Kinh nghiệm của tỉnh Hà Tây (cũ)

Một phần của tài liệu Phát triển các làng nghề thêu ren trên địa bàn xã thanh hà huyện thanh liêm tỉnh hà nam (Trang 26 - 27)

5. Kết cấu của đề tài

1.3. Những bài học kinh nghiệm về phát triển làng nghề TTCN

1.3.2.1. Kinh nghiệm của tỉnh Hà Tây (cũ)

Hà Tây là đất trăm nghề, là tỉnh có nhiều làng nghề nhất của cả nước với nhiều nghề truyền thống lâu đời như lụa Vạn Phúc, rèn Đa Sỹ, sơn mài Duyên Thái... Với hơn 1.000 làng có nghề và hơn 200 làng nghề ở địa phương đã góp phần làm cơ cấu kinh tế của tỉnh có bước chuyển dịch tích cực. Tỷ trọng giá trị sản xuất cơng nghiệp tăng bình quân hàng năm 20,5%, cao hơn mặt bằng chung của cả nước, giải quyết công ăn việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập cho dân cư nơng thơn, góp phần tích cực vào cơng cuộc xố đói, giảm nghèo ở nơng thơn. Nhiều biện pháp được Hà Tây đặt ra và thực hiện có hiệu quả như:

Một là, khôi phục và phát triển làng nghề:

Tỉnh uỷ Hà Tây nhận thức sâu sắc việc khôi phục, duy trì, phát triển làng nghề, ngành nghề truyền thống và nhân cấy nghề mới là một trong những giải pháp quan trọng để khai thác và phát huy nhân tố nội lực tiềm ẩn ở nông thôn. Trong 5 năm qua, với quyết tâm cao trong tổ chức thực hiện của các ngành, các cấp, nhiều ngành nghề truyền thống đã dần dần thích nghi với điều kiện của nền kinh tế thị trường. Tỉnh đã có nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ các nghề thủ cơng bị mai một trong thời kỳ bao cấp như các nghề: dệt, thêu ren, sơn mài, khảm trai, điêu khắc, đồ mộc, tơ tằm... Bên cạnh việc khơi phục, duy trì làng nghề, nhân cấy nghề mới đặc biệt là việc đưa nghề vào các làng nghề, tiến tới làng nghề. Với cách làm như vậy, số lượng làng nghề và làng có nghề ở Hà Tây được tăng lên nhanh chóng. Hiện nay, Hà Tây có 1.160 làng có nghề, 201 làng nghề và số lượng làng nghề, làng có nghề chiếm 80% số làng của tỉnh.

Sự hoạt động của các làng nghề có sức thu hút lao động rất lớn. Song, lao động của mỗi nghề lại mang tính đặc thù cần có của nó. Vì vậy, việc dạy nghề, truyền nghề cho người lao động để họ có được một trình độ tay nghề nhất định, làm ra sản phẩm được thị trường chấp nhận và sau khi học họ có thể trở thành một thợ thủ cơng độc lập là một nhân tố quan trọng trong phát triển làng nghề. Trong thời gian qua, tỉnh Hà Tây đã mở hàng trăm lớp học nghề với hàng chục ngàn học viên theo học. Khoảng 80% số học viên sau khi học xong được bố trí việc làm ngay tại các cơ sở sản xuất ở các làng nghề và họ thường trở thành những hạt nhân trong các nghề mới hình thành. Tỉnh xác định vấn đề đào tạo để sử dụng được sức lao động tại chỗ trong các vùng nông thôn làm nghề TTCN vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển.

Ba là, chính sách khuyến cơng:

Để thực hiện tốt việc chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với quá trình CNH, HĐH tỉnh Hà Tây rất chú trọng đến chính sách khuyến cơng. Hà Tây đã chi hỗ trợ mỗi năm khoảng 1,5 tỷ đồng cho các chương trình khuyến cơng để hỗ trợ phát triển công nghiệp, TTCN. Trong đó, trên 50% dành cho hỗ trợ mở lớp truyền dạy nghề, nhân cấy nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tại các địa phương, đặc biệt là tại các làng xã khơng có nghề. Quỹ khuyến cơng của tỉnh còn được sử dụng vào hỗ trợ các dự án áp dụng công nghệ mới, thiết bị mới, làm ra sản phẩm mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, bồi dưỡng kiến thức cho các chủ doanh nghiệp, các cán bộ quản lý ở các cơ sở, tổ chức tham quan học tập các tỉnh bạn... Vì vậy đã khuyến khích các làng nghề phát triển mạnh và phong trào phát triển làng nghề ở Hà Tây thực sự đã có những chuyển biến tích cực trong những năm qua.

Tiếp tục đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, Hà Tây đưa ra mục tiêu 100% làng có nghề vào năm 2010. Để thực hiện được mục tiêu đó, tỉnh đã và đang tiếp tục bổ sung, hồn chỉnh quy hoạch ngành nghề nơng thơn; xây dựng, hình thành các cụm điểm sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở các làng nghề, phát triển kết cấu hạ tầng cơ sở; đẩy mạnh đào tạo nghề, chất lượng nguồn nhân lực; hạn chế ô nhiễm môi trường cũng như mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm làng nghề.

Một phần của tài liệu Phát triển các làng nghề thêu ren trên địa bàn xã thanh hà huyện thanh liêm tỉnh hà nam (Trang 26 - 27)