Tình hình phát triển kinh tế của xã

Một phần của tài liệu Phát triển các làng nghề thêu ren trên địa bàn xã thanh hà huyện thanh liêm tỉnh hà nam (Trang 37 - 40)

5. Kết cấu của đề tài

2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội tác động đến sự phát triển các làng

2.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế của xã

a. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế theo đường lối đổi mới, với sự nỗ lực vượt bậc của cấp uỷ, chính quyền và tồn dân, nền kinh tế của xã đã có những chuyển biến tích cực. Giá trị sản xuất của các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ - thương mại đều tăng, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch, đời sống của đại bộ phận dân cư đã được cải thiện.

Tổng giá trị sản xuất của xã tăng từ 71,4 tỷ đồng năm 2003 lên 107,8 tỷ đồng năm 2007 (theo giá hiện hành), tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2003 - 2007 đạt 10,8%, trong đó ngành cơng nghiệp - xây dựng tăng 13,4%, ngành thương mại - dịch vụ tăng 8,2% và ngành nông nghiệp tăng 3,8%.

Bảng 2.2: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã Thanh Hà 2003 - 2007 (theo giá hiện hành)

Đơn vị: tỷ đồng,%

Chỉ tiêu GTSX Năm 2003Cơ cấu GTSXNăm 2007Cơ cấu

GTSX 71,4 100 107,8 100

1. Nông nghiệp - thuỷ sản 20,2 28,3 27,2 25,2

2. Công nghiệp, TTCN - xây dựng 30,2 42,3 48,1 44,7

3. Dịch vụ - thương mại 21,0 29,4 32,5 30,1

Nguồn: Tổng hợp Báo cáo của UBND xã Thanh Hà, giai đoạn 2003 - 2007

Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế của xã thời gian qua có sự chuyển dịch tích cực phù hợp với xu thế chung của huyện và tỉnh, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, thuỷ sản trong tổng giá trị sản xuất (về giá trị vẫn tăng), tăng dần tỷ trọng công nghiệp, TTCN, xây dựng và thương mại, dịch vụ. Năm 2003, tỷ trọng nông nghiệp trong tổng giá trị sản xuất là 28,3%, công nghiệp - TTCN - xây dựng 42,3% và thương mại, dịch vụ 29,4% (xem bảng 2.2). Năm 2007, tỷ trọng nông nghiệp giảm xuống cịn 25,2%, cơng nghiệp - TTCN - xây dựng tăng lên là 44,7% và thương mại, dịch vụ tăng là 30,1%.

b. Thực trạng phát triển một số ngành * Ngành nông nghiệp - thuỷ sản:

Nông nghiệp là ngành sản xuất quan trọng của xã, chiếm tỷ lớn thứ hai trong cơ cấu kinh tế và giữ được sự tăng trưởng khá ổn định. Giá trị sản xuất nơng nghiệp tăng bình qn 4,3%/năm giai đoạn 2002 - 2007, trong đó trồng trọt tăng 3,0% và chăn nuôi tăng 6%. Nông nghiệp được phát triển theo hướng đa dạng hoá cây trồng, vật ni, đa dạng hố sản phẩm, phát triển tổng hợp kết hợp giữa trồng trọt với chăn ni và ni trồng thuỷ sản.

Nhìn chung, sản xuất trồng trọt của xã phát triển tương đối toàn diện và ổn định, tổng sản lượng lương thực có hạt tăng từ 5.850 tấn năm 2000 lên 7.050 tấn vào năm 2005 và 9.580 tấn năm 2007. Bình qn lương thực quy thóc năm 2007 đạt 848,9 kg/người. Chăn nuôi phát triển khá nhanh, tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng rộng rãi, làm tăng giá trị sản xuất. Năm 2002, ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng 24,6% trong cơ cấu ngành nông nghiệp. Trong giai đoạn 2002 - 2007, tổng đàn gia

súc, gia cầm đều tăng, đặc biệt là chăn nuôi lợn và gia cầm. Năm 2007, tổng đàn gia súc 5.560 con; gia cầm 30.000 con, tăng 48,3% so với năm 2002. Chăn nuôi phổ biến vẫn cịn ở quy mơ hộ gia đình, một số hộ đã mở rộng quy mơ chăn ni theo hướng cơng nghiệp, sản xuất hàng hố.

Xã Thanh Hà có diện tích ni thả cá 36,47 ha, diện tích ao, hồ, đầm, được tận dụng để ni trồng thuỷ sản. Tuy nhiên, do phần lớn ao, hồ có diện tích nhỏ, phân tán và chủ yếu ni thả tự nhiên nên giá trị sản xuất ngành thuỷ sản còn chiếm tỷ trọng nhỏ (dưới 10%) trong cơ cấu nông nghiệp.

* Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Sau nhiều năm lúng túng trong chuyển đổi cơ chế, trong những năm gần đây ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của xã đã đi vào thế ổn định và phát triển, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 11 - 15%, giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp hàng năm đạt 75 - 80 tỷ đồng (theo giá hiện hành). Tồn xã có hơn 500 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chủ yếu là hộ kinh doanh cá thể sản xuất với quy mô nhỏ. Các làng nghề truyền thống thêu ren xuất khẩu và một số ngành nghề TTCN khác... được khôi phục và phát triển, sản phẩm thêu ren của xã đã và đang được xuất khẩu ra nước ngoài.

Hiện nay xã đang hoàn thiện quy hoạch Cụm tiểu thủ công nghiệp - làng nghề với diện tích 14 ha nhằm phục vụ nhu cầu mở rộng sản xuất TTCN ở các làng nghề trong tồn xã.

Sản xuất cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp đóng vai trị to lớn trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động góp phần giải quyết việc làm, xố đói giảm nghèo và nâng cao mức sống của nhân dân. Tuy nhiên, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp cịn manh mún, quy mơ nhỏ, kỹ thuật công nghiệp lạc hậu và thị trường tiêu thụ sản phẩm thiếu ổn định.

* Ngành dịch vụ - thương mại

Dịch vụ - thương mại của xã đã có nhiều đổi mới, nhiều loại hình dịch vụ và thành phần kinh tế tham gia hoạt động, hình thành mạng lưới bán buôn, bán lẻ tất cả các mặt hàng tiêu dùng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân. Xã có trên 200 cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ, đã và đang xây dựng 2 chợ dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu giao lưu, trao đổi, mua sắm hàng hóa của nhân dân.

Một phần của tài liệu Phát triển các làng nghề thêu ren trên địa bàn xã thanh hà huyện thanh liêm tỉnh hà nam (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w