5. Kết cấu của đề tài
2.2. Thực trạng phát triển các làng nghề thêu ren trên địa bàn xã
2.2.5. Hạ tầng kỹ thuật và thiết bị, công nghệ của các làng nghề thêu ren
* Mặt bằng sản xuất:
Qua bảng 2.14 cho ta thấy các cơ sở sản xuất trong các làng nghề thêu ren xã Thanh Hà thì hầu hết các cơ sở sản xuất sản phẩm thêu ren ngồi diện tích đất ở, đất sản xuất TTCN cịn có diện tích đất nơng nghiệp. Diện tích đất dùng cho phát triển nghề thêu ren bình quân 50 m2/hộ và chiếm 2,4% trong tổng diện tích đất của hộ, trong đó diện tích cửa hàng giới thiệu, bán sản phẩm thêu ren ở các làng nghề rất thấp do các hộ chủ yếu làm gia công cho các chủ hộ lớn, các doanh nghiệp và chủ cơ sở mang đi nơi khác bán.
Diện tích đất nơng nghiệp của các hộ trong các làng nghề xã Thanh Hà còn khá lớn, chiếm trên 89% trong tổng diện tích đất của hộ, diện tích đất dành cho sản xuất nghề thêu ren ở các làng nghề chủ yếu là các hộ tận dụng sử dụng diện tích đất ở và đất vườn của hộ nhưng những diện tích đó cũng khơng đủ phục vụ cho sản xuất nghề thêu ren. Như vậy có thể thấy, mặc dù các làng nghề thêu ren với hoạt động sản xuất chính là sản xuất TTCN, thu nhập chính của họ cũng chủ yếu từ nghề thêu ren nhưng diện tích đất phục vụ sản xuất của nghề rất thấp, lại có xu hướng giảm do sự gia tăng dân số, hàng chục hộ gia đình mới được tách ra mỗi năm. Đây là một trong những trở ngại cho việc mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới trang thiết bị, đồng thời việc sử dụng đất ở, đất vườn cho sản xuất nghề thêu ren cũng gây ảnh hưởng không tốt đến mơi trường sống của người dân làng nghề, địi hỏi cần có sự tác động của chính quyền các cấp và chính sách của Nhà nước.
Bảng 2.14: Bình quân đất đai của 1 hộ trong các làng nghề thêu ren xã Thanh Hà
TT Chỉ tiêu Hộ chuyên SX Hộ kiêm SXNN
SL (m2) CC (%) SL (m2) CC (%)
1 Đất ở 70 3,9 175 7,2
2 Đất sản xuất nghề thêu ren 60 3,4 40 1,6
- Nhà xưởng 35 58,4 25 62,5
- Cửa hàng 5 8,3 0 0
- Kho bãi, sân phơi 20 33,3 15 37,5
3 Đất nông nghiệp 1.597 89,3 2.218 90,4
4 Đất khác 60 3,4 20 0,8
Tổng 1.787 100 2.453 100
Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phiếu điều tra
* Thiết bị và công nghệ của các làng nghề thêu ren
Công cụ, thiết bị của các làng nghề thêu ren khá giản đơn. Tại các làng nghề thêu ren trên địa bàn xã Thanh Hà hiện có hơn 9.500 khung thêu, bình quân 4 khung thêu/hộ, 90 hộ có thiết bị giặt là và in, ngồi ra cũng có các dụng cụ khác như kim, kim móc, dao, kéo. Trong tổng số 103 cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm thêu ren
ở các làng nghề hiện có 250 máy may cơng nghiệp, 60 máy vắt sổ, 35 máy vắt giặt là, 350 bàn là công nghiệp, 15 máy châm biểu mẫu, 20 dàn máy vi tính.
Nhu cầu của thị trường về chủng loại, số lượng hàng hoá và mẫu mã của sản phẩm thêu ren đòi hỏi phải áp dụng hợp lý kỹ thuật và công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Do vậy, các cơ sở sản xuất ở các làng nghề thêu ren trên địa bàn xã, đặc biệt là ở một số doanh nghiệp và chủ hộ lớn đã thấy được lợi ích của việc áp dụng khoa học kỹ thuật, thiết bị cơ khí đã mạnh dạn đầu tư mua sắm máy móc, trang thiết bị mới như máy khâu cơng công, máy vắt sổ,... vào sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm thêu ren và năng suất lao động.
Tuy vậy, nhìn chung cơng cụ và thiết bị sản xuất trong các làng nghề thêu ren trên địa bàn xã còn lạc hậu, chủ yếu vẫn sử dụng các thiết bị thủ cơng, bán cơ khí hoặc đã được cải tiến một phần, đa số được mua lại từ các cơ sở công nghiệp quốc doanh trước đây; các thiết bị này đã cũ, không đồng bộ, không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, hiệu quả sản xuất và điều kiện làm việc cho người lao động. Tốc độ cải tiến công nghệ ở các làng nghề thêu ren xã Thanh Hà còn chậm và cầm chừng. Thực tế điều tra hiện trạng thiết bị và công nghệ của Sở Công thương và Sở Khoa học Công nghệ Hà Nam tại các làng nghề thêu ren xã Thanh Hà năm 2007 cho thấy: thiết bị và công nghệ thủ cơng chiếm tới 92%, bán cơ khí 8%, tự động 0%.
Trong khi đó, với những loại máy móc, trang thiết bị được đầu tư mới thì hiệu quả sử dụng của các cơ sở sản xuất ở các làng nghề cũng không cao, hầu như các cơ sở sản xuất chỉ sử dụng 60 - 70% cơng suất, thậm chí có cơ sở chỉ sử dụng 40 - 50% cơng suất của máy móc, thiết bị.
Qua phân tích ở trên ta có thể nhận xét về hiện trạng cơng nghệ, thiết bị ở các làng nghề thêu ren xã Thanh Hà như sau:
Thứ nhất, công nghệ và thiết bị kỹ thuật của các làng nghề chủ yếu là thô sơ, cũ kỹ, chắp vá lạc hậu, các làng nghề chủ yếu sử dụng phương pháp thủ công, công cụ thô sơ, phần lớn là do lao động thực hiện, có sự cơ giới hố từng bộ phận, máy móc chỉ đưa vào thay cho những việc nặng nhọc, vất vả, độc hại. Tuy nhiên, ở các làng nghề người dân đã nhận thức được lợi ích của việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và các hộ, các cơ sở sản xuất đã từng bước đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị mới như máy khâu công nghiệp, máy vắt sổ,... nên năng suất tăng lên rõ rệt.
Thứ hai, khả năng tự đổi mới công nghệ và kỹ thuật của các làng nghề là rất thấp vì mức độ đầu tư cho cải tiến cơng nghệ phụ thuộc vào khả năng tài chính của từng hộ gia đình và cơ sở sản xuất, vào sự cân đối giữa mức đầu tư với giá trị sản phẩm trên thị trường, vào nhận thức và trình độ quản lý của người đầu tư sản xuất. Khả năng này khơng chỉ ở việc cải tiến hiện đại hố thiết bị sản xuất mà cịn là ở việc các cơng nghệ đưa vào làng nghề phải phù hợp với điều kiện sản xuất của các hộ làm nghề.
Thứ ba, công nghệ truyền thống đóng một vai trị quan trọng trong sản xuất sản phẩm thêu ren. Việc dùng máy móc, thiết bị hiện đại giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đồng thời phải giữ được yếu tố truyền thống đặc trưng trong mỗi sản phẩm thêu ren của các làng nghề xã Thanh Hà.
* Nguồn nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất sản phẩm thêu ren
Nguyên liệu nghề thêu ren ở các làng nghề khá đơn giản, chỉ là sản phẩm cần được trang trí (vải, lụa, lanh,...) và chỉ thêu. Hiện tại, các làng thêu Thanh Hà khơng gặp nhiều khó khăn về nguồn ngun liệu. Do chất lượng nguyên liệu ở trong nước chưa tốt nên nguyên liệu cho nghề thêu ren chủ được nhập từ nước ngồi thơng qua các đơn hàng, các hợp đồng gia công. Thị trường nhập khẩu nguyên liệu khá đa dạng, nhưng chủ yếu là từ một số bạn hàng truyền thống có kim ngạch xuất khẩu sản phẩm thêu ren lớn như: Italia, Nhật Bản, Hồng Kông, Pháp,... Ưu điểm của nguyên liệu nhập khẩu là có chất lượng tốt hơn, độ bóng cao hơn so với nguyên liệu trong nước. Tuy nhiên, giá nguyên liệu nhập khẩu thường cao hơn so với giá nguyên liệu cùng loại trong nước. Chẳng hạn, nguyên liệu vải cotton nhập khẩu từ Hồng Kơng có giá khoảng 45.000 - 50.000 đồng/mét, trong khi giá mua trong nước khoảng 30.000 - 35.000 đồng/mét, 1kg chỉ thêu nhập khẩu giá từ 700.000 - 800.000 đồng/kg còn giá mua trong nước từ 120.000 - 150.000 đồng/kg.
Vì thế, những năm gần đây ngồi việc duy trì các đơn hàng nhập khẩu nguyên liệu, các hợp đồng gia cơng như hiện nay thì các cơ sở sản xuất trong các làng nghề thêu ren trên địa bàn xã đang tích cực tìm kiếm các nhà cung ứng ngun liệu hàng thêu ren trong nước có uy tín để thay thế dần ngun liệu nhập ngoại nhằm tạo được nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định với giá thấp hơn và đảm bảo sự chủ động cho các cơ sở sản xuất thêu ren trong các làng nghề. Hiện nay, một số cơ sở sản xuất tại các làng nghề thêu ren đã thay thế được tới gần 70% nguyên liệu
nhập ngoại bằng các nguyên liệu trong nước như chỉ thêu, vải lụa,... Việc nhập khẩu chỉ thực hiện đối với một số loại vải, chỉ cao cấp như chỉ kim tuyến, kim sa,... Các nhà cung ứng nguyên liệu trong nước là những doanh nghiệp ở các tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh như: Cơng ty Dệt Nam Định, Nhà máy chỉ khâu Hà Nội, Nhà máy dệt TP Hồ Chí Minh,... Phương thức mua cũng rất đa dạng, có thể ký hợp đồng dài hạn với nhà cung cấp phục vụ tại nhà hoặc trực tiếp đi mua.
Mặc dù nguồn nguyên liệu cho sản xuất sản phẩm thêu ren tương đối đa dạng, tuy nhiên giá cả nguyên, vật liệu lại thường khơng ổn định gây khó khăn cho các cơ sở sản xuất ở các làng nghề. Vì vậy việc bảo đảm được nguồn nguyên liệu tốt sẽ đóng vai trị rất quan trọng với q trình phát triển các làng nghề trên địa bàn xã trong thời gian tới.