3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học, sáng tạo
Mỗi biện pháp đề ra đều phải có tính khoa học, logic, dựa trên các lý luận về quản lý giáo dục.
Dựa trên các căn cứ quy định tại các văn bản của Nhà nước. Ngoài ra các biện pháp đưa ra phải có tính sáng tạo, tìm thấy cái mới trong một số biện pháp và có tính hiệu quả, phổ biến.
3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa
Các biện pháp được đề xuất trên cơ sở có xem xét, kế thừa những thành tựu đã đạt được trong thực tiễn (kể cả những thành tựu từ các cuộc cải cách trước đây); một số biện pháp có được dựa trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm, hệ thống lý luận chung của đề tài và những ý tưởng sáng tạo của các địa phương đang áp dụng. Đồng thời những nguyên tắc này cũng kế thừa những nghiên cứu đã có về quản lý dạy học 2 buổi/ngày ở tiểu học.
3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Các biện pháp được đề xuất phải đảm bảo tính thực tiễn, bởi khi điều tra nghiên cứu thực trạng để đưa ra các biện pháp phù hợp thì chúng tơi đã tìm hiểu, điều tra rất sát thực tiễn, phân tích, đánh giá cụ thể thực tiễn rồi từ đó đưa ra được các biện pháp phù hợp với thực tiễn khách quan dạy học 2 buổi/ngày của địa phương.
3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
Các biện pháp được đề xuất phải mang tính khả thi. Đây là các biện pháp được đề xuất để Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vĩnh Tường nghiên cứu, sử dụng, nhưng trong quá trình thực hiện thì các trường tiểu học là đơn vị trực tiếp thực thi. Việc đề xuất các biện pháp đã đề cập đến các yếu tố mang nét đặc thù của huyện Vĩnh Tường. Đây là những định hướng chung, trong quá trình thực hiện cần có những vận dụng linh hoạt, phù hợp với thực tiễn, cùng với việc đề xuất một số chính sách để tạo chuyển biến mới về dạy học 2 buổi/ngày ở tiểu học.
3.2.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ
Khi lựa chọn các biện pháp. Chúng tôi đã cân nhắc đến nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và tính đồng bộ của các biện pháp. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu học, vấn đề đặt ra là phải nâng cao nhận thức, đẩy mạnh công tác tự bồi dưỡng - nâng cao chất lượng đội ngũ, đổi mới công tác quản lý dạy học 2 buổi/ngày,
đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục để tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất – thiết bị dạy học, xây dựng và đảm bảo thực hiện các chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia quản lý, hoạt động và phục vụ dạy học 2 buổi/ngày. Các biện pháp này phải được thực hiện một cách có hệ thống và đảm bảo tính đồng bộ nhằm hướng đến mục tiêu quản lý tốt dạy học 2 buổi/ngày ở tiểu học, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo nhằm thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục trong những năm tiếp theo.
3.3. Các biện pháp quản lý dạy học 2 buổi/ngày tại các trƣờng tiểu học huyện Vĩnh Tƣờng tỉnh Vĩnh Phúc
3.3.1. Biện pháp 1. Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo, các cấp quản lý giáo dục, cha mẹ học sinh và cộng đồng lãnh đạo, các cấp quản lý giáo dục, cha mẹ học sinh và cộng đồng
Mục tiêu
Tăng cường nâng cao nhận thức cho các cấp lãnh đạo, các nhà quản lý giáo dục từ cấp phòng giáo dục đến cấp trường về tầm quan trọng và cần thiết của công tác dạy học 2 buổi/ngày trong việc nâng cao chất lượng dạy học, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cha mẹ học sinh và cộng đồng về lợi ích của dạy học 2 buổi/ngày và trách nhiệm nghĩa vụ đóng góp kinh phí khi con em tham gia hoạt động dạy học 2 buổi/ngày.
Người lãnh đạo, quản lý cần phải nắm được xu hướng giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng trong khu vực và các nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới hiện nay, trong đó có việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày ở tiểu học.
Bên cạnh đó người lãnh đạo, người quản lý phải luôn cập nhật, nắm được các chủ trương, chiến lược phát triển giáo dục trong nước ở từng giai đoạn phát triển của đất nước.
Người lãnh đạo, quản lý phải không ngừng học tập để nâng cao trình độ, đáp ứng được yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ quản lý trong giai đoạn hiện nay.
Cha mẹ học sinh và cộng đồng dân cư cần phải quan tâm đến kết quả học tập của con em mình và hiểu rõ cơ chế hiện nay trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình khi con em đến trường học 2 buổi/ngày ở tiểu học.
Cách tiến hành
* Đối với cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý các cấp.
Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Tường chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo lên kế hoạch và tổ chức thực hiện các buổi hội thảo tìm hiểu về xu hướng giáo dục, mơ hình giáo dục tiểu học của các nước có nền giáo dục tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Trong kế hoạch của các buổi hội thảo nên có các buổi tham quan, học tập kinh nghiệm của một số nước và cử cán bộ đi tham quan, học tập kinh nghiệm theo các đợt. Trên cơ sở thực tế học hỏi được trong các chuyến tham quan, mỗi cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý được cử đi học tập ở nước ngoài sẽ phải viết một bài thu hoạch và nêu rõ những điểm mà nền giáo dục địa phương có thể vận dụng được để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng, trong đó có dạy học 2 buổi/ngày. Qua việc tham quan học tập và giao lưu sẽ mở rộng tầm nhìn và nâng cao nhân thức đầy đủ về vị trí, vai trị của việc nâng cao chất lượng giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Ngoài việc tổ chức các đồn thăm quan học tập về mơ hình giáo dục tiểu học ở nước ngồi, lãnh đạo Phịng GD&ĐT tham mưu cho chính quyền tạo kinh phí cho việc tổ chức các đồn thăm quan các địa phương và cơ sở giáo dục tiểu học trong nước, trong tỉnh để cùng chia sẻ và đóng góp ý kiến phát triển việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày cho từng đơn vị trường tiểu học trong tỉnh.
Tạo điều kiện để cho cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý ngành giáo dục tham gia, đóng góp ý kiến trong việc xây dựng hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng các kế hoạch và biện pháp quản lý giáo dục cụ thể ở địa phương để nhằm mục đích tạo cơ sở cho việc thực hiện kế hoạch chiến lược phát triển giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
Bên cạnh đó người lãnh đạo, người quản lý phải luôn cập nhật, nắm được các chủ trương, chiến lược phát triển giáo dục trong nước ở từng giai đoạn phát triển của đất nước bằng cách đọc, hiểu các văn bản và vận dụng, triển khai văn bản vào thực tiễn một cách kịp thời, sáng tạo, có hiệu quả để góp phần thực hiện nhiệm vụ đổi mới giáo dục của địa phương và đất nước trong thời kỳ hiện nay.
Tham mưu với Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về chủ trương và tạo cơ chế, mở các lớp đào tạo, có lộ trình bồi dưỡng cho cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản lý các cấp cũng như ngành giáo dục được tham gia. Có hai hình thức: tham gia bồi dưỡng tập trung và tự học về trình độ chun mơn, nghiệp vụ quản lý, trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước,… Có chính sách hỗ trợ về kinh phí, tạo điều kiện về thời gian để cán bộ lãnh đạo, các bộ quản lý tích cực tham gia bồi dưỡng. Đưa tiêu chí bằng cấp vào một trong các điều kiện để bổ nhiệm, đề bạt cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản lý.
Để việc học tập, nâng cao nhận thức một cách rộng rãi trong các cơ quan quản lý có thẩm quyền, Phịng GD&ĐT cùng các trường tiểu học có kế hoạch tổ chức đa dạng hóa các hình thức tun truyền về việc xây dựng nhà trường hồn thiện cơ sở vật chất và có lộ trình thực hiện kế hoạch dạy học 2 buổi/ngày một cách hoàn hảo.
* Đối với đội ngũ giáo viên, nhân viên
Đầu mỗi năm học, đội ngũ giáo viên có giai đoạn học tập nhiệm vụ chính trị hàng năm và hoặc học tập các Chỉ thị, hướng dẫn Nhiệm vụ năm
học. Đây là dịp thuận lợi nhất để giáo viên và nhân viên có điều kiện học tập, nhìn nhận và đánh giá thực tiễn những thành tự đạt được của nhà trường và phân tích những hoạt động của thầy và trò trong việc thực hiện dạy học và quản lý dạy học 2 buổi/ngày. Đồng thời thơng qua các hình thức học tập, trao đổi này, mỗi giáo viên thấy rõ hơn vị trí, vai trị và trách nhiệm của đội ngũ giáo viên đứng lớp cũng như những người phục vụ tham gia hoạt động dạy học 2 buổi/ngày.
Các trường tiểu học có thể sử dụng hình thức viết thu hoạch sau đợt học tập chính trị và nhiệm vụ năm học hàng năm, liên hệ với hoạt động của cá nhân trong hoạt động dạy học 2 buổi/ngày. Hoặc nhà trường cịn có thể tổ chức các hình thức cam kết lĩnh vực hoạt động và kết quả cần đạt được cho mỗi cá nhân giáo viên và nhân viên.
* Đối với cha mẹ học học sinh và cộng đồng
Tổ chức các buổi họp phụ huynh học sinh đầu năm học, giữa kỳ, cuối kỳ, cuối năm học và các kỳ họp đột xuất (nếu cần thiết) nhằm phổ biến kế hoạch năm học; các chủ trương giáo dục của nhà trường; thông báo kết quả học tập, kết quả giáo dục của học sinh; lấy ý kiến phản hồi của cha mẹ học sinh khi nhà trường và các giáo viên triển khai các chủ trương, kế hoạch giáo dục và kế hoạch giảng dạy.
Phối hợp với chính quyền địa phương, cán bộ trưởng thôn (trưởng khu) để tuyên truyền với nhân dân về các chủ trương giáo dục của nhà trường trong từng giai đoạn, nhằm tranh thủ sự đồng thuận và ủng hộ cho nhà trường. Thông qua các văn bản, quy định của các cấp chính quyền và các cấp lãnh đạo ngành giáo dục để cho cán bộ lãnh đạo địa phương, nhân dân hiểu rõ về dạy học 2 buổi/ngày ở tiểu học và các quy định về tài chính hiện hành, đóng góp cho việc dạy học ở buổi thứ 2 trên ngày của cha mẹ học sinh. Khi nhân dân và cha mẹ học sinh đã biết, hiểu về chủ trương, chính sách của nhà nước
thì họ sẽ thực hiện nghĩa vụ, ủng hộ về tinh thần và vật chất cho hoạt động dạy học 2 buổi/ngày ở tiểu học.
Thu hút các thành viên chủ chốt, nhiệt huyết với công tác giáo dục trong hội cha mẹ học sinh, cán bộ thơn, xóm và nhân dân để tham gia vào các hoạt động của nhà trường. Đặc biệt, nhà trường chỉ đóng vai trị tư vấn trong việc sử dụng quỹ hội phụ huynh, giúp phụ huynh nắm được quy trình sử dụng quỹ này đúng mục đích, minh bạch và cơng khai vào các kỳ họp phụ huynh học sinh toàn trường. Nhân rộng các điển hình tiên tiến trong các năm học tiếp theo, nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
Điều kiện thực hiện
Các cấp lãnh đạo, các cấp quản lý nhà nước và giáo dục phải có tư tưởng cải cách và chấn hưng nền giáo dục nước nhà thơng qua các chương trình hành động, chiến lược phát triển giáo dục cụ thể.
Phải đặt ra yêu cầu, mục tiêu, nội dung, biện pháp thực hiện của các buổi hội thảo và nghiêm túc thực hiện, kết luận và đưa ra những biện pháp có thể vận dụng vào thực tế quản lý dạy học 2 buổi/ngày.
Đối với cán bộ lãnh đạo cấp trên cần xem xét, tạo điều kiện hỗ trợ về thời gian và kinh phí để cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý đi học nâng cao trình độ.
Nhà trường thu thập đầy đủ và công khai các văn bản qui định hoặc liên quan tới dạy học, quản lý dạy học 2 buổi/ngày.
Nhà trường xây dựng kế hoạch phối hợp với hội cha mẹ học sinh, hàng năm, thực hiện tốt theo kế hoạch.
3.3.2. Biện pháp 2. Đổi mới công tác kế hoạch dạy học 2 buổi/ngày Mục tiêu Mục tiêu
Muốn công tác dạy học 2 buổi/ngày đạt hiệu quả cao, trước hết phải quan tâm đến việc lập kế hoạch dạy học 2 buổi/ngày.
Đổi mới công tác lập kế hoạch dạy học 2 buổi/ngày để nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, giảm tối đa học sinh yếu, tăng được số lượng học sinh giỏi cũng như học sinh năng khiếu, nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh.
Huy động đơng đảo lực lượng tham gia đóng góp ý kiến xây dựng kế hoạch nhằm mục đích đáp ứng được sát thực tế hơn nhu cầu giảng dạy và học tập của giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh.
Cách tiến hành
- Kế hoạch dạy học 2 buổi/ngày được xây dựng hàng năm. Để thực hiện tốt kế hoạch này, Hiệu trưởng rà sốt và hệ thống hóa các văn bản qui định, hướng dẫn về tổ chức, quản lý dạy học 2 buổi/ngày. Văn bản được lưu trữ và bảo quản tại thư viện nhà trường. Hiệu trưởng tổ chức cho đội ngũ giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lý được học tập, nghiên cứu và vận dụng cụ thể trong từng lĩnh vực cá nhân phụ trách.
Trước khi lập kế hoạch dạy học 2 buổi/ngày, hiệu trưởng đưa ra những yêu cầu và cách thức tiến hành lập kế hoạch, đưa ra khung chương trình cứng của Bộ giáo dục (chương trình ở buổi thứ nhất) và những yêu cầu về các tiết học ở buổi thứ 2. Sau đó, hiệu trưởng yêu cầu các tổ trưởng, tổ phó chun mơn hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với các môn học và lĩnh vực cá nhân phụ trách.
Các giáo viên trong tổ chuyên môn tiến hành xây dựng kế hoạch dạy học, sau đó nộp cho tổ trưởng. Tổ trưởng và tổ phó chun mơn tập hợp, chắt lọc và lập kế hoạch dạy học của tổ mình rồi trình kế hoạch lên hiệu trưởng.
Các giáo viên chủ nhiệm trong khi tiến hành xây dựng kế hoạch cũng có thể tham khảo ý kiến đóng góp của các bậc cha mẹ học sinh. Và cũng từ các ý kiến đóng góp đó có thể trình lên hiệu trưởng để tham khảo khi tiến hành xây dựng kế hoạch dạy học 2 buổi/ngày chung cho tồn trường và các kế hoạch, chương trình hành động cụ thể khác.
Cuối cùng hiệu trưởng căn cứ vào kế hoạch của các tổ chuyên môn, căn cứ vào thực tế của nhà trường mà xây dựng kế hoạch dạy học 2 buổi/ngày.
Việc xây dựng kế hoạch có chất lượng và triển khai thực hiện có hiệu quả liên quan chặt chẽ tới các khâu trong quá trình xây dựng kế hoạch. Hiệu trưởng cần đảm bảo tiến hành 3 giai đoạn trong quá trình xây dựng kế hoạch.
Giai đoạn xây dựng kế hoạch sơ bộ cho năm học mới được hiệu trưởng tiến hành vào thời gian chuẩn bị kết thúc của mỗi năm học. Trong giai đoạn này, hiệu trưởng dự đoán các mục tiêu, các lĩnh vực hoạt động cũng như các điều kiện nguồn lực cho năm học sau. Các số liệu này được tập hợp từ những cán bộ cốt cán trong mỗi bộ phận và các tổ trưởng chuyên môn.
Giai đoạn thứ hai: dự thảo kế hoạch cho hoạt động dạy học 2 buổi/ngày được tiến hành vào thời gian chuẩn bị vào năm học mới - giai đoạn chuẩn bị