Chương 4: CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP
4.3. THU GOM VÀ VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP
CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP
Tương ứng với mỗi ngành công nghiệp, KCN khác nhau, có các hình thức thu gom CTR đặc trưng khác nhau.
CTR trong các KCN
Theo kết quả điều tra, nhiều KCN chưa có điểm tập trung thu gom chất thải rắn theo quy định. Đối với rác sinh hoạt, phần lớn các doanh nghiệp trong KCN ký hợp đồng thuê Công ty Môi trường Đô thị (URENCO) thu gom. Riêng CTR cơng nghiệp có chứa thành phần nguy hại, đang được thuê/giao/bán cho doanh nghiệp có giấy phép hành nghề vận chuyển CTNH. Tuy nhiên, vấn đề kiểm soát chất thải sau hợp đồng chưa thực hiện tốt, nguy cơ làm phân tán CTNH ra môi trường cao.
Chưa có báo cáo đánh giá về tỷ lệ thu gom các CTR từ các KCN. Tuy nhiên, theo điều tra của Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Cơng nghiệp, tỷ lệ thu gom CTR của các KCN khá cao, đạt trên 90%. Tỷ lệ này đạt được do CTR của KCN thường được tập trung, xác định chủ nguồn thải rõ ràng, và có đăng ký với Ban quản lý các KCN. Đặc biệt, CTR công nghiệp được thu gom với tỷ lệ cao còn do gắn với lợi ích của các doanh nghiệp tái chế.
Khảo sát của JICA (2011) về việc chọn lựa các hình thức thu gom chất thải cho thấy, với chất thải công nghiệp không nguy hại, hầu hết các doanh nghiệp (74,2%) ký hợp đồng thu gom hoặc xử lý chất thải. Số doanh nghiệp bán chất thải chiếm 18%; một số doanh nghiệp thực hiện nghiền nát làm nguyên liệu để đun. Tái chế tại chỗ, tái sử dụng chất thải và trao đổi không phải là những phương pháp xử lý chính ở các KCN hiện nay. Đối với CTR công nghiệp nguy hại, phần lớn các doanh nghiệp (58,4%) lựa chọn phương án “ký hợp đồng thu gom hoặc xử lý
Khung 4.2. Điều tra doanh nghiệp sản xuất giấy, luyện thép Phú Mỹ
tại Bà Rịa - Vũng Tàu
Các doanh nghiệp sản xuất giấy, luyện thép tại Vũng Tàu có nhu cầu rất lớn về nhập phế liệu để phục vụ sản xuất. Ngồi lợi ích kinh tế mang lại cho các doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển KT-XH của địa phương, vấn đề môi trường phát sinh từ hoạt động nhập khẩu phế liệu khá phức tạp, nhiều DN vi phạm các quy định bảo vệ môi trường.
Khi tiến hành khảo sát bãi chứa CTR của nhà máy thép Phú Mỹ, thuộc Công ty cổ phần Thép Miền Nam (KCN Phú Mỹ I, huyện Tân Thành), đoàn kiểm tra đã phát hiện hàng ngàn bao chứa bụi lò chất đống như núi, đặt trên mặt bằng chỉ là nền đất, xung quanh khơng có hệ thống thu nước mưa hoặc giải pháp giảm thiểu ô nhiễm. Khi trời mưa, nước mưa cuốn theo các chất bẩn, đặc biệt là CTNH gây ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận là sông Thị Vải.
Đến nay, bãi chứa CTR này vẫn đang hoạt động. Trong khi đó, cơ quan trực tiếp quản lý CTR vẫn xác nhận cho Công ty này đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu. Hiện nay, công suất của 3 nhà máy luyện thép của Công ty cổ phần Thép Miền Nam đang hoạt động là 1,25 triệu tấn phôi/năm, khối lượng phế liệu sắt, thép cần phải nhập lên đến hàng triệu tấn/ năm, nếu khơng quản lý chặt chẽ tình trạng ơ nhiễm nguy cơ ngày càng tăng.
chất thải”; khơng có doanh nghiệp nào lựa chọn phương án tự đốt, ủ và chôn lấp CTR công nghiệp; 37% các doanh nghiệp lựa chọn phương pháp lưu trữ tạm thời tại doanh nghiệp.
CTR ngành nhiệt điện: Phần lớn nhà máy nhiệt điện chạy than đều có hệ
thống thu hồi bụi (khơ hoặc ướt). Xỉ than đọng ở đáy lị cũng được thu gom cùng với bụi hạt mịn, sau đó được vận chuyển và chứa trong các bãi chứa. Hiện tại, một số doanh nghiệp đang sử dụng các CTR này làm vật liệu xây dựng, tuy nhiên tỷ lệ này vẫn cịn ít. Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại có bãi chứa CTR lên đến 5 triệu tấn, được tích tụ qua nhiều năm.
CTR từ ngành dầu khí: phần lớn các CTR từ các giàn khoan ngoài khơi được Tổng Cơng ty Dịch vụ Dầu khí (PTSC) thu gom bằng các tàu chuyên dụng (đựng trong các container chuyên dụng), định kỳ hàng tuần thu gom và đưa vào bờ.
CTR trong khai thác Bô-xit: Bùn đỏ là nguy cơ lớn nhất trong khai thác và
chế biến Bô-xit. Một số nước xử lý bùn đỏ bằng cách đổ ra biển hoặc xây đập chứa, có nghiên cứu cho rằng có thể sử dụng bùn đỏ để làm gạch xây dựng. Ở Việt Nam, một số các chuyên gia trước đây cũng đã tính tới phương án đưa quặng từ Tây Nguyên xuống Bình Thuận tuyển và sản xuất alumin, để đưa bùn đỏ ra biển. Nhưng chi phí cho việc này là rất tốn kém.
Phương pháp thải ướt bùn đỏ dự kiến áp dụng cho dự án Alumin Tân Rai và Nhân Cơ, là công nghệ đã được áp dụng thành công ở một số nước (Úc, Trung Quốc) với các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm đồng bộ như chống thấm bùn đỏ, thu hồi nước từ hồ bùn đỏ, kiểm tra nguồn nước và tái tạo sinh thái hồ bùn đỏ. Giải pháp xây đập chôn cất bùn đỏ hoặc công nghệ TenCate lưu giữ bùn trong túi đã được thực hiện thành công ở một số nước lớn như Ý, Ca-na-da, Ai-len...