Địa lý tự nhiên và kinh tế xã hội huyện Vĩnh Tường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học 2 buổingày tại các trường tiểu học huyện vĩnh tường tỉnh vĩnh phúc (Trang 41 - 43)

Sơ lược về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Huyện Vĩnh Tường nằm ở đỉnh tam giác đồng bằng Bắc Bộ, bên tả ngạn sơng Hồng. Phía bắc giáp huyện Lập Thạch và Tam Dương; tây bắc giáp thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ; tây giáp huyện Ba Vì, thị xã Sơn Tây, Hà Nội (ranh giới là sông Hồng); đông giáp huyện Yên Lạc. Huyện trải rộng trên diện tích tự nhiên là 141,90 km2

được chia làm 29 xã, thị trấn với số dân 191.385 người. Mật độ dân số trung bình là 1.365 người/1 km2. Với vị trí địa lý của mình, huyện Vĩnh Tường nhìn chung rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp, phát triển làng nghề truyền thống, các khu cơng nghiệp, quản lý hành chính. Vĩnh Tường tiếp giáp với thành phố cơng nghiệp Việt Trì, thị xã Sơn Tây, cận kề thành phố Vĩnh Yên … Huyện có 9 km Quốc lộ 2A và 14 km Quốc lộ 2C chạy qua; đồng thời có 2 ga đường sắt tuyến Hà Nội – Lào Cai (Bạch Hạc và Hướng Lại); 2 cảng trên sông Hồng tại xã Vĩnh Thịnh và Cao Đại. Huyện có 3 khu cơng nghiệp: Chấn Hưng, Tân Tiến – Yên Lập và Đồng Sóc đang được triển khai; có đầm Rưng rộng khoảng 80 ha là trung tâm du lịch đầy tiềm năng trong tương lai…, làng nghề truyền thống được bảo tồn và phát huy như nghề nuôi rắn Vĩnh Sơn, rèn ở Lý Nhân, nghề mộc ở An Tường, trồng mía đường và quay mía lấy mật ở Vĩnh Thịnh, ni bị sữa ở Vĩnh Thịnh và Bình Dương…, đây chính là tiềm năng của dịch vụ du lịch văn hóa.

Sự kết hợp hài hịa giữa bảo tồn và giữ gìn các giá trị lịch sử - văn hóa truyền thống lâu đời, với vị trí là trung tâm lúa nước của đồng bằng sông Hồng, huyện Vĩnh Tường hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển văn hóa - kinh tế - giáo dục của Vĩnh Phúc trong những năm tới.

Vài nét về tình hình kinh tế - xã hội – an ninh quốc phòng

Trong 3 năm qua (2010 – 2013) nền kinh tế - xã hội của huyện Vĩnh Tường có nhiều khởi sắc, nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 15,34%; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, trong đó cơng nghiệp - xây dựng tăng từ 34% năm 2010 lên 44% năm 2013; Dịch vụ chiếm 32%; Nông nghiệp, thủy sản giảm dần từ 34% năm 2010 xuống còn 24% năm 2013. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội tiếp tục khẳng định vị thế cao trong tỉnh về chất lượng; an sinh xã hội được đảm bảo; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng lên, thu nhập bình quân đầu người tăng từ 18,7 triệu đồng năm 2010 lên 22,3 triệu đồng năm 2013; quốc phòng an ninh được giữ vững; hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở hoạt động ngày càng hiệu quả. Chương trình xây dựng nơng thơn mới được triển khai quyết liệt, đến nay đã có 15/26 xã đạt từ 9 đến 15 tiêu chí; 11/26 xã đạt từ 5 đến 8 tiêu chí; có 5 xã: Vũ Di, Tân Cương, Cao Đại, Bồ Sao và Bình Dương sẽ hồn thành xây dựng nông thôn mới vào năm 2014.

Các vấn đề về xã hội được quan tâm, tập trung giải quyết tốt, nhất là vấn đề lao động việc làm. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 47%, hàng năm giải quyết việc làm cho trên 2500 người vào làm tại các cơ sở sản xuất, dịch vụ. Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 1%/năm.

Hoạt động của khối nội chính được duy trì nề nếp, tình hình an ninh chính trị ổn định, quốc phịng ln được giữ vững, chỉ tiêu tuyển quân hàng năm đều đạt kế hoạch 100%.

Thực hiện tốt chính sách đối với người có cơng với cách mạng, các đối tượng thuộc diện chính sách xã hội. Xây dựng dự án Đền liệt sỹ giai đoạn 2

bằng hình thức xã hội hóa với số tiền ủng hộ và đăng ký ủng hộ lên tới 11,4 tỷ đồng. Đưa giá trị sản xuất ngành xây dựng năm 2013 ước đạt 780.913 triệu đồng, tăng 218,3% so với năm 2010.

Là huyện phát triển nông nghiệp vẫn là chủ yếu, huyện đã nghiên cứu và ứng dụng sản suất có hiệu quả giống bí đỏ F1 868, cà chua ghép trái vụ, lúa chiêm xuân của huyện đạt từ 67 đến 68 tạ/ha – luôn dẫn đầu tỉnh Vĩnh Phúc về năng xuất; Dự án phát triển đàn bò sữa với tổng số 3.300 con (tăng 2000 con so với năm 2010), sản lượng sữa đạt 6.600 tấn (tăng 4.665 tấn so với năm 2010) góp phần tăng giá trị sản xuất của ngành chăn ni. Mơ hình ni cá rơ phi đơn tính đạt hiệu quả kinh tế cao.

Nhà máy chế biến thức ăn gia súc Voi Vàng, trạm trộn bê tông thương phẩm của công ty Vĩnh Lạc, khu công nghiệp 18 ha Thổ Tang – Tân Tiến cơ bản được lấp đầy và sản xuất, kinh doanh có hiệu quả. Từ đó góp phần quan trọng nâng giá trị sản xuất công nghiệp năm 2013 của huyện ước đạt 2.280.464 triệu đồng, tăng 77,3% so với năm 2010, đưa nhịp độ tăng bình quân 3 năm ước đạt 25,97%.

Cơng tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân được quan tâm thường xuyên, 100% trạm y tế xã, thị trấn đều đã có bác sỹ.

Hoạt động văn hóa thơng tin và cuộc vận động toàn dân xây dựng đời sống văn hóa thực hiện tốt thu được nhiều kết quả. Hàng năm đều có khoảng 85% số hộ dân trở lên đạt tiêu chuẩn “Gia đình văn hóa”. Các cơ quan, đơn vị đều tham gia đăng ký đạt “Đơn vị văn hóa” hàng năm và kết quả trên 90% các cơ quan đơn vị đóng trên địa bàn huyện đều đạt “Đơn vị văn hóa”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học 2 buổingày tại các trường tiểu học huyện vĩnh tường tỉnh vĩnh phúc (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)