hiện các thao tác ngoài trời nên dễ gây khuếch tán CTR theo gió ra mơi trường xung quanh. Riêng vấn đề sử dụng hạt nix, hiện Việt Nam hiện đã quy định cấm sử dụng. Những vấn đề còn chưa được giải quyết là các bãi lưu trữ hạt nix đang tồn tại, có chứa CTNH vẫn chưa có biện pháp xử lý hữu hiệu.
CTR từ ngành sản xuất bia, rượu, nước giải khát: trong các cơ sở sản
xuất bã rượu tươi bán cho chăn ni gia súc, vỏ chai vỡ và bao gói plastic bán cho cơ sở tái chế, rác thải sinh hoạt được Công ty môi trường đô thị thu gom và xử lý.