Thực trạng quản lý giảng dạy của giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học 2 buổingày tại các trường tiểu học huyện vĩnh tường tỉnh vĩnh phúc (Trang 58 - 60)

2.3. Thực trạng quản lý dạy học 2 buổi/ngày tại các trường tiểu học huyện

2.3.4. Thực trạng quản lý giảng dạy của giáo viên

Chương trình năm 2000 là chương trình mở, điều đó cho phép người dạy linh hoạt, sáng tạo trong việc lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức dạy học để cung cấp, củng cố kiến thức, rèn kỹ năng phù hợp với trình độ, khả năng, sở trường của học sinh và giúp các em phát triển toàn diện.

Để nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình, đồng thời với việc thay sách giáo khoa, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chủ trương chuyển dần cấp Tiểu học sang học 2 buổi/ngày.

Ở buổi thứ 2, giáo viên có cơ hội tốt nhất để thực hiện việc dạy phân hóa học sinh, có thời gian bù đắp lỗ hổng kiến thức cho học sinh yếu, có điều kiện tốt nhất để phát triển năng lực tư duy cho học sinh khá, giỏi. Ngồi ra cịn tạo cơ hội cho học sinh phát triển năng khiếu của mình thơng qua các mơn học tự chọn như các môn học nghệ thuật, thể dục, tin học, ngoại ngữ và cịn góp phần nâng cao năng lực tham gia vào các hoạt động chung của nhóm, của tập thể, góp phần phát triển và hoàn thiện nhân cách của học sinh.

Qua phỏng vấn một số cán bộ quản lý và giáo viên trực tiếp đứng lớp cho thấy: trong dạy học giáo viên đã đổi mới về phương pháp, đổi mới về các hình thức tổ chức dạy học cũng như cách đánh giá, cho điểm và xếp loại học sinh … nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo dục. Song, hầu như các giáo viên đã dành hết thời gian và tâm huyết cho dạy học buổi 1 - buổi dạy các tiết đã được có sẵn trong chương trình. Cịn vấn đề dạy buổi thứ 2 chưa được hầu hết giáo viên quan tâm. Khơng ít giáo viên xem nhẹ hình thức tổ chức dạy học ở buổi thứ 2 và xem như buổi học thứ 2 này là buổi học sinh tự học, tự làm bài tập và giáo viên đa phần cũng khơng tìm hiểu xem trong các tiết đó cần rèn cho học sinh những kỹ năng gì và rèn đến đâu? Các em có hứng thú học không? Nhu cầu học của các em ra sao? Chính vì vậy mà chất lượng dạy học ở buổi thứ 2 thực sự chưa đem lại hiệu quả cao như ý muốn.

Khảo sát thực trạng công tác quản lý giảng dạy của giáo viên theo 2 buổi/ngày cho kết quả cụ thể như sau:

Bảng 2.8: Đánh giá về thực trạng quản lý giảng dạy của giáo viên

TT NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ Điểm trung bình 1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm

3. Quản lý giảng dạy của giáo viên theo 2 buổi/ngày

3.1 Tổ chức giám sát việc báo giảng

dạy học 2 buổi/ ngày 0 0 13 16 11 3,95

3.2

Chỉ đạo các tổ chuyên môn thực hiện đổi mới PPDH lấy HS làm trung tâm

0 3 12 13 12 3,85

3.3 Tổ chức dự giờ thăm lớp thường

xuyên theo lịch học 2 buổi.ngày 0 3 14 12 11 3,77 3.4

Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo các chuyên đề phục vụ dạy nhọc 2 buổi/ngày

0 4 13 13 10 3,73

Điểm bình quân chung 3,83

Từ kết quả điều tra và số liệu điều tra ở bảng 2.8 cho thấy điểm bình quân của bảng này là 3,83 - cao hơn hẳn so với bảng 2.6 và bảng 2.7. Điều này cho thấy:

Thực trạng quản lý hoạt động dạy của giáo viên của các hiệu trưởng khá sát với thực tế và đã đạt hiệu quả nhất định.

Qua số liệu ở bảng trên cho thấy công tác tổ chức giám sát việc báo giảng dạy học 2 buổi/ ngày của hiệu trưởng được đánh giá cao (điểm trung bình là 3,95). Tiếp theo là việc chỉ đạo chỉ đạo các tổ chuyên môn thực hiện đổi mới PPDH lấy HS làm trung tâm cũng được đánh giá tương đối tốt (điểm trung bình là 3,85).

Ở hoạt động Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo các chuyên đề phục vụ dạy học 2 buổi/ngày, lãnh đạo các nhà trường nên chú ý và quan tâm nhiều hơn. Qua số liệu ở bảng điều tra cho thấy ở phần này điểm số bình quân vẫn chưa cao (điểm trung bình là 3,73).

* Như vậy, thực trạng quản lý hoạt động dạy của giáo viên trong các nhà trường đã đạt được khá tốt so với yêu cầu. Tuy nhiên việc chỉ đạo các tổ chuyên môn thực hiện đổi mới phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm cũng phải được quan tâm, chỉ đạo sát sao hơn nữa ở buổi thứ 2. Bồi dưỡng cho giáo viên thông suốt về tư tưởng, không coi buổi thứ 2 là buổi học sinh tự ôn, luyện mà phải tổ chức, hướng dẫn qua các phương pháp dạy học tích cực để phát huy được sự chủ động, tích cực, sáng tạo trong hoạt động học tập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học 2 buổingày tại các trường tiểu học huyện vĩnh tường tỉnh vĩnh phúc (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)