5. Kết cấu của đề tài
2.2. Thực trạng phát triển các làng nghề thêu ren trên địa bàn xã
2.2.8. Môi trường ở các làng nghề thêu ren trên địa bàn xã
Bên cạnh những dấu hiệu đáng mừng trong phát triển các làng nghề thêu ren ở xã Thanh Hà thời gian qua thì vấn đề ơ nhiễm mơi trường từ các làng nghề thêu ren trên địa bàn xã thời gian qua cũng đang là một nguy cơ ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của các làng nghề.
Qua điều tra của Sở Y tế tỉnh Hà Nam và Phòng Y tế huyện Thanh Liêm (năm 2006) tại các làng nghề thêu ren trên địa bàn xã Thanh Hà, cho thấy một số điểm đáng chú ý sau:
Tình trạng ơ nhiễm môi trường trong các làng nghề và các cơ sở sản xuất đang ngày càng gia tăng. Các chất thải, đặc biệt là chất thải lỏng trong quy trình sản xuất hàng thêu ren khơng được xử lý, không được thu gom, thải bừa bãi ra môi trường xung quanh ngay trong các khu dân cư đã làm ô nhiễm môi trường khá nghiêm trọng.
Đa số người lao động không được khám tuyển và khám sức khoẻ định kỳ. Bệnh tật của người lao động phổ biến là đau lưng, đau cột sống, viên phế quản, dị ứng ngoài da, đau mắt,...
Hiện nay người dân vẫn phải cho nước thải của các xưởng giặt là (tẩy bằng hoá chất) ra kênh mương, ao, hồ gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và sinh hoạt. Theo kết quả phân tích nước ao, hồ của các làng nghề cho thấy chỉ số BOD (Biochemical Oxygen Demand - nhu cầu oxy sinh hoá) đều vượt từ 4,5 đến 24,7 lần, COD (Chemical Oxygen Demand - nhu cầu oxy hóa học) vượt từ 12,32 đến 72 lần. Đặc biệt có một số ao, hồ mức độ ơ nhiễm cịn cao gấp nhiều lần như nước ao, nước thải ở một số hộ, cơ sở sản xuất thuộc các thơn An Hịa, Hịa Ngãi đều tăng 65 đến 72 lần so với tiêu chuẩn cho phép TCVN 5942.
Do hạn chế về vốn và kỹ thuật, nên địa phương chưa đặt vấn đề thu gom, xử lý chất thải, khói bụi độc hại phát sinh từ hoạt động sản xuất nghề thêu ren. Tại các làng nghề, môi trường đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng, do các chất thải của sản xuất. Đối với môi trường nước, do sử dụng các hóa chất để giặt, tẩy, ngâm tẩm làm cho nước thải có chứa hàm lượng chất ơ nhiễm rất cao. Cũng như ở nhiều làng nghề khác, nguồn nước thải này được hòa lẫn vào nguồn nước thải sinh hoạt và thải ra theo hệ thống mương chung. Hầu hết các cơ sở sản xuất trong làng nghề chỉ chú trọng sản xuất, kinh doanh mà không chăm lo đến việc bảo vệ môi trường sinh thái, kết quả là ở một số nơi quy mô sản xuất đã vượt quá mức chịu đựng của môi trường. Các cơ sở sản xuất trong làng nghề lại thường có mặt bằng sản xuất chật hẹp; nhà ở thường ở lẫn với xưởng sản xuất và nơi chứa nguyên liệu, sản phẩm. Các khu vực sản xuất lại thiếu phương tiện đảm bảo môi trường lao động từ đèn chiếu sáng đến quạt thơng gió, hút hơi độc. Do đó vấn đề sức khỏe của người lao động trực tiếp và người dân sống trong làng bị ảnh hưởng xấu.
Kết quả điều tra y tế tại 4 làng nghề thê ren (An Hoà, Hoà Ngãi, Thạch Tổ, Ứng Liêm) năm 2006 cho thấy rõ những ảnh hưởng từ sản xuất nghề tới sức khỏe người dân. Các bệnh phổ biến mà người dân làng nghề mắc phải là bệnh phụ khoa ở phụ nữ (25%), bệnh về đường tiêu hóa (28%), bệnh viêm da (15%), bệnh đường hô hấp (8%), đau mắt (10%). Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do môi trường sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh, nguồn nước sạch khan hiếm (tại các làng nghề này chưa có hệ thống cung cấp nước sạch).