Phát triển giáo dục là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong phát triển kinh tế - xã hội và cần đi trước một bước so với các nhiệm vụ khác, nhằm nâng cao dân trí cho tồn dân và đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, đáp ứng nhu cầu phát triển chung của huyện Vĩnh Tường.
Huyện Vĩnh Tường có 5 trường trung học phổ thơng, 30 trường trung học cơ sở, 34 trường Tiểu học và 33 trường Mầm non .
Dự báo dân số kết hợp với số liệu điều tra cho thấy, đến năm 2015 có khoảng 31 ngàn người đi học. Nếu mỗi lớp học ở bậc tiểu học có 30 học sinh, bậc trung học có 40 học sinh thì tồn huyện có khoảng 9155 lớp học.
Huyện Vĩnh Tường tiếp tục thực hiện xã hội hóa giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện. Tăng cường thiết bị, đảm bảo 100% trường học có đủ điều kiện cơ sở vật chất để giảng dạy và học tập.
Trong những năm qua, chất lượng giáo dục toàn diện và giáo dục mũi nhọn học sinh giỏi của huyện Vĩnh Tường ln được duy trì, giữ vững và luôn được xếp thứ hạng cao của tỉnh.
Theo báo cáo tổng kết năm học 2012 – 2013 của ngành giáo dục và đào tạo, quy mô giáo dục tiếp tục ổn định ở các cấp học, đáp ứng tốt nhu cầu học tập của toàn dân.
Quy mô phát triển giáo dục tiểu học
Tồn huyện có 34 trường tiểu học với 568 lớp và 15.957 học sinh (tăng 13 lớp và 620 học sinh so với năm học trước); tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi ra lớp 1 đạt tỷ lệ 99,9%; 34 trường tổ chức cho học sinh học 2 buổi/ngày với 550 lớp và 15.424 học sinh, đạt tỷ lệ 96,7%, trong đó có 150 lớp học bán trú với 4.173 học sinh chiếm tỷ lệ 26,2% so với số học sinh học 2 buổi/ngày. 34/34 trường tổ chức cho học sinh từ khối lớp 3 đến khối lớp 5 học ngoại ngữ ở 330 lớp với 9.241 học sinh; 03 trường triển khai dạy ngoại ngữ cho học sinh lớp 1 với 6 lớp và 180 học sinh; 11 trường triển khai cho học sinh học ngoại ngữ theo chương trình 4 tiết/tuần đối với học sinh từ lớp 3 với 81 lớp và 2/360 học sinh; 22 trường dạy tin học với 221 lớp và 6.257 học sinh từ lớp 3 đến lớp 5 được học tin học.
Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
Trong năm học huyện tuyển được 77 giáo viên tiểu học cho các nhà trường. Thực hiện bổ nhiệm và luân chuyển 14 cán bộ quản lý các cấp học theo Điều lệ nhà trường ( Bổ nhiệm 3, luân chuyển 11).
Tính đến thời điểm tháng 6 năm 2013, tổng số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên cấp Tiểu học trong toàn ngành là 942 người, trong đó: Cán bộ quản lý: 85 người; giáo viên: 757 người; nhân viên: 100 người. Tỷ lệ giáo viên/lớp: 1,33.
Nâng cao chất lượng đội ngũ: Đây là công tác luôn được quan tâm, tạo
điều kiện để cán bộ, giáo viên, nhân viên đi học nâng cao trình độ chính trị, quản lý và chun môn nghiệp vụ. Do vậy chất lượng đội ngũ được nâng lên, đáp ứng việc nâng cao chất lượng giảng dạy trong mỗi nhà trường. Cụ thể:
- Trình độ giáo viên đạt chuẩn đào tạo trở lên: 100%, trong đó, trên chuẩn là 95,7%. Tồn ngành hiện có 2 cán bộ quản lý, 1 giáo viên có trình độ thạc sỹ; 125 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đang tiếp tục học các lớp nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, trong đó có 1 cán bộ quản lý đang theo học thạc sỹ, 8 cán bộ quản lý đang theo học các lớp Trung cấp lý luận chính trị, 32 cán bộ, giáo viên có văn bằng 2 Ngoại ngữ tiếng Anh, 84 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đang theo học các lớp từ cao đẳng đến đại học.
- 100% cán bộ quản lý, giáo viên có chứng chỉ tin học A; tỷ lệ cán bộ quản lý có chứng chỉ A ngoại ngữ là 75,6%, có chứng chỉ quản lý ngành là 64,9% và 71% có trình độ Trung cấp Lý luận chính trị.
- Kết quả xếp loại giáo viên cuối năm học: Tốt: 502 giáo viên, đạt 66,3%; Khá: 227 giáo viên, đạt 30%; Trung bình: 28 giáo viên, đạt 3,7%.
Tỷ lệ đảng viên là cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong cấp tiểu học chiếm 50,5%.
Tăng cường, củng cố cơ sở vật chất, xây dựng trường học, thu hút các nguồn lực, tăng cường cơ sở vật chất cho trường học
Tính đến nay, tồn huyện có 480 phịng học kiên cố, đạt 88,1% . Tỷ lệ phịng học/lớp là 0,96 phịng học/lớp. Cơng tác xây dựng thư viện, môi trường xanh – sạch – đẹp và thiết bị giáo dục được các nhà trường đặc biệt quan tâm. Hiện 100% các trường tiểu học có thư viện và thiết bị đạt chuẩn, có 25 phịng tin học. Đến tháng 8 năm 2013, phòng giáo dục và đào tạo huyện phối hợp với các phịng chun mơn liên quan tham mưu với Ủy ban nhân dân huyện mở rộng được hơn 22,5 ha đất trường học với kinh phí giải ngân trên 42 tỷ đồng.
Công tác xây dựng trường chuẩn Quốc gia, trường trọng điểm chất lượng cao cấp tiểu học
Tính đến tháng 8 năm 2013, tồn huyện có 33/34 trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia, chiếm tỷ lệ 97,1% và có 7 trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia Mức độ 2 (là huyện có số trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia Mức độ 2 nhiều nhất tỉnh).
Có 3 trường trọng điểm chất lượng cao là: Tiểu học Thị trấn Vĩnh Tường, Tiểu học Vĩnh Thịnh I, Tiểu học Nguyễn Viết Xuân đạt 3 tiêu chí cơ bản là về hạnh kiểm, tỷ lệ học sinh Giỏi và tỷ lệ học sinh lớp 5 đạt học sinh Giỏi cấp tỉnh.
Công tác phổ cập giáo dục và phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi và cơng tác xã hội hóa giáo dục
Năm 2013 tồn huyện có 29/29 xã, thị trấn đạt Phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi Mức độ 2, đạt 100%.
Trung tâm học tập cộng đồng các xã, thị trấn đi vào hoạt động có nền nếp, 6 tháng đầu năm 2013 đã mở được 371 lớp với 34.425 lượt học viên tham gia học tập và tập huấn. Phòng giáo dục và đào tạo đã cấp 202.500.000đ chi hỗ trợ cho các trung tâm học tập cộng đồng mở tại các lớp trên.
Phối hợp với hội khuyến học huyện xây dựng xã hội học tập, dòng họ khuyến học - khuyến tài, các hội khuyến học ở địa phương, khuyến khích học sinh và giáo viên học tốt, dạy tốt.
Cơ chế quản lý
Cơ chế quản lý các trường tiểu học của huyện dựa trên Điều lệ trường tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Như làm tốt công tác xây dựng kế hoạch, chỉ đạo thực hiện kế hoạch, kiểm tra, thanh tra theo kế hoạch và làm tốt các công tác liên quan khác trong tường tiểu học.
Đánh giá chung: Giáo dục và Đào tạo huyện Vĩnh Tường bên cạnh những thuận lợi cũng cịn gặp nhiều khó khăn như: Chất lượng đội ngũ của hầu hết các trường tiểu học còn chưa đồng đều. Một số cán bộ quản lý chưa thật chủ động, sáng tạo trong công tác quản lý và chỉ đạo. Mặt bằng dân trí trong huyện chưa đồng đều dẫn đến một số ít các bậc phụ huynh học sinh còn chưa nhận thức được về tầm quan trọng của việc quan tâm, đầu tư đến việc học hành của con em mình. Việc quản lý tài chính về dạy học 2 buổi/ngày ở một số trường tiểu học vận dụng vẫn chưa có sự thống nhất so với mặt bằng chung nên vẫn còn sảy ra hiện tượng giáo viên so sánh giữa trường này với trường kia về mức chi trả thù lao dạy học ở buổi thứ 2/ngày, chưa tạo được sự ổn định về tâm lý của một bộ phận giáo viên dạy 2 buổi/ngày ở tiểu học.
Tuy nhiên quy mô của ngành vẫn tiếp tục phát triển, trình độ chun mơn của đội ngũ giáo viên tương đối vững vàng, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin có hiệu quả. Đội ngũ cán bộ quản lý có nhiều cố gắng, nhiệt tình trong cơng tác quản lý. Chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn học sinh giỏi được giũ vững. Các hoạt động giáo dục tồn diện cho học sinh được quan tâm. Cơng tác giáo dục đạo đức, nề nếp học tập, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh ngày càng được coi trọng. Số lượng và chất lượng học sinh được học 2 buổi/ngày ngày càng được nâng cao.
Công tác đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục được tăng lên trong từng năm học, thực hiện theo kế hoạch chương trình kiên cố hóa, hiện đại hóa trường học, xây dựng trường chuẩn Quốc gia … đáp ứng yêu cầu đổi mới trong giai đoạn hiện nay.